VNDirect: Tiền đồng có thể mạnh lên năm 2021
Kinh tế hồi phục, Fed duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và nhân dân tệ lên giá là các yếu tố quan trọng giúp tiền đồng mạnh lên.
Nhóm phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect trong báo cáo mới đây dự đoán, tỷ giá từ nay đến cuối năm 2020 sẽ duy trì xu hướng ổn định. Cơ sở của nhận định này là tỷ giá trung tâm đến cuối tháng 10 mới tăng 0,2% so với thời điểm đầu năm, lên 23.201 đồng mỗi USD. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng ghi nhận mức tăng tương tự nhờ được hỗ trợ mạnh bởi thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối liên tục gia tăng, từ 80 tỷ USD vào cuối năm ngoái lên 92 tỷ USD cách đây ba tháng.
“Trong bối cảnh các yếu tố thúc đẩy tiền động mạnh hơn đang nổi lên, chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VND sẽ biến động trong biên độ tăng – giảm 0,5% vào năm sau, thay cho dự đoán cũ là giảm 0,5-1,5% “, chuyên gia VNDirect cho biết.
Diễn biến tỷ giá VND/USD từ đầu năm. Ảnh: VNDirect.
Video đang HOT
Nhóm phân tích cho rằng, nền kinh tế hồi phục nhanh trong năm 2021 nhờ hoạt động công nghiệp chế biến – chế tạo và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng trở lại là những yếu tố hàng đầu hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá.
Bên cạnh đó, việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi “thao túng tiền tệ” đang tạo áp lực khiến Ngân hàng Nhà nước ít có dư địa hơn trong việc giảm giá tiền đồng. Hai yếu tố còn lại được kỳ vọng tác động tích cực đến tỷ giá xuất phát từ bên ngoài là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ khiến đồng USD tiếp tục suy yếu và đồng nhân dân tệ lên giá nhờ nền kinh tế Trung Quốc hồi phục nhanh.
Tiền đồng mạnh lên trong năm 2021 có thể mang đến những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế. Sự ổn định và tăng giá của tiền đồng giúp dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sôi động hơn. Đặc biệt là trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu tích cực và Việt Nam giữ vững những lợi thế như GDP tăng trưởng khả quan, khả năng phòng chống dịch bệnh được thế giới đánh giá cao, làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam mạnh mẽ.
Sự mạnh lên của tiền đồng cũng làm giảm bớt gánh nặng thanh toán nợ nước ngoài cũng như giảm chỉ tiêu nợ công/GDP, đồng thời thu hẹp sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Nhờ đó. sẽ giảm nhẹ các cáo buộc liên quan đến “thao túng tiền tệ”.
Ở chiều ngược lại, việc tiền đồng mạnh lên có thể làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản, khoáng sản thô và hàng hóa chưa qua chế biến.
“Tuy nhiên, tác động của việc tiền đồng tăng giá đến nhập khẩu là nhỏ bởi đồng tiền của các đối tác thương mại hàng đầu Việt Nam như đồng nhân dân tệ, euro, KWD (Hàn Quốc), TWD (Đài Loan) và JPY (Nhật Bản) cũng đang tăng giá so với đồng USD”, chuyên gia VNDirect nói. Do đó, chỉ những hàng hóa xuất khẩu từ một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia mới được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá của tiền đồng do đồng bản tệ của những nước này đang mất giá mạnh.
VN-Index giảm hơn 15 điểm
Lực bán tăng đột biến cuối phiên ở nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là MSN và VIC, kéo thị trường giảm 15,5 điểm, về gần ngưỡng 950 điểm.
Chứng khoán khởi động tuần này trong trạng thái tích cực, nối tiếp chuỗi phiên tăng điểm cuối tuần trước. VN-Index giữ sắc xanh sau ATO, tiến gần ngưỡng 973 điểm chỉ sau vài phút đầu giờ. Tuy nhiên, càng giao dịch, lực cầu càng tỏ ra yếu thế. Bên bán gia tăng áp lực khiến thị trường dần thu hẹp đà tăng. Đến nửa cuối phiên sáng, VN-Index đã về dưới tham chiếu.
Sang phiên chiều, lực mua có phần tích cực hơn nhưng chỉ kéo thị trường về gần tham chiếu. Đến phiên ATC, bên cầm cổ phiếu bán quyết liệt khiến chỉ số rơi thẳng đứng. Đà giảm không chỉ trong nhóm vốn hóa lớn mà còn lan rộng ra toàn thị trường.
Chốt phiên, VN-Index giảm 15,5 điểm (1,6%), còn 950,79 điểm. VN30-Index giảm 1,64% còn 915,97 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm gần 1%, trong khi UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.
VN-Index giảm 1,6% trong phiên đầu tuần 16/11. Ảnh: VNDirect.
Sắc đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn với số mã giảm hơn gấp đôi số mã tăng trên HoSE. Riêng nhóm VN30, 29/30 mã vốn hóa lớn giao dịch dưới tham chiếu.
Tác động mạnh nhất lên chỉ số là cổ phiếu MSN, VIC và VHM. Đến cuối phiên, MSN bị ép về gần mức giá sàn, giảm 6,9%. VIC cũng giảm 5%, VHM giảm 2,2%. Theo VNDirect , riêng ba mã này đã khiến VN-Index giảm hơn 8,5 điểm.
Ngoài ra, TCH giảm 2,9%, HDB giảm 2,5%, PNJ giảm 2,3%, KDH, REE, STB giảm gần 2%. Ngược lại, HPG là cổ phiếu duy nhất tăng giá trong nhóm vốn hóa lớn, có thêm gần 1%.
Thanh khoản hai sàn niêm yết tăng đột biến lên hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE giao dịch hơn 10.100 tỷ. Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng với quy mô hơn 400 tỷ đồng trên HoSE.
Thị trường tài chính 24h: Giá vàng lao dốc VN-Index lên gần 940 điểm; Lời khuyên cho các nhà đầu tư nên hay không nên làm trong ngày bầu cử; Mua theo cổ đông nội bộ: Không dễ "ăn sóng"; VNDIRECT: VN-Index có thể kết thúc năm 2020 trong vùng 900-960 điểm; Chứng khoán châu Á đa số tăng tốt; Phong tỏa tăng áp lực với kinh tế Pháp, du lịch Tây...