VNISA: Tạo “hệ miễn dịch số” là yếu tố quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng
Theo đại diện Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA, việc tạo ra “ hệ miễn dịch số” là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh và sáng tạo trên mạng.
Tháng 6/2021, với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021- 2025″ (Chương trình 830), lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.
Chương trình hướng tới “mục tiêu kép” là: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi để trẻ tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ trên môi trường mạng; Duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Theo các chuyên gia, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, cùng với yếu tố khách quan là đại dịch Covid-19 trong hơn 2 năm qua, nhiều trẻ em buộc phải tiếp xúc với học tập trực tuyến, với Internet.
Bên cạnh những lợi ích từ Internet, mặt trái của môi trường mạng là việc trẻ tiếp xúc quá sớm, thường xuyên với các nội dung chưa phù hợp lứa tuổi, nội dung độc hại, là sự mất cân bằng giữa học tập và giải trí online, game.
Cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin” được tổ chức thường niên từ năm 2021 là hoạt động nhằm giúp trẻ em nâng nhận thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trên mạng.
Ở góc độ của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Phó Chủ tịch Ngô Tuấn Anh cho rằng, để bảo vệ, hỗ trợ trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng cần có 4 đối tượng tham gia: cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ trên mạng, phụ huynh và trẻ em.
Để hiệu quả cao nhất thì cần cơ quan quản lý nhà nước có hành lang pháp lý, kế hoạch hành động, quy chuẩn tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải có hệ thống chặn lọc nội dung độc hại, không phù hợp lứa tuổi.
Cùng với đó, phụ huynh cần có sự quan tâm, tri thức và kỹ năng bảo vệ con trên môi trường mạng. Quan trọng hơn cả, chúng ta cần xây dựng thành trì ở chính đối tượng cần bảo vệ, đó là tạo ra sự miễn dịch của trẻ, để các em có thể tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.
“Chúng tôi cho rằng, tạo ra “hệ miễn dịch số” cho trẻ là yếu tố quan trọng nhất. Với tỷ lệ 87% trẻ em có truy cập Internet hàng ngày, những biện pháp khác chỉ là yếu tố bổ trợ, bản thân sức đề kháng, miễn dịch của các em mới là yếu tố quyết định”, ông Ngô Tuấn Anh nói.
Video đang HOT
Dẫu vậy, theo vị chuyên gia này, việc tạo “hệ miễn dịch số” cho trẻ em mới chỉ ở bước đầu, do đó thời gian tới, bên cạnh bám sát các nhiệm vụ và mục tiêu của Chương trình 830, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, thông qua việc tổ chức thường xuyên các hoạt động đào tạo, thi về an toàn thông tin cho học sinh.
Vì thế, trong năm ngoái, VNISA đã cùng các ngành GD&ĐT, TT&TT khởi động tổ chức cuộc thi “Học sinh với an toàn thông tin”. Ngày 24/11 tới, trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022, sau 15 năm tổ chức sự kiện, lần đầu VNISA có 1 phiên chuyên đề riêng về các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Chia sẻ về hội thảo chuyên đề này, đại diện VNISA cho hay, hội thảo sẽ bàn thảo mọi vấn đề về bảo vệ trẻ em, từ quy định pháp lý, vai trò trách nhiệm của các bên cho tới giải pháp cụ thể.
Hiệp hội và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức kỳ vọng đây sẽ không chỉ là một hội thảo đơn thuần, mà là sự mở đầu cho việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động bảo vệ trẻ em trên mạng.
“Sau hội thảo chuyên đề “Chính sách và công nghệ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”, trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp, chúng tôi sẽ đề xuất kế hoạch tổng thể để thúc đẩy bảo vệ trẻ em trên không gian mạng”, đại diện VNISA thông tin thêm.
Dịch vụ cơ sở dữ liệu tiên phong với chi phí nhỏ gọn, hiệu quả cao
Chúng ta đã nói nhiều về tầm quan trọng của dữ liệu, lưu trữ và bảo vệ dữ liệu, nhưng có một vấn đề khác cũng quan trọng không kém, đó là quản lý, tổ chức các dữ liệu này như thế nào cho hiệu quả và tối ưu.
Khó có thể nói hết được giá trị và tiềm năng của dữ liệu trong bối cảnh cuộc sống phụ thuộc vào dữ liệu như hiện nay. Nhưng không thể phụ nhận rằng dữ liệu sẽ tạo ra những tác động vô cùng lớn khi được khai thác tối ưu: giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, ra quyết định chuẩn xác hơn, dự đoán trước tình huống để phản ứng nhanh, giải quyết vấn đề, củng cố các giả thuyết, đo lường và phân tích, sử dụng ngân sách hợp lý hơn...
Trước kia có nhiều quan niệm cho rằng chỉ có doanh nghiệp lớn mới có khả năng thu thập và khai thác dữ liệu vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nhưng thực tế hiện nay, ngay cả doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) cũng có thể hưởng lợi từ dữ liệu với những công cụ, dịch vụ dữ liệu được xây dựng sẵn như database as a service (dịch vụ giúp bạn triển khai xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động một cách nhanh chóng). Theo thống kê có trên 85% các ứng dụng thực tế trên thế giới đều liên quan đến Database.
