VNDIRECT: “Kinh tế Việt Nam hồi phục vững chắc, VN-Index dao động từ 840 đến 920 điểm trong nửa cuối năm”
Về diễn biến TTCK, P/E hiện tại của VN-Index đang ở mức 14,2x, thấp hơn một chút so với mức đầu năm 2020 là 15,1x. Định giá theo P/B của thị trường Việt Nam đắt hơn so với khu vực tuy nhiên định giá theo P/E lại rẻ hơn.
Trong báo cáo mới được công bố, CTCK VNDIRECT đã đưa ra kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vững chắc trong 6 tháng cuối năm.
Cụ thể, VNDIRECT kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm 2020 khi các nền kinh tế lớn bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế sau đại dịch, dẫn đến tăng nhu cầu với các sản phẩm của Việt Nam. Chính phủ cũng có thể tăng đầu tư công trong nửa cuối năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế. Kịch bản cơ sở cho tăng trưởng kinh tế năm 2020 được VNDIRECT đưa ra ở mức 4,5%.
Bên cạnh đó, VNDIRECT cũng kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và có thể giảm lãi suất điều hành xuống 0,25-0,5% trong 6 tháng cuối năm 2020.
VNDIRECT dự báo lạm phát bình quân năm 2020 ở mức 3,2%. Giá thịt lợn/thực phẩm sau giai đoạn tăng nóng dự kiến sẽ giảm, tạo dư địa nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2020.
Thặng dư tài khoản vãng lai dự kiến sẽ duy trì trong năm 2020F, ở mức 2,6% GDP. VNDIRECT đánh giá áp lực đến từ bên ngoài thấp trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ. Dự trữ ngoại hối được cải thiện sẽ hỗ trợ sự ổn định của tiền đồng. Tỷ giá USD/VND cuối năm 2020 nhiều khả năng sẽ nằm trong khoảng 23.300- 23.600 đồng.
Video đang HOT
VN-Index dao động từ 840 – 920 điểm trong giai đoạn cuối năm
Về diễn biến TTCK, P/E hiện tại của VN-Index đang ở mức 14,2x, thấp hơn một chút so với mức đầu năm 2020 là 15,1x. Định giá theo P/B của thị trường Việt Nam đắt hơn so với khu vực tuy nhiên định giá theo P/E lại rẻ hơn.
VNDIRECT cho rằng có nhiều yếu tố hỗ trợ thị trường trong nửa sau năm 2020 như Khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong nửa sau năm 2020 nhờ (1) nền tảng vĩ mô ổn định và triển vọng tăng trưởng trung hạn tích cực, (2) Việt Nam có thể được nâng tỷ trọng trong nhóm thị trường cận biên của MSCI sau khi Kuwait được nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi.
Bên cạnh đó, việc NHNN có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa sau năm 2020 để giảm chi phí đi vay của doanh nghiệp, từ đó kích thích dòng tiền đầu tư nội quay trở lại thị trường chứng khoán; Hiệp định thương mại tự do EVFTA dự kiến có hiệu lực từ 1 tháng 8 sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước, nổi bật là tại Sabeco.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều yếu tố bất định như làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 có thể phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh của các công ty niêm yết, đặc biệt là trong lĩnh vực Tiêu dùng; Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hoặc cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào Q4/20, có thể gây ra sự kiện thiên nga đen cho thị trường chứng khoán toàn cầu.
Với ước tính lợi nhuận các doanh nghiệp trên HoSE sẽ giảm 5-6% so với cùng kỳ, VNDIRECT kỳ vọng VN-Index có thể duy trì ở mức định giá hiện tại (P/E 2020F trong khoảng 14-15x) và dự báo sẽ ở mức khoảng 840-920 điểm vào cuối năm 2020.
Đầu tư ngành nào đón sóng cuối năm?
Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng kinh tế chính suy yếu do tác động của đại dịch Covid-19, VNDIRECT cho rằng đầu tư công là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2020, giải ngân đầu tư công đã tăng 19,2% so với cùng kỳ lên 154,4 nghìn tỷ đồng (cao hơn mức tăng 4,2% trong nửa đầu năm 2020 và hoàn thành 33,1% kế hoạch cả năm 2020). Việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công sẽ kéo theo sự tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng với nhiều cổ phiếu đáng chú ý như HPG, PLC.
Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc được thúc đẩy bởi chiến tranh thương mại và Covid-19 cũng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành logistic, BĐS Khu công nghiệp.
