VNPT, Viettel được thử nghiệm 3,5G trên băng tần 2G
Bộ TT&TT sẽ cho phép VNPT, Viettel thử nghiệm công nghệ HSPA (3,5G) trên băng tần 900 MHz đang cung cấp dịch vụ 2G một cách có hạn chế.
Nhiều mạng di động đã thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3,5G trên băng tần 90 MHz.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, Cục đã được Bộ giao nhiệm vụ phối hợp Cục Viễn thông thử nghiệm HSPA trên băng tần 900 MHz và LTE trên băng tần 1800 MHz. Hiện về cơ bản lãnh đạo Bộ TT&TT đã thống nhất cho phép VNPT, Viettet thử nghiệm trên HSPA trên băng tần 900 MHz có hạn chế.
Hiện có 3 mạng di động là VinaPhone, MobiFone và Viettel được cấp phép cung cấp dịch vụ 2G trên băng tần 900 MHz. Ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT cho rằng, sau khi điều chỉnh cước 3G khách hàng sẽ đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, nhưng để nâng được chất lượng dịch vụ thì phải dùng tần số 2G. Ông Trần Mạnh Hùng nhận định, để nâng cao chất lượng vùng phủ sóng 3G thì các mạng di động cần có tần số thấp mới đảm bảo hiệu quả vùng phủ sóng cũng như tăng cường khả năng phủ sóng 3G trong các tòa nhà. Trong khi đó, tần số quy hoạch cho sử dụng 3G hiện nay là tần số quá cao, do vậy Bộ TT&TT nên xem xét cho phép các doanh nghiệp sử dụng băng tần thấp.
Video đang HOT
Theo ông Trần Mạnh Hùng, trước mắt nếu quy hoạch lại băng tần 900 MHz mất nhiều thời gian nên có thể xem xét sử dụng băng tần 1800 MHz cho 3G. Nếu Bộ TT&TT đã có dự thảo và định hướng rồi thì cho phép VNPT thử nghiệm băng tần 1800 MHz cho 3G để xem mức độ nâng cao chất lượng phủ sóng 3G. Nếu các doanh nghiệp sử dụng băng tần 2,4 GHz cho 3G thì việc nâng cao chất lượng 3G vẫn khả thi nhưng lại đẩy giá thành lên cao. Khi giá thành bị đẩy lên chắc chắn phải tiếp tục tăng giá cước 3G và sẽ không nhận được sự ủng hộ của xã hội. Vì vậy, rất cần nâng chất lượng, giảm giá thành dịch vụ 3G. VNPT sẽ có những chương trình để nâng cao chất lượng mạng 3G, đặc biệt là phủ sóng mạng 3G.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, muốn xây dựng hạ tầng quốc gia cần tiến hành phủ băng rộng đến mọi người trước và chủ yếu thông qua mạng vô tuyến. Điều kiện tiên quyết để làm được việc này là Bộ TT&TT bắt buộc phải tính đến tần số cho 3G. Nếu không có tần số 800 MHz, 900 MHz dành cho 3G thì câu chuyện di động băng rộng tới mọi người không thể thành hiện thực.
Khoảng 4 năm trước, Hiệp hội GSM (GSMA) cũng đưa ra khuyến cáo sau đợt thương mại hoá cuộc gọi 3G ở mạng 900 MHz của hãng Elisa ở Phần Lan và khi các nhà chức trách Pháp, Thụy Sĩ, New Zealand hướng tới cho phép sử dụng dịch vụ 3G ở tần số thấp. Lãnh đạo hãng Elisa nói: “Chúng tôi thấy mạng 900 MHz rất quan trọng trong những năm tới vì chúng cho phép hãng phủ sóng tới những vùng dân cư rải rác với một mạng 3G có giá cả thấp đáng kể”.
