Vợ bế con bỏ về nhà ngoại được một tuần, tôi sang đón thì chết sững khi thấy cô gái đang phơi đồ trước nhà
Bỗng tiếng nói vang lên: “Anh không vào nhà, đứng đó làm gì thế?”.
Vợ tôi thuộc kiểu phụ nữ tần tảo, sống vì gia đình. Cô ấy có thể làm mọi việc, từ chăm con đến dọn dẹp nhà cửa hay đối nội đối ngoại. Mỗi khi nhà có giỗ, tôi đều nở mặt nở mày với hàng xóm vì vợ quá đảm đang. Một mình cô ấy có thể nấu 10 mâm cỗ và dọn rửa từng ấy chén bát. Không chỉ tôi, bố mẹ, anh chị tôi đều khen con dâu tận mây xanh.
Sau khi sinh bé Tí, cô ấy nghỉ việc, toàn tâm toàn sức nội trợ và chăm con. Mỗi ngày đi làm về đều đã có cơm ngon canh ngọt đợi sẵn. Có khi vợ còn pha nước tắm sẵn sàng cho tôi. Sự vất vả của vợ, tôi có thể hiểu được nên cứ đi làm về, tôi lại chăm con để vợ nghỉ ngơi, thư giãn.
Nhưng tôi không hiểu sao, vợ vẫn cứ luôn chân luôn tay với những việc không đâu. Khi thì lôi cún đi tắm rồi sấy lông cho nó. Khi thì bê mấy chậu cây kiểng lên lầu, đổi vị trí cây này với cây kia. Khi lại ra vườn tưới cây hoặc bắt sâu cho hoa hồng. Thế mà bản thân lại không lo chăm chút.
Tuần trước, thấy vợ làm mấy chuyện “ruồi bâu” quá, tôi bực bội mắng cô ấy: “Cái thân không lo chăm, nhìn vừa già vừa xấu, suốt ngày cứ chăm cây chăm thú”. Nói rồi tôi mới thấy mình lỡ lời thật.
Cuối cùng chúng tôi cãi nhau to, ai cũng chì chiết nhau cho hả giận. (Ảnh minh họa)
Vợ sững sờ một lúc rồi khóc rống lên, đấm ngực thình thịch kêu than. Cô ấy nói quần quật cả ngày đã mệt, tối về chỉ muốn thư giãn bên cây cảnh, cún cưng mà còn bị tôi chê bai, nhiếc mắng. Càng nói, cô ấy càng lôi mấy chuyện vặt vãnh như tôi đi vệ sinh quên dội bồn cầu, ăn xong quên đem bát xuống bồn rửa hay lau mặt rồi tiện tay vứt khăn lên máy giặt… Vợ càng nói, tôi càng nóng máu. Cuối cùng chúng tôi cãi nhau to, ai cũng chì chiết nhau cho hả giận.
Ngay hôm sau, khi tôi đi làm, vợ đã thu dọn đồ đạc bỏ về ngoại, chỉ gửi cho tôi một tin nhắn: “Tôi về ngoại ít hôm”. Vốn đang giận nên tôi mặc kệ luôn.
Video đang HOT
Vợ đi một tuần, tôi sống vất vưởng một tuần. Nhà cửa banh chành ra. Ngày hai bữa mì tôm hoặc bánh mì đến phát ớn.
Hôm qua, tôi về nhà ngoại đón vợ về. Thấy cô gái đứng phơi đồ trước sân, tôi ngơ ngẩn. Bao nhiêu kỉ niệm cứ ùa về. Hồi đó vợ tôi cũng xinh đẹp, thon thả và dịu dàng như thế. Bỗng tiếng nói vang lên: “Anh không vào nhà, đứng đó làm gì thế?”.
Tôi sững người. Đó chính là vợ tôi. Cô ấy mặc cái váy nhẹ nhàng, tô chút son, thả tóc dài. Thấy tôi sững sờ, vợ cười bảo ở nhà cô ấy làm suốt nên mới luộm thuộm như thế. Về ngoại có bà ngoại đỡ đần nên cô ấy mới thảnh thơi hơn.
