VNPT, MobiFone chính thức về ’siêu ủy ban’
Chiều tối 12/11, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức lễ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hai doanh nghiệp là VNPT và MobiFone.
Hai doanh nghiệp Nhà nước này có tổng tài sản hơn 128.000 tỷ đồng, với tổng vốn chủ sở hữu hơn 87.200 tỷ. Trong đó, vốn chủ sở hữu của VNPT là hơn 72.200 tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu của MobiFone là 15.000 tỷ.
Lễ ký biên bản bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp của VNPT và MobiFone từ Bộ Thông tin và Truyền thông về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông – Nguyễn Mạnh Hùng, cả VNPT và MobiFone là hai doanh nghiệp lớn của ngành thông tin truyền thông, hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua và có gắn bó lịch sử với ngành. Các doanh nghiệp lớn của đất nước về với Uỷ ban là thay đổi cách quản trị, tách bạch quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Tập hợp các doanh nghiệp lớn về một đơn vị quản lý sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn cho các doanh nghiệp Nhà nước và đất nước.
Video đang HOT
Nhắc đến vai trò quản lý của Siêu ủy ban, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu sau khi nhận bàn giao, việc quản lý vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước cần chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước, với đích cuối cùng là tái cơ cấu, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước, thay đổi phương thức quản lý.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, 2 DN viễn thông được bàn giao hôm nay đều là những DN lớn có tổng tài sản trên 128.000 tỷ đồng, trong đó: Lớn nhất là VNPT có quy mô tổng tài sản 95.633 tỷ đồng (với số vốn nhà nước trên 72.000 tỷ đồng); còn Mobifone là 32.538 tỷ đồng (vốn nhà nước là 15.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, quá trình cổ phần hoá Mobifone đang bị chậm do vướng mắc trong vụ mua lại kênh truyền hình An Viên.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị ủy ban phối hợp với các bên thực hiện dứt điểm hạch toán khi trả lại kênh truyền hình này; kiểm kê, đánh giá lại tài sản và nhận bàn giao vốn chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn hai doanh nghiệp này từ Bộ Thông tin và Truyền thông về Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và bước phát triển mới cho doanh nghiệp.
Khi sáp nhập về Ủy ban, VNPT cũng như các tổ chức khác sẽ được hỗ trợ tối đa để hoàn thành tốt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, quy trình duyệt và thẩm định các dự án đầu tư cũng nhanh chóng hơn, nắm bắt cơ hội phát triển tốt hơn.Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho ông Hồ Sỹ Hùng.
V.K (TH)
Theo phapluatnet.vn
Đề xuất tỷ lệ bảo đảm an toàn của VDB
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đặc thù hoạt động của VDB là thời hạn cho vay các dự án dài (bình quân là 10 năm), trong khi đó nguồn vốn dùng để cho vay chủ yếu là nguồn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với thời hạn huy động bình quân là 5 năm, dẫn đến rủi ro thanh khoản cho VDB trong trường hợp thị trường khó khăn, VDB không huy động kịp thời để trả nợ huy động các khoản đến hạn.
Mặc dù VDB là ngân hàng chính sách thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, trong hoạt động của VDB vẫn tiềm ẩn những rủi ro tương tự như các ngân hàng thương mại khác. Do đó, về lâu dài, việc nghiên cứu quy định, áp dụng các chỉ tiêu an toàn vốn, an toàn trong hoạt động đối với VDB là cần thiết đảm bảo khả thi, hiệu quả.
Dự thảo Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thường xuyên duy trì, bao gồm: a) Giới hạn cấp tín dụng; b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản; c) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động.
Giới hạn cấp tín dụng
Theo dự thảo, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu theo lộ trình sau: Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2019 là 2%; kể từ ngày 01/01/2020 là 5%.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo lộ trình sau: Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2019 là 95%; kể từ ngày 01/01/2020 là 90%.
Theo baochinhphu.vn
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang 'ôm' 1,5 triệu tỉ đồng tiền nợ Tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con (gồm 83 doanh nghiệp) là 2.776.384 tỉ đồng; tổng số nợ phải trả lên tới 1.530.667 tỉ đồng, tăng 1,3% so với thực hiện năm 2016. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong đơn vị có số nợ vay từ...