VNDIRECT (VND): Lợi nhuận quý II tăng trưởng 247%
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND) cho biết, trong quý II, Công ty đạt doanh thu 409,9 tỷ đồng, tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn đạt lần lượt 109,9 tỷ đồng và 126,1 tỷ đồng, tăng lần lượt 42% và 97% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và lãi từ các hoạt động cho vay, phải thu ghi nhận lần lượt 83,8 và 77,4 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 134,4 tỷ đồng, tăng trưởng 247,1% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Theo VNDIRECT, trong quý II/2020, thanh khoản lẫn chỉ số VN-Index đều ghi nhận sự cải thiện đáng kể, giúp Công ty ghi nhận được kết quả kinh doanh khả quan. Công ty vẫn tiếp tục giữ vị trí Top 3 thị phần môi giới cổ phiếu tại HNX (7,55%), Top 4 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo trên HOSE (7,25%), Top 3 thị phần môi giới cổ phiếu trên UPCoM (9%) và Top 3 thị phần môi giới phái sinh (9,93%).
Cũng trong quý II/2020, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại VNDIRECT đạt trên 35.000 tài khoản, chiếm 33% tổng tài khoản mở mới của nhóm nhà đầu tư cá nhân toàn thị trường.
VNDIRECT lên kịch bản xấu nhất VN-Index rơi về vùng 740 810, lợi nhuận công ty chỉ đạt 320 tỷ đồng năm 2020
Ở kịch bản cơ sở, VNDIRECT kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 840 - 920 trong các quý tiếp theo. Lợi nhuận của VNDIRECT đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT mới đây đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ năm 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 30/6.
Đưa ra nhận định về thị trường chứng khoán 2020, VNDIRECT cho biết, Luật Chứng khoán mới được kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng cổ phiếu, tăng cường tính minh bạch và bảo vệ tốt hơn lợi ích của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, từ đó giúp thu hút thêm các quỹ trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam và đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi.
Việt Nam có thể hưởng lợi lớn nhất từ việc nâng hạng của Kuwait nhờ nâng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index vào năm 2020. Dòng vốn từ các quỹ giao dịch theo chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ cải thiện thanh khoản thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Việc thoái vốn của Chính phủ tại các doanh nghiệp niêm yết như CTCP Sữa Việt Nam (VNM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA), Tập đoàn FPT (FPT) và TCT Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) cũng sẽ được thực hiện trong ngắn hạn, có thể vào năm 2020.
Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại các DNNN sẽ khó cải thiện trong năm 2020 vì các nút thắt trong quá trình cổ phần hóa chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến định giá đất.
VNDIRECT cho rằng dịch Covid-19 đang tác động rất lớn đến tâm lý các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, diễn biến của TTCK Việt Nam sẽ đồng hành cùng với diễn biến của dịch bệnh.
Theo kịch bản cơ sở, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hào hứng với thị trường VN trong năm nay, thị trường chủ yếu được đỡ bởi nhà đầu tư trong nước. VN-Index kỳ vọng sẽ dao động trong khoảng 840 - 920 trong các quý tiếp theo. Thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ở kịch bản tích cực hơn, thị trường có các tín hiệu tích cực như: Việt Nam được tăng tỷ trọng trong MSCI Frontier Index xu hướng nới lỏng tiền tệ toàn cầu sẽ hướng dòng vốn giá rẻ chảy vào các thị trường mới nổi, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng từ tháng 7/2020. Ở kịch bản này, VN-Index tăng đến vùng 960 - 1.000 điểm và thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 20,8% so với cùng kỳ.
Ở kịch bản xấu nhất, những bất ổn bên ngoài như chiến tranh thương mại hay dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn dự kiến, sẽ tác động lên tâm lý của các nhà đầu tư. Theo đó, VN-Index sẽ rơi về vùng 740 - 810, thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 5,8% so với năm 2019.
HĐQT công ty đặt ra mục tiêu trong năm 2020 phấn đấu tăng trưởng thị phần môi giới cao hơn so với mức đạt được năm 2019; nhuận sau thuế hợp nhất của Công ty tương ứng với các kịch bản như kịch bản cơ sở, lợi nhuận đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019 và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 403 tỷ đồng. Kịch bản tích cực, lợi nhuận đạt 490 tỷ đồng, và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 484 tỷ đồng. Kịch bản xấu nhất, lợi nhuận đạt 320 tỷ đồng, và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 318 tỷ đồng.
CW đáo hạn tháng 4: 6 mã CW đáo hạn sớm đều trong trạng thái lỗ Phiên giao dịch 6/4 là ngày giao dịch cuối cùng của 5 mã CW do HSC phát hành và 1 mã CW do VPS phát hành. Cả 6 mã CW này chắc chắn đáo hạn trong trạng thái lỗ do giá cổ phiếu cơ sở trung bình 5 phiên gần nhất thấp hơn giá nhà đầu tư hòa vốn. VNDirect phát hành thêm...