VNNIC công bố hệ thống đo chất lượng Internet
Các hệ thống đo chất lượng đường truyền của Trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC) được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.
Bốn thông số đường truyền có thể kiểm tra thực tế tại máy của người dùng cuối.
Hệ thống được xây dựng trên nền tảng hạ tầng Trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX). Đây là công cụ đo kiểm chất lượng truy cập mạng đầu tiên được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) – cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông – xây dựng và phát triển dành riêng cho người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Để tiến hành đo chất lượng đường truyền, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ speedtest.vnix.vn, chọn điểm kiểm tra và thực hiện đo bằng chỉ một lần bấm nút trên trình duyệt.
Các thông số về chất lượng truy cập Internet bao gồm tốc độ tải xuống (download), tốc độ tải lên (upload), tham số thể hiện thời gian trễ truy cập (ping) và tham số thể hiện chất lượng, mức độ ổn định của kết nối Internet (jitter). Người dùng có thể đối chiếu kết quả với các thông số mà nhà cung cấp dịch vụ cam kết, đảm bảo được quyền lợi khách hàng.
Video đang HOT
Ngoài ra, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các Sở Thông tin và Truyền thông có thể sử dụng hệ thống này để chủ động tiến hành đo kiểm, theo dõi và đánh giá chất lượng truy cập Internet tại khu vực, chất lượng dịch của các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Mô hình đo chất lượng Internet của hệ thống.
Hệ thống đo chất lượng truy cập Internet đặt tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Đây cũng là nơi tập trung kết nối của 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả đo kiểm được từ người sử dụng, trong thời gian tới, VNNIC sẽ công bố các thống kê về chất lượng dịch vụ kết nối mạng Internet của các ISP, đánh giá chất lượng Internet Việt Nam nói chung.
VNNIC hy vọng hệ thống đo lường chất lượng Internet sẽ giúp thị trường cung cấp dịch vụ Internet trong nước phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Đây là nguồn thông tin khách quan nhất để người sử dụng có thể tham chiếu, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet phù hợp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng để công bố với khách hàng, khẳng định chất lượng dịch vụ của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; cũng như chủ động cải thiện và phát triển dịch vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng Internet thế hệ mới.
Theo vnexpress
Hai tuyến cáp AAG, IA cùng gặp sự cố, Internet Việt Nam bị ảnh hưởng
Từ 22/12, cả hai tuyến cáp biển quốc tế AAG và IA đã gặp sự cố, gây ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.
Asia America Gateway - AAG là tuyến cáp quang biển quốc tế có tổng chiều dài 20.191 km, với lưu lượng thiết kế ban đầu là 2 Tb/giây và liên tục được nâng cấp theo thời gian, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với Mỹ.
Tuyến cáp quang biển quốc tế này được đưa vào khai thác từ tháng 11/2009, đi qua Malaysia (Mersing), Singapore (Changi), Thái Lan (Sri Racha), Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314 km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei (Tungku), Hong Kong (South Lantau), Philippines (Currimao) và Mỹ (Guam, Hawaii và California).
Thời điểm hiện tại, cả 2 tuyến cáp quang biển AAG và IA đều đang gặp sự cố.
Về sự cố vừa xảy ra với tuyến cáp biển AAG, sáng ngày 23/12, VNPT đã có thông báo tới các khách hàng: "Lúc 7h10 ngày 22/12 đường Internet quốc tế qua cáp biển AAG bị sự cố, mất dung lượng 1.100 Gb trên tổng số 3.785,5 Gb quốc tế qua cáp biển này. VNPT đã tiếp nhận cảnh báo từ đơn vị quản lý cáp quang biển và sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhập tình trạng tới khách hàng".
Trang ICTnews đưa tin, sự cố xảy ra vào 17h15 ngày 14/11 trên cáp nhánh S1H của tuyến cáp AAG tại vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu của tuyến cáp khoảng 163 km vẫn chưa được sửa chữa. Theo kế hoạch, sự cố xảy ra nhánh S1H của tuyến AAG sẽ được sửa từ ngày 28/12 và dự kiến sẽ hoàn thành, khôi phục hoàn toàn kênh truyền trên tuyến từ ngày 2/1/2020.
Trong khi đó, một nguồn tin riêng của ICTnews cũng xác nhận, từ hôm 22/12, một tuyến cáp quang biển khác mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cũng đang sử dụng là tuyến Liên Á (Intra Asia - IA) cũng đang gặp sự cố.
Có tổng chiều dài 6.800 km, tuyến cáp IA kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản. Được đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, hệ thống cáp IA có tốc độ truyền dữ liệu theo thiết kế lên tới 3,84 Tbps, được đánh giá là tuyến cáp quang quan trọng để trung chuyển lưu lượng đến châu Mỹ và châu Âu cho các khách hàng ở Việt Nam và khu vực.
Đại diện một ISP cho hay, trường hợp cả 2 tuyến cáp AAG và IA cùng gặp sự cố, dung lượng Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng ở mức là khoảng 30%. Vị đại diện này cũng cho biết thêm, các nhà mạng đều đang tổ chức ứng cứu, mở các hướng kết nối qua các tuyến cáp đất liền.
Trước đó, trong chia sẻ với ICTnews, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã cho biết, mỗi khi có sự cố về cáp biển thì chất lượng dịch vụ có mất ổn định cục bộ trong thời gian khoảng vài ngày đầu. Sau đó, các nhà mạng sẽ bổ sung ứng cứu dần đủ để đưa chất lượng về mức ổn định.
Thời điểm hiện tại, nguyên nhân sự cố cũng như lịch trình khắc phục sự cố xảy ra trên các tuyến cáp quang biển AAG và IA vẫn chưa được các đơn vị quản lý hai tuyến cáp quang biển này thông tin tới các ISP tại Việt Nam có sử dụng, khai thác.
Theo Zing
Giá cước Internet Việt Nam đang ở đâu so với các nước? Báo cáo của Picodi chia sẻ vào tháng 12/2019 cho thấy, so với các nước ở Châu Á, giá cước trung bình trên 1 Mb/s của Việt Nam tương đương với Ấn Độ, cao hơn Trung Quốc và thấp hơn một số nước như Philippines, Indonesia, Thái Lan... Cụ thể, theo Picodi, 20 năm trước đây, chỉ có 4,1% dân số thế giới...