Đón vợ về rồi, tôi vẫn bối rối quá. Tôi có nên thuê người giúp việc phụ vợ việc nhà để cô ấy có thời gian làm đẹp không nhỉ?
(Xin giấu tên)
Nàng dâu bế con về ngoại phải xin phép: "Làm dâu chứ làm osin đâu mà xin"
Đó là ý kiến của không ít người vợ trẻ ngày nay trước yêu cầu chưa từng hết tranh cãi quanh việc nàng dâu ở nhà chồng, muốn bế con về ngoại chơi phải "xin" bố mẹ chồng, họ có đồng ý mới được đi.
Những ý kiến gay gắt được dấy lên sau khi cư dân mạng đọc tâm sự của một ông chồng, kể về người vợ "ương ngạnh" của mình, bế con về ngoại chỉ "thông báo" chứ không "xin phép" mẹ chồng, đã vậy còn nhất định không xin lỗi.
Người chồng viết:
Tôi và vợ tôi lấy nhau đã được hơn 1 năm, con gái của chúng tôi cũng đã được 5 tháng rồi. Gia đình tôi vốn là gia đình có nề nếp gia phong, không quá cứng nhắc nhưng trên bảo dưới phải nghe không được cãi lời. Tôi là con một nên vợ chồng lấy nhau thì xác định sẽ ở với bố mẹ.
Ngày tôi và vợ tôi còn yêu nhau, đến nhà cô ấy chơi tôi thấy nề nếp sinh hoạt và cách ứng xử của mọi người với nhau trong gia đình khác hẳn nhà tôi. Người nhà cô ấy khá thoải mái, người nhỏ có thể trêu đùa người lớn, hầu như không có khoảng cách nào. So với hai bên gia đình, phong cách sống hoàn toàn trái ngược nhau. Vậy nên sau khi về nhà tôi làm dâu, có nhiều chuyện vợ tôi gần như không thích ứng được. Cô ấy cũng cố gắng thay đổi theo nề nếp nhà chồng, nhưng có nhiều việc cô ấy vẫn cho rằng không cần thiết. Chính vì lẽ đó vợ tôi hay bị mẹ chồng phiền trách, giáo huấn.
Hôm kia, vợ tôi có báo tôi: "Cuối tuần em đưa con về nhà ngoại chơi, tầm thứ 3 em về nhé". Tôi cũng đã dặn dò vợ tôi kỹ càng, em cứ về đi nhưng trước khi đi nhớ xin phép bố mẹ đã nhé.
Chẳng hiểu sao sáng nay khi tôi đang ở cơ quan thì mẹ tôi gọi điện "Nhà này rốt cuộc có ai coi ông bà già này ra gì nữa không?", rồi cúp máy ngang. Tôi đoán có chuyện không hay nên đã gọi điện hỏi vợ.
- Em về ngoại không xin phép bố mẹ à?
- Em bảo rồi.
- Sao mẹ bảo em không xin phép?
- Ô hay, sáng em bảo mẹ "Nay được nghỉ con đưa cháu về ông bà ngoại chơi mẹ nhé" rồi còn gì?
- Nhưng bà nói bà còn chưa đồng ý đã đi rồi, là em nói cho có chứ đâu phải xin phép.
- Em về nhà bố mẹ em mà cũng phải được bố mẹ chồng cho đi mới được đi à, anh lắm chuyện vừa thôi chứ. Em chỉ thông báo cho ông bà biết thôi, không phải là xin phép.
Vợ tôi trả lời kiểu đó khiến tôi càng bực mình hơn, cũng hiểu được vì sao bố mẹ tôi lại giận đến thế. Tôi bảo với vợ em về làm dâu nhà anh hơn một năm rồi, ít ra mấy thứ này em cũng phải hiểu, nhập gia tùy tục em phải làm theo chứ.
