VNG đầu tư 22,5 triệu USD vào Funding Societies
VNG vừa đầu tư 22,5 triệu USD vào Funding Societies (hoạt động với tên gọi Modalku tại Indonesia), nền tảng tài trợ vốn kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lớn nhất Đông Nam Á.
Trong vòng gọi vốn chủ sở hữu Series C , Funding Societies đã huy động được tổng cộng 144 triệu USD, dẫn dắt bởi SoftBank Vision Fund 2 cùng với các nhà đầu tư mới: VNG Corporation, Rapyd Ventures – nhà đầu tư toàn cầu EDBI tại châu Á, Indies Capital, K3 Ventures và Ascend Vietnam Ventures.
Các nguồn vốn này giúp củng cố vị thế của Funding Societies với tư cách là tập đoàn dẫn đầu thị trường khu vực về tài trợ vốn kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy công tác quản lý chi phí và dịch vụ thanh toán B2B cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trên khắp Đông Nam Á.
Funding Societies được thành lập năm 2015 bởi Kelvin Teo và Reynold Wijaya, hai cựu sinh viên của Trường Kinh doanh Harvard (Mỹ), nhằm hỗ trợ các MSME ở khu vực Đông Nam Á. Công ty FinTech này giúp giải quyết những khó khăn chính mà các MSME thường gặp trong quá trình tăng trưởng mà điển hình là sự thiếu hụt khoảng 300 tỉ USD tiền vốn riêng tại khu vực Đông Nam Á.
Thay vì sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi cung ứng doanh nghiệp truyền thống để được hỗ trợ tài chính, Funding Societies đã tạo ra sự khác biệt bằng cách trở thành “cửa hàng một điểm đến” (“one-stop shop”) trong hoạt động tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mô hình tín dụng do AI ( trí tuệ nhân tạo) quản lý và các sản phẩm giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Video đang HOT
Sau 7 năm, công ty FinTech này hiện đã được cấp phép và đăng ký hoạt động tại 4 quốc gia trong khu vực: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, sắp tới sẽ vận hành tại Việt Nam. Cho đến nay, Funding Societies đã giải ngân hơn 2 tỉ USD trong hoạt động tài trợ vốn kinh doanh cho các MSME thông qua hơn 4,9 triệu giao dịch cho vay ở Đông Nam Á.
Tổng giám đốc VNG, ông Lê Hồng Minh, cho biết: “Tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là một hoạt động quan trọng của FinTech – lĩnh vực kinh doanh mà VNG dành nhiều sự quan tâm. Mặc dù đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, các SME thường khó tiếp cận các khoản vay kinh doanh truyền thống. Do đó, chúng tôi quyết định đầu tư vào Funding Societies, công ty tài trợ vốn cho các SME hàng đầu ở Đông Nam Á, bởi họ có những sản phẩm và tầm nhìn rất phù hợp với sứ mệnh của VNG”.
Một quỹ đầu tư crypto ở Việt Nam mất trắng 16 tỷ đồng vốn huy động
Tổ chức cung cấp thông tin và đầu tư tiền số tại Việt Nam MMEG thông báo "cháy" tài khoản. Đội ngũ này cho biết đang bồi thường cho các cá nhân đã góp vốn.
Quỹ đầu tư của tổ chức MMEG chuyên cung cấp thông tin về tiền số, blockchain thông báo khoản thua lỗ toàn bộ tiền gọi vốn được. Các cá nhân đứng sau quỹ này đã đứng ra nhận lỗi và cho biết họ sẽ hoàn trả một phần tiền cho nhà đầu tư.
Theo thông tin do MMEG cung cấp cho nhà đầu tư, quỹ của họ hoạt động theo hình thức ký quỹ, nhà đầu tư phải chịu 2% phí tham gia lúc đầu. Mỗi tháng tổng kết lợi nhuận, MMEG sẽ thu 20% trên tổng lợi nhuận. Ngoài ra, tổ chức này đưa ra chế độ an toàn cho nhà đầu tư. Khi chạm mức thua lỗ 18%, MMEG ngưng đầu tư và hoàn trả lại tiền.
