VNPT, Mobifone không được xáo trộn nhân sự
Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu VNPT, Mobifone giữ ổn định nhân sự trước khi thực hiện tái cơ cấu theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi, hai đơn vị này phải xin phép và được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận.
Mobifone và VNPT không được bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ trước khi tái cơ cấu
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn yêu cầu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Công ty thông tin di động VMS (Mobifone) giữ nguyên hiện trạng tổ chức bộ máy, nhân sự lãnh đạo, cơ sở vật chất, mạng lưới cho đến khi triển khai tái cơ cấu. Trong trường hợp cần thay đổi về nội dung trên, doanh nghiệp cần báo với Bộ để xin ý kiến trước khi thực hiện.
Hiện, Bộ Thông tin và Truyền đang hoàn tất các thủ tục trình Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, sau khi có quyết định tách mạng Mobifone khỏi đơn vị này.
Việc yêu cầu VNPT và Mobifone giữ ổn định nhân sự, bộ máy như trên là để tránh việc thay đổi nhân sự trước tái cơ cấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như giá trị doanh nghiệp.
Video đang HOT
Đặc biệt, sau k hi tách khỏi VNPT, Mobifone sẽ được cổ phần hóa, nên giá trị doanh nghiệp ổn định là điều vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, ở góc độ khác về dễ nhìn thấy hơn, việc yêu cầu giữ nguyên bộ máy trước khi chuyển giao chính là để tránh tình trạng bổ nhiệm, thay tướng, trảm tướng… trong thời điểm “tranh tối tranh sáng” như đã từng xảy ra ở nhiều trường hợp.
Có thể gặp những yêu cầu này như trước khi huyện Từ Liêm tách thành quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội cũng có yêu cầu tạm dừng bổ nhiệm các chức danh ở đơn vị này.
Hay năm 2008, khi Hà Tây sáp nhập Hà Nội, câu chuyện về bổ nhiệm các vị trí vào thời điểm nhạy cảm cũng làm nóng dư luận.
Theo Báo Đầu Tư
Rời "mẹ" VNPT, MobiFone sẽ thành Viettel thứ hai?
Sau khi tách ra khỏi Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) và thực hiện cổ phần hóa, Công ty Thông tin di động Việt Nam (MobiFone) sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của Viettel và VinaPhone.
Trước đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch Phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ đã xác định thị trường viễn thông có ít nhất 3 doanh nghiệp (DN) lớn, trụ cột để đảm bảo duy trì sự cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo cho thị trường phát triển bền vững.
Với việc MobiFone tách khỏi VNPT và tiến hành cổ phần hóa ngay trong năm nay, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn về chất. Sự cạnh tranh không còn là chuyện "giữa các con trong một nhà" (vì 3 nhà mạng hiện nắm tổng cộng 95% thị phần viễn thông Việt Nam đều là DNNN), mà sẽ trở nên quyết liệt hơn.
Theo Sách trắng Công nghệ thông tin 2013, thị trường viễn thông đang chứng kiến sự thống lĩnh của 3 nhà mạng trong dịch vụ điện thoại di động, Viettel vẫn chiếm thị phần cao nhất (40,05%), MobiFone ở vị trí thứ 2 (với 21,4% thị phần) và theo sát là VinaPhone (với 19,88%). Vietnamobile chiếm thị phần cao nhất trong các hãng còn lại (với 10,74% thị phần).
Vì vậy, với việc tách MobiFone khỏi VNPT, thị trường sẽ hình thành thế chân vạc Viettel - VinaPhone - MobiFone, tạo ra sự cạnh tranh mới - cuộc đua tam mã đầy thú vị.
Việc MobiFone tách khỏi VNPT, hoạt động độc lập và tiến hành cổ phần hóa sẽ tạo ra bước ngoặt cho thị trường viễn thông. Có nhiều lí do để tin rằng, MobiFone sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm, đe dọa các nhà mạng còn lại.
Đầu tiên là vấn đề tài chính độc lập. Bấy lâu nay, cho dù MobiFone hoạt động rất hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận cao, nhưng vẫn là DN trực thuộc VNPT. Trong nhiều năm liên tục, MobiFone và VinaPhone là hai DN mang lại doanh thu và lợi nhuận chính của VNPT. Đơn cử, năm 2012, hai nhà mạng MobiFone và VinaPhone đã đóng góp 66.379 tỉ đồng trong tổng doanh thu 130.390 tỉ đồng của VNPT.
Thứ hai, với việc tách ra khỏi VNPT, trở thành DN độc lập, không phải mang theo các đơn vị làm ăn thua lỗ, MobiFone sẽ có điều kiện tập trung đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, mở rộng lĩnh vực hoạt động. Ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone cho biết, sau khi chia tách, MobiFone sẽ triển khai đa dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thay vì chỉ giới hạn trong kinh doanh viễn thông.
Dù chưa tiết lộ cụ thể MobiFone sẽ tiến quân vào lĩnh vực nào, nhưng với những động thái mới đây có thể thấy rằng, MobiFone sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực Internet, phi thoại, OTT... Bên cạnh đó, sau khi được cổ phần hóa, MobiFone không chỉ có thêm nguồn tài chính, mà còn được "tiếp sức" nhờ công nghệ hiện đại, phương thức quản lí tiên tiến, nếu có sự tham gia góp vốn của các tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới. Đây là nhân tố được coi là một vũ khí lợi hại cho MobiFone.
Trong thế chân vạc hậu tái cấu trúc VNPT, MobiFone sẽ là đối thủ chính, đối trọng lớn của Viettel. Với doanh thu năm 2013 đạt hơn 163.000 tỉ đồng và vừa từ bỏ khái niệm nhà mạng, Viettel tiến thêm một bước trên đường trở thành nhà cung cấp dịch vụ và đang mở rộng kinh doanh mạnh mẽ ra ngoài lĩnh vực di động.
Thị trường viễn thông đang kì vọng vào "cú huých" mang tên MobiFone, bởi 10 năm trước (vào năm 2004), Viettel mới đặt chân vào lĩnh vực di động và đã phá thế độc quyền, tạo ra một thị trường viễn thông như ngày nay.
Chỉ có thời gian mới trả lời cho câu hỏi liệu MobiFone có thể làm được điều tương tự như Viettel đã từng làm hay không?
Nếu Mobifone trở thành một Viettel thứ hai, ít nhất cũng có thể kì vọng người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi về giá trị dịch vụ, giá cước, trước khi mơ đến lúc thị trường viễn thông sẽ có cuộc cách mạng thứ hai như Viettel đã từng làm được.
Theo Bao Đâu Tư
Cổ phần hóa MobiFone câu chuyện dài chưa rõ hồi kết Quyết định cổ phần hóa MobiFone đã có từ năm 2005 nhưng đến nay sau gần 8 năm công ty này vẫn chưa thể cổ phần hóa và việc tách MobiFone khỏi VNPT mới chỉ vừa được Chính phủ quyết định. Điều gì đã khiến tiến trình cổ phần hóa MobiFone kéo dài như vậy? Chưa rõ khi nào MobiFone sẽ cổ phần...