Database hay Cơ sở dữ liệu là một tập hợp những dữ liệu có liên quan với nhau và được kiểm soát qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Từ đó có thể truy cập, quản lý, sửa đổi, cập nhật, kiểm soát và tổ chức dữ liệu một cách dễ dàng.
Lưu trữ thông tin có hệ thống
Xây dựng cơ sở dữ liệu giúp dữ liệu được lưu trữ một cách có hệ thống và có tính nhất quán cao. Từ đó, người dùng dễ dàng quản lý, tạo lập, lưu trữ, tìm kiếm và sử dụng một cách chính xác, nhanh chóng.
Nâng cao tính bảo mật dữ liệu
Database được quản lý qua các hệ thống quản trị dữ liệu giúp nâng cao tính bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu.
Cho phép nhiều người dùng cùng lúc truy xuất dữ liệu
Khi xây dựng database việc truy xuất dữ liệu từ nhiều người cùng một lúc trở nên dễ dàng và đơn giản. Nhờ đó, quá trình quản lý, truy cập database... nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Quản lý dữ liệu dễ dàng hơn
Database được xây dựng để việc tạo lập, cập nhật và khai thác thông tin dễ dàng hơn, trong đó quá trình cập nhật dữ liệu diễn ra thường xuyên và không trùng lặp. Ứng dụng database giúp tối ưu hệ thống, tạo ra các sản phẩm chuyên nghiệp hơn, dữ liệu được lưu trữ một cách hệ thống và hoạt động quản lý trở nên đơn giản. Do đó, database ngày càng được sử dụng phổ biến.
Để vận hành và quản lý các database này đặt ra một số yêu cầu cho doanh nghiệp. Ví dụ, bất kỳ một ứng dụng thương mại điện tử nào cũng cần một giải pháp cơ sở dữ liệu để quản lý lượng dữ liệu "khổng lồ"; bên cạnh đó đáp ứng các nhu cầu về tăng, giảm quy mô bán hàng trực tuyến, lượng truy cập thay đổi thời gian thực,... Theo đó hệ thống cơ sở dữ liệu cần có tốc độ cao, khả năng mở rộng và độ sẵn sàng lớn.Với việc triển khai database trên hạ tầng vật lý sẵn có, chi phí đầu tư vào các hệ thống phần cứng là một vấn đề cần cân nhắc. Thêm vào đó, hệ thống vật lý cũng không đáp ứng được việc tăng giảm tức thời vì không có cơ chế tự động thêm tài nguyên máy tính vào hệ thống. Các công việc cũng cần có nhân sự chuyên môn xử lý.
Sử dụng một dịch vụ database trên Cloud/đám mây là một lựa chọn thích hợp hơn cả, đặc biệt là với SME. Tương tự như các dịch vụ khác, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ, cung cấp các phần mềm và phần cứng có liên quan, doanh nghiệp có thể tạo và truy cập tới các hệ thống cơ sở dữ liệu với các Database Engine (bộ máy cơ sở dữ liệu) khác nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng. Doanh nghiệp không cần phải bận tâm đến vấn đề tài chính mà có thể tiết kiệm, dành chi phí cho mục đích khác. Các yếu tố như cần ít nhân lực quản lý, các chi phí về năng lượng điện sử dụng, nâng cấp phần cứng cũng góp phần giúp tiết kiệm tối đa.
Do đó, trong giai đoạn đầu mới phát triển của SME hay doanh nghiệp 4.0 cần kiểm soát tốt chi phí mà vẫn tận dụng được nguồn dữ liệu giá trị, một giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu tối ưu về chi phí, đáp ứng các nhu cầu tăng giảm liên tục ngày càng trở nên quan trọng. Bizfly Cloud trong quá trình hỗ trợ thực tế cho các doanh nghiệp đã nhận thấy những nhu cầu rõ rệt từ khách hàng. Vậy còn những lợi ích tuyệt vời nào của DBaaS đang chờ bạn đọc khám phá? Đến ngay với Bizfly Cloud Expert Talk #63 để khám phá tất cả những điều cần biết về DBaaS và nhận ngay e-voucher trị giá 500K sử dụng cho Bizfly Cloud Database và 18 dịch vụ cloud đang cung cấp.
Thông tin sự kiện:
14h30 - 15h30 ngày 29 tháng 09 năm 2022
Hình thức tổ chức: Livestream trực tiếp tại Zoom, Fanpage Bizfly Cloud
Đăng ký miễn phí tại: https://zoom.us/webinar
Giới thiệu diễn giả:
Anh Trần Văn Bộ - Product Owner Bizfly Cloud, VCCorp
Anh đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện toán đám mây. Trong gần 4 năm với vị trí Product Owner tại Bizfly Cloud - vận hành bởi VCCorp, anh đã tư vấn và lên kế hoạch triển khai nền tảng điện toán đám mây cho hàng trăm khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam.
TikTok giới hạn độ tuổi người xem video TikTok vừa ra thông báo "trong những tuần tới" sẽ ra mắt tính năng giới hạn độ tuổi xem video nhằm bảo vệ trẻ em. Tài khoản trẻ vị thành niên sẽ không thể xem được các video "dành cho người lớn" trên TikTok. Ảnh: TikTok Tính năng mới sắp được TikTok giới thiệu có tên "Cấp độ nội dung". Nó tương tự...