Cụ thể, MMEG nhận tổng cộng 719.000 USD (tương đương 16 tỷ đồng) của người tham gia để đầu tư tiền số. Theo cam kết đã đề ra, người nắm quỹ không được để thua lỗ quá 18% tổng số tiền đầu tư. Tuy nhiên, MMEG đã đánh margin dẫn đến mất trắng 719.000 USD. Do đó, người tham gia yêu cầu đơn vị này hoàn trả 82% tổng số tiền góp vốn, tương đương 590.000 USD.
Lời kêu gọi đầu tư trên trang Discord của tổ chức.
Có ý kiến cho rằng phía MMEG không thua lỗ khi tham gia giao dịch đòn bẩy. Quỹ này chỉ thông báo thua lỗ để ăn chênh lệch 120.000 USD.
Đội ngũ MMEG, đặc biệt là thành viên đứng sau vụ thua lỗ, người quản lý 2 quỹ với biệt danh MeoMeo đã đứng ra nhận lỗi với cộng đồng. Thành viên này cũng rời khỏi tổ chức ngay sau đó.
"Việc MMEG kịp cắt lỗ 18% hay đã cháy sạch khoản đầu tư thì không ai biết. Tuy nhiên, phía MMEG đã chấp nhận bồi thường thì người dùng không nên suy xét", ông Nguyễn Hoàng Hưng, chuyên gia tiền mã hóa chia sẻ với Zing.
Đoạn tin nhắn thừa nhận lỗi và cam kết hoàn trả vốn cho nhà đầu tư.
Tình trạng các quỹ đầu tư tự xưng, chuyên gia tài chính xuất hiện như nấm sau mưa trên nhiều trang mạng xã hội. Các nhân vật này thường xây dựng kênh truyền thông trên Tiktok với các nội dung tập trung nhiều vào đầu tư hoặc chia sẻ "kèo" cho người xem.
Trước khi tham gia vào các hội nhóm hay xuống tiền, nhà đầu tư cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về hội nhóm mà mình dự định sẽ tham gia. Theo ông Hưng, người dùng cần chọn các quỹ uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain để tham gia. Đồng thời, nhà đầu tư cần quan sát và có trách nhiệm với khoản tiền bản thân đã bỏ ra.
Tổ chức MMEG hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền mã hóa. Hầu hết kênh truyền thông của họ được thành lập vào khoảng tháng 5/2021. MMEG có các mảng như MM Labs, bộ phận phát triển tài chính phi tập trung hay MM Magazines, tạp chí của tổ chức và quỹ đầu tư.
Đối với mô hình quỹ, MMEG đã gọi vốn cho quỹ riêng (private fund) và quỹ dài hạn (long-term) theo từng đợt. Tùy vào mỗi đợt thì phần vốn (fund) sẽ được đầu tư theo một chu kì khác nhau. Đồng thời nhà đầu tư còn được mời vào nhóm "tín hiệu" riêng, một nhóm gọi lệnh đầu tư của MMEG.
Sau khi nhận vốn từ người dùng, đại diện của MMEG đem tiền đi đầu tư theo một số phương pháp mà họ đã công bố như spot (mua nắm giữ), vay để đầu tư (margin) hay đầu tư theo tuần (swing trade). Tuy nhiên họ không công bố các loại tài sản mà họ đầu tư.
Khi thế giới thay đổi, đầu tư vào dầu khí còn lời hơn Facebook Giá cổ phiếu công ty dầu khí BP và mạng xã hội Facebook là minh chứng rực rỡ của sự đối lập giữa hai trường phái đầu tư theo giá trị và theo tăng trưởng. Từ đầu năm, thị giá cổ phiếu BP tăng 24% nhờ giá năng lượng tăng dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi đó, Meta -...