Ngoài ra, do tác động của đại dịch, NHNN đã cắt giảm lãi suất điều hành hai lần để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi giảm, lãi suất tái cấp vốn đã được hạ xuống 4,5% từ 6,0% và lãi suất tái chiết khấu xuống 3% từ 4%. VNDIRECT đưa ngành Ngân hàng vào danh sách theo dõi do đây là ngành nhạy cảm với biến động lãi suất.
Một số ngành có thể phục hồi mạnh trong nửa cuối năm còn có Tiêu dùng, bán lẻ, điện, hàng không, công nghệ và nhà đầu tư có thể mua vào trong những nhịp điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro.
VNDIRECT lên kịch bản xấu nhất VN-Index rơi về vùng 740 810, lợi nhuận công ty chỉ đạt 320 tỷ đồng năm 2020
Ở kịch bản cơ sở, VNDIRECT kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 840 - 920 trong các quý tiếp theo. Lợi nhuận của VNDIRECT đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT mới đây đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ năm 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 30/6.
Đưa ra nhận định về thị trường chứng khoán 2020, VNDIRECT cho biết, Luật Chứng khoán mới được kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng cổ phiếu, tăng cường tính minh bạch và bảo vệ tốt hơn lợi ích của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, từ đó giúp thu hút thêm các quỹ trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam và đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán lên thị trường mới nổi.
Việt Nam có thể hưởng lợi lớn nhất từ việc nâng hạng của Kuwait nhờ nâng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index vào năm 2020. Dòng vốn từ các quỹ giao dịch theo chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index sẽ cải thiện thanh khoản thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Việc thoái vốn của Chính phủ tại các doanh nghiệp niêm yết như CTCP Sữa Việt Nam (VNM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA), Tập đoàn FPT (FPT) và TCT Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) cũng sẽ được thực hiện trong ngắn hạn, có thể vào năm 2020.
Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại các DNNN sẽ khó cải thiện trong năm 2020 vì các nút thắt trong quá trình cổ phần hóa chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến định giá đất.
VNDIRECT cho rằng dịch Covid-19 đang tác động rất lớn đến tâm lý các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, diễn biến của TTCK Việt Nam sẽ đồng hành cùng với diễn biến của dịch bệnh.
Theo kịch bản cơ sở, các nhà đầu tư nước ngoài chưa hào hứng với thị trường VN trong năm nay, thị trường chủ yếu được đỡ bởi nhà đầu tư trong nước. VN-Index kỳ vọng sẽ dao động trong khoảng 840 - 920 trong các quý tiếp theo. Thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ở kịch bản tích cực hơn, thị trường có các tín hiệu tích cực như: Việt Nam được tăng tỷ trọng trong MSCI Frontier Index xu hướng nới lỏng tiền tệ toàn cầu sẽ hướng dòng vốn giá rẻ chảy vào các thị trường mới nổi, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng từ tháng 7/2020. Ở kịch bản này, VN-Index tăng đến vùng 960 - 1.000 điểm và thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 20,8% so với cùng kỳ.
Ở kịch bản xấu nhất, những bất ổn bên ngoài như chiến tranh thương mại hay dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn dự kiến, sẽ tác động lên tâm lý của các nhà đầu tư. Theo đó, VN-Index sẽ rơi về vùng 740 - 810, thanh khoản trung bình thị trường ước tính tăng 5,8% so với năm 2019.
HĐQT công ty đặt ra mục tiêu trong năm 2020 phấn đấu tăng trưởng thị phần môi giới cao hơn so với mức đạt được năm 2019; nhuận sau thuế hợp nhất của Công ty tương ứng với các kịch bản như kịch bản cơ sở, lợi nhuận đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019 và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 403 tỷ đồng. Kịch bản tích cực, lợi nhuận đạt 490 tỷ đồng, và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 484 tỷ đồng. Kịch bản xấu nhất, lợi nhuận đạt 320 tỷ đồng, và lợi nhuận riêng Công ty mẹ là 318 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán 'được mùa' trong quý II Với đà hồi phục mạnh của thị trường chứng khoán, dự báo hoạt động tự doanh của các Công ty chứng khoán sẽ hồi phục đáng kể... Ảnh: Quý Hòa. 'Mùa' của tự doanh Trong quý I/2020, đặc biệt là trong tháng 3, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những phiên giảm điểm rất mạnh (gần 300 điểm), kéo theo...