VNDIRECT: “Sự lạc quan không kéo dài sang nửa cuối năm, VN-Index kết thúc năm 2019 ở vùng 990 điểm”
VNDIRECT cho rằng sự lạc quan của thị trường có thể không được kéo dài sang 6 tháng cuối năm do khả năng nền kinh tế tiếp tục chậm lại ở Mỹ, và cũng có thể là ở Trung Quốc.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên mới được công bố, CTCK VNDIRECT đã có những đánh giá khá thận trọng về xu hướng thị trường trong năm 2019.
Theo VNDIRECT, tăng trưởng kinh tế năm 2019 sẽ chậm lại, nhưng vẫn duy duy trì ở mức cao nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khả quan.
VNDIRECT dự báo tăng trưởng sẽ giảm xuống trong năm 2019 sau mức tăng mạnh trong giai đoạn 2017-18. Tăng trưởng GDP thực năm 2019 ước tính đạt 6,6%, sát với kỳ vọng thị trường và thấp hơn mục tiêu của Chính phủ cho năm 2019 trong khoảng 6,8%. Theo VNDIRECT, nhu cầu trong nước vẫn là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng chung với sự tăng trưởng mạnh của ngành bán lẻ và du lịch.
Trong năm 2018, lạm phát được kiểm soát nhờ sự nhất quán của Chính phủ trong điều hành và giá dầu chỉ gia tăng ngắn hạn vào cuối năm. VNDIRECT dự báo tỷ lệ lạm phát chung năm 2019 đạt 3,9%, thấp hơn dự báo bình quân từ Bloomberg ở mức 4,0%.
Video đang HOT
VNDIRECT dự báo tiền đồng sẽ mất giá khoảng 2% trong năm 2019 do mặc dù có nhiều yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cán cân cung-cầu trong ngắn hạn, giá trị của đồng tiền vẫn sẽ được dẫn dắt bởi yếu tố nội tại.
Năm 2019, ước tính thặng dư tài khoản vãng lai giảm xuống còn 2,5% GDP từ mức 3% trong năm 2018 do đà tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống. Tuy nhiên, VNDIRECT cho rằng áp lực vốn bên ngoài sẽ giảm đáng kể do Fed trở nên ôn hòa hơn và điều này sẽ giảm bớt áp lực mất giá lên tiền đồng. Chính phủ cũng thực hiện các biện pháp để kiểm soát lạm phát và không phá giá tiền đồng để kích thích xuất khẩu. Vì vậy, tiền đồng được dự báo sẽ không mất giá mạnh trong năm 2019.
Theo VNDIRECT, rủi ro chính đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam là ảnh hưởng tiêu cực đến từ các yếu tố bên ngoài, bao gồm đồng USD mạnh lên và lãi suất tiếp tục tăng, dòng vốn tiếp tục rút khỏi các tài sản rủi ro do mức ngại rủi ro toàn cầu gia tăng và chiến tranh thương mại leo thang. Về phía trong nước, chính sách tài khóa nghiêm ngặt quá mức và sự trì trệ trong cải cách DNNN có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn và nền tảng cấu trúc kinh tế.
Ngoài ra, điều kiện tín dụng trong nước là yếu tố quan trọng cần theo dõi. Việc trì hoãn chính sách thắt chặt tiền tệ có thể dẫn đến áp lực lạm phát tăng lên và rủi ro cho tăng trưởng trong tương lai.
VN-Index sẽ kết thúc năm 2019 ở mức 990 điểm
Về diễn biến thị trường chứng khoán, VNDIRECT dự báo VN-Index sẽ kết thúc năm 2019 ở mức 990 điểm, tăng 11% so với năm 2018.
P/E VN-Index có thể sẽ gặp những áp lực giảm trong năm 2019 do (1) Dòng tiền khối ngoại có thể tiếp tục rút ra từ các thị trường mới nổi và tìm đến các tài sản an toàn hơn do khả năng FED tiếp tục nâng lãi suất và triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi; (2) Lợi suất trái phiếu của Việt Nam có thể tăng lên năm 2019, dù không đáng kể, cũng sẽ làm tăng chi phí vốn chủ sở hữu lên.
VNDIRECT kỳ vọng P/E của thị trường có thể giảm 5% về mức 14,7x, kèm với mức tăng 16,4% của lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết đưa đến dự báo tăng trưởng khoảng 11% của chỉ số VN-Index, tương ứng với mức 990 điểm vào cuối năm 2019.
Dù vậy, chỉ số hoàn toàn có thể vượt quá mốc này trong nửa đầu 2019 nhờ những tin tức khả quan có thể được đưa ra về sự xuống thang của chiến tranh thương mại hay chính sách tài khóa mở rộng của Trung Quốc nhưng sự lạc quan có thể không được kéo dài sang 6 tháng cuối năm do khả năng nền kinh tế tiếp tục chậm lại ở Mỹ, và cũng có thể là ở Trung Quốc.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Kinh tế Hàn Quốc 2019 được dự báo hứng nhiều "gió ngược"
Theo HRI, kinh tế Hàn Quốc sẽ đối mặt với các "cơn gió ngược" mạnh trong năm nay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ảm đạm và đầu tư nội địa suy giảm.
Bảng quảng cáo giảm giá tại một trung tâm thương mại ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện Nghiên cứu Hyundai (HRI) ngày 31/3 trong một báo cáo dự đoán tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ đạt 2,5% trong năm 2019, với xuất khẩu nhiều khả năng tăng 0,7%.
Theo báo cáo dự đoán kinh tế được điều chỉnh của HRI công bố ngày 31/3, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ đối mặt với các "cơn gió ngược" mạnh trong năm nay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ảm đạm và đầu tư nội địa suy giảm.
Con số ước tính này không thay đổi so với dự đoán HRI đưa ra hồi tháng 12/2018 song thấp hơn mức dự báo 2,6-2,7% Chính phủ Hàn Quốc đưa ra và mức dự báo 2,6% được đưa ra bởi Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI).
HRI dự đoán nền kinh tế Hàn Quốc sẽ đối mặt với sức ép đi xuống khi xuất, nhập khẩu suy yếu với tiêu dùng và đầu tư nhiều khả năng sẽ bị tác động. HRI hạ tăng trưởng nhập khẩu của Hàn Quốc từ 4,6% xuống chỉ 0,2% trong năm 2019.
HRI cho rằng sẽ có khoảng 125.000 việc làm được tạo ra trong thị trường lao động Hàn Quốc trong năm nay, tăng so với mức 97.000 việc làm trong năm 2018, với tỷ lệ thất nghiệp không đổi so với năm 2018 là 3,8%. Giá tiêu dùng được dự đoán tăng 1,3%, thấp hơn chút ít so với mức tăng 1,5% trong năm ngoái.
K.Dung (Theo Yonhap)
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 dưới 3,5% Chỉ số kinh tế châu Âu suy giảm khiến Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 21/1 đã công bố triển vọng toàn cầu mới nhất, trước thềm chuỗi sự kiện thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức tại khu nghỉ...