Hãng nghiên cứu thị trường OVUM đã nhận xét nếu sử dụng dải tần 900 MHz thay vì 2100 MHz có thể cắt giảm chi phí đáng kể. Các nghiên cứu này cho thấy mạng 3G ở dải tần 900 MHz sẽ đạt đến 40% phủ sóng lớn hơn mạng 3G ở dải tần 2100 MHz với cùng chi phí đầu tư.
Ông Đoàn Quang Hoan cho hay, hiện Bộ TT&TT chưa đồng ý cho trển khai LTE trên băng tần 1800 MHz. Bình luận về băng tần cho LTE ở Việt Nam, ông John Stefanac, Chủ tịch Qualcomm khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết, theo thể lệ Vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế, việc phân bổ và sử dụng băng tần ở châu Âu phải khác với Việt Nam và các nước châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy, Việt Nam không thể quy hoạch theo băng tần của châu Âu là 800 MHz.
“Việt Nam đang xây dựng quy hoạch băng tần cho LTE. Qualcomm tin rằng việc phân bổ các dải tần 2.6 GHz và 700 MHz cho băng rộng di động bao gồm cả LTE là cách tốt nhất cho Việt Nam để đảm bảo cho người tiêu dùng khả năng kết nối cao với một loạt thiết bị giá phải chăng. Qualcomm luôn ủng hộ Việt Nam với các quyết định sử dụng dải tần 2.6 GHz, đồng thời khuyến khích sử dụng dải tần 700 MHz cho băng rộng di động, cũng như cân đối việc sử dụng dải tần này theo quy hoạch băng tần được chấp thuận bởi Cộng đồng Viễn thông châu Á Thái Bình Dương”, ông John Stefanac nói
Ông John Stefanac còn cho rằng, việc cân đối các phổ tần sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng và đảm bảo tính kết nối rộng rãi với mức giá phải chăng. Sử dụng băng rộng di động 700 MHz là đặc biệt phù hợp cho việc cung cấp kết nối và dịch vụ băng thông rộng cho vùng nông thôn và vùng xa, giúp tăng khả năng kết nối trên toàn Việt Nam.
Qualcomm cho biết, chipset của mình hỗ trợ hầu hết các lớp băng tần 3GPP, bao gồm cả dải tần 2.6 GHz và 700 MHz. “Hiện nay đã có những thiết bị 2.6 GHz được trang bị chipset đa hệ 3G/LTE của Qualcomm và các ứng dụng hỗ trợ cho việc hòa mạng dải tần 2.6 GHz tại Việt Nam. Chúng tôi đang chờ nốt phần hoàn tất công đoạn chuẩn hóa 3GPP trên hệ băng tần APT 700MHz nhằm phát triển những sản phẩm mới”, ông John Stefanac nói.
Theo ICTnews
Dịch vụ mạng 4G: Chưa triển khai để tránh lãng phí
Hiện nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu triển khai dịch vụ truyền thông không dây thế hệ thứ tư (4G), trong đó có một số nước có điều kiện gần với nước ta. Tuy nhiên từ năm 2013, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã khẳng định quan điểm Việt Nam chỉ xem xét phát triển mạng 4G sau năm 2015. Vì sao như vậy?
Từ năm 2010, Bộ TT-TT đã lần lượt cấp phép cho 5 doanh nghiệp (DN) gồm VNPT, Viettel, FPT, CMC, VTC triển khai thử nghiệm mạng 4G. Thực tế sau đó, các DN thuộc VNPT, Viettel đã thử nghiệm 4G theo công nghệ LTE tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong Quy hoạch phát triển thị trường viễn thông đến năm 2020 đã xác định sau năm 2015 mới xem xét việc triển khai công nghệ này tại thị trường trong nước.