Vợ tôi không để tôi nói hết câu đã nói lại ngay "bảo thủ và gia trưởng y hệt bố mẹ anh". Cô ấy cho rằng thông báo với mẹ chồng chính là tôn trọng bà rồi. Cô ấy không phải là trẻ con mà đi chơi cũng phải cho phép mới được đi.
Mấy hôm nay mẹ tôi luôn nói vợ tôi không có phép tắc vì "thuyền theo lái, gái theo chồng. Trong nhà có bố mẹ chồng mà đi đâu làm gì cũng tự tung tự tác" còn nói tôi có một việc đơn giản như vậy mà không biết "dạy vợ". Vợ tôi thì bảo cô ấy là người trưởng thành rồi, có thể quyết định mọi việc mà không cần sự đồng ý hay cho phép của ai hết.
Trong chuyện này ai là người sai đây? Nhiều khi tôi cũng không biết mình nên đứng về phía ai? Không biết do vợ tôi quá ương ngạnh hay do bố mẹ tôi quá nghiêm khắc với cô ấy nữa?
Nhiều người cho rằng sống trong gia đình nhà chồng "nề nếp" kiểu này quả là quá mệt mỏi. Gia đình "có nề nếp gia phong, không quá cứng nhắc" nhưng "trên bảo dưới phải nghe không được cãi lời", như thế gọi là "không quá cứng nhắc mà chỉ cứng đơ luôn". Kiểu đòi hỏi này không còn phù hợp với thời đại mới.
Cư dân mạng nhận định gia đình anh chồng là kiểu nề nếp học đòi trưởng giả, theo mô hình bố mẹ độc tài, thiếu tôn trọng người dưới, thiếu tôn trọng con cái, thích tham gia điều khiển một cách vô lý. Nói về cách tổ chức gia đình, như gia đình người vợ sẽ mang lại cho các thành viên cảm giác dễ chịu, gần gũi hơn, khi các thành viên thoải mái với nhau, thậm chí có thể trêu đùa nhau, không hề giữ khoảng cách. Cô vợ từ nhỏ đến lớn sống trong môi trường như vậy, đến lúc tới gia đình chồng như thế, không thích nghi được cũng là điều dễ hiểu.
Thực tế, để có mối quan hệ gia đình hài hòa, mỗi bên đều cần phải có nỗ lực điều chỉnh để phù hợp với nhau, dựa trên sự chân thành muốn mở lòng yêu thương nhau như một gia đình.
Sống chung với bố mẹ chồng, đi đâu thông báo với mọi người trong nhà một tiếng để không ai phải lo lắng là chuyện rất nên làm, nhưng "xin phép", chờ nhận được sự đồng ý mới được đi thì không cần thiết, bởi họ là người đã trưởng thành, cũng đã làm cha mẹ, đủ khả năng chịu trách nhiệm về mọi chuyện, không phải đứa trẻ lên ba, cũng không phải người đang chịu quản thúc để mà đi đâu cũng phải chờ xin phép.
Ở địa vị của anh chồng, tốt nhất nên từ từ công tác tư tưởng cho bố mẹ bớt đi sự cứng nhắc, không nên căng thẳng với vợ vì cô ấy thực chất không sai, chỉ là hơi thẳng thắn và nguyên tắc trong ứng xử. Nếu anh chồng và bố mẹ chồng còn giữ khư khư quan điểm gò bó của mình, gia đình dễ dẫn đến ngày đổ vỡ.
Sinh con được 10 ngày, tôi tức tốc bế con về ngoại vì bữa nào mẹ chồng cũng cho ăn rau ngót chấm muối Nhìn mâm cơm cữ mà mẹ chồng chuẩn bị cho mình, tôi ứa nước mắt khi bưng bát cơm lên ăn. Sau đám cưới, 2 vợ chồng tôi tiếp tục lên thành phố lập nghiệp. Bởi trước đó chúng tôi đã làm trên Hà Nội và quen với cuộc sống đô thị. Cuộc sống chỉ có 2 người, tuy vẫn phải lo nghĩ...