Sau năm 2015, Việt Nam mới xem xét phát triển mạng 4G. Ảnh: Thanh Hải
Trở lại với mạng 3G, năm 2009, Bộ TT-TT đã cấp 4 giấy phép thiết lập dịch vụ cho Viettel, VNPT (Vinaphone), MobiFone, liên danh Hà Nội Telecom - EVN Telecom. Đến nay, sau hơn 4 năm các DN đã đầu tư hơn 2 tỷ USD để thiết lập hạ tầng dịch vụ phủ sóng trên toàn quốc. Điều đáng nói là, mặc dù đầu tư lớn cho hạ tầng mạng 3G, song để phổ cập dịch vụ, các nhà mạng đã đưa ra giá bình dân để nhiều đối tượng khách hàng có thể sử dụng. Cùng với việc thị trường có nhiều điện thoại thông minh giá rẻ khiến lượng người sử dụng dịch vụ này đã tăng nhanh chóng, tính đến hết năm 2013 có gần 20 triệu người dùng 3G. Tuy nhiên, có một thực tế là với lượng chi phí mà các DN đầu tư cho mạng 3G thì phải cần tới 7 năm để có lãi, trong khi tính chung lại thì tổng lượng người dùng vẫn thấp (chỉ chiếm 25% tổng số thuê bao di động) - kém xa so với nhiều nước trên thế giới đạt được tỷ lệ người dùng 3G cao và đã chuyển sang thương mại dịch vụ 4G. Lượng người dùng mạng 3G còn thấp, nếu chuyển sang mạng 4G, liệu sẽ thu hút được bao nhiêu khách hàng? Đại diện Viettel, MobiFone, Vinaphone, Hà Nội Telecom cũng đã đề nghị Bộ chưa triển khai công nghệ 4G vì sẽ gây lãng phí.
Nhưng đó mới chỉ là chuyện đầu tư của DN, trong khi để thương mại dịch vụ mới như mạng 4G thì còn cần tới người tiêu dùng sử dụng các thiết bị đầu cuối như thế nào. Lãnh đạo Cục Tần số Vô tuyến điện (thuộc Bộ TT-TT) khẳng định, việc triển khai mạng 4G ở Việt Nam không chỉ là câu chuyện của công nghệ mà là câu chuyện của khả năng tiêu dùng và đầu tư. Theo phân tích, đầu tư của các nhà mạng mới chỉ chiếm 50% trên tổng đầu tư mạng di động, phần còn lại là chi phí của người dùng chi cho mua thiết bị và con số này mới thật sự lớn. Trong giai đoạn đầu triển khai công nghệ 4G (hiện tỷ lệ này là dưới 10% trên toàn thế giới) như hiện nay, giá thiết bị (dành cho nhà mạng) và giá máy đầu cuối (phần của khách hàng) luôn cao, không phù hợp với thu nhập của đa số người dùng Việt Nam. Hơn nữa, từ kinh nghiệm triển khai mạng 3G tại nước ta năm 2009 cho thấy tuy chậm hơn so với thế giới, nhưng đã đem lại lợi ích cho DN và người sử dụng khi giá thiết bị đã giảm nhiều so với trước. Cụ thể là giá máy đầu cuối điện thoại thông minh liên tiếp giảm... nên lượng người sử dụng đã tăng nhanh.
Qua đó cho thấy, việc Bộ TT-TT xác định ít nhất là từ sau năm 2015 mới tính tới việc triển khai mạng 4G là hoàn toàn đúng đắn. Lãnh đạo Bộ TT-TT cũng cho biết, nếu triển khai mạng 4G sẽ thực hiện theo hình thức thi tuyển cấp phép như mạng 3G trước đây nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà mạng.
Theo HNM
Viettel, VNPT, FPT... tham gia Ngày hội Máy tính cho cuộc sống 2014 Ngày hội Máy tính cho cuộc sống lần thứ nhất do Bộ TT&TT phối hợp tổ chức với UBND tỉnh Thái Nguyên và Hội Tin học Việt Nam sẽ diễn ra từ 21 - 22/3/2014 tại Thái Nguyên với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp CNTT-TT lớn như Viettel, VNPT, FPT, Intel, Microsoft, Tinh Vân... Ngày hội Máy tính cho cuộc sống...