VNDIRECT dự đoán VN-Index tăng hơn 20% trong năm 2020
Với ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn VN-Index trong năm 2020 sẽ tăng 18% so với cùng kỳ, VNDIRECT cho rằng chỉ số có thể tăng 20,7% lên 1.160 điểm.
VN-Index được dự báo tăng 20,7%
CTCK VNDIRECT (VND) cho biết, có hai áp lực chính lên TTCK Việt Nam trong năm 2019 bao gồm tăng trưởng lợi nhuận chậm lại của các doanh nghiệp niêm yết và việc thắt chặt tín dụng đối với các ngành rủi ro cao như BĐS và đầu tư chứng khoán, điều này làm nở rộ thị trường trái phiếu doanh nghiệp lợi suất cao.
Mặc dù khả năng Việt Nam nâng hạng lên thị trường mới nổi MSCI vẫn còn bỏ ngỏ, triển vọng năm 2020 của TTCK sẽ tươi sáng hơn vì hầu hết những lo ngại kể trên đã được phản ánh vào định giá của thị trường trong khi tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong năm 2020 sẽ tăng tốc từ mức thấp của năm ngoái nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc.
Tính tại ngày 25/12/2019, VN-INDEX được định giá ở mức P/E trượt 15,3 lần, thấp hơn so với các thị trường trong khu vực cũng như có chỉ số PEG hấp dẫn hơn.
VND ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn VN-INDEX trong năm 2020 sẽ tăng 18% so với cùng kỳ. Kỳ vọng P/E trượt của VN-INDEX sẽ ổn định khoảng 15,3 lần trong năm 2020 và chỉ số VN-INDEX tăng 20,7% lên 1.160 điểm vào cuối năm 2020.
Không có nhiều rủi ro giảm giá đối với thị trường trong khi đó động lực tăng giá bao gồm việc MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi sớm hơn dự kiến và khả năng IPO của một số cái tên đáng chú ý như Bamboo Airways, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, CTCP Gỗ An Cường. Các doanh nghiệp mới niêm yết có thể trở thành tâm điểm và thu hút thêm dòng vốn quay trở lại thị trường.
Chờ nâng hạng nhưng tỷ trọng trong rổ chỉ số Thị trường cân biên sẽ tăng
Dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam, VND đánh giá Việt Nam có thể được nâng hạng lên Thị trường mới nổi trong hai đến ba năm tới.
Đối với MSCI, trong kịch bản tốt nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được thêm vào Danh sách theo dõi để nâng hạng từ Thị trường cận biên lên Thị trường mới nổi trong đợt đánh giá thường niên vào tháng 6/2021 và được chính thức nâng hạng lên Thị trường mới nổi trong đợt đánh giá thị trường thường niên vào tháng 6/2022.
Video đang HOT
Trong khi với FTSE, Việt Nam có thể được nâng hạng chính thức lên Thị trường mới nổi thứ cấp trong đợt đánh giá thị trường thường niên vào tháng 9/2021.
Nếu thị trường chứng khoán được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, Việt Nam có thể thu hút hơn 1 tỷ USD từ các quỹ đầu tư theo dõi chỉ số MSCI Emerging Markets Index và MSCI Emerging Markets Index cũng như Vanguard FTSE Emerging Markets ETF.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn có nhiều khả năng được nâng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index vào năm 2020. Nhờ việc Kuwait có thể được thêm vào MSCI Emerging Markets Index vào tháng 6/2020. Tỷ trọng của Việt Nam trong MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index có thể tăng lên 25,8% và 30% theo ước tính của MSCI.
Theo ước tính, nếu Kuwait được chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được nhận khoản đầu tư xấp xỉ 200 triệu USD từ các quỹ giao dịch theo chỉ số MSCI Frontier Markets Index và MSCI Frontier Markets 100 Index.
Quy mô của dòng vốn đầu tư có thể còn lớn hơn ở mức 250-270 triệu USD, nếu xem xét các quỹ khác bao gồm các quỹ chủ động và các quỹ thụ động như MSCI Frontier Emerging Markets Index hay S&P/BNP Mellon New Frontier Index. Dòng vốn này sẽ cải thiện thanh khoản thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Khó trông đợi vào kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn
Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg, tổng số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải cổ phần hóa trong giai đoạn 2019-20 là 93, bao gồm một số tên tuổi lớn như Agribank (Chưa niêm yết), Mobifone (Chưa niêm yết), VNPT (Chưa niêm yết), Vinacafe (Chưa niêm yết) và Vinachem (Chưa niêm yết). Tuy nhiên, mục tiêu được cho rằng khó có thể đạt được vì các nút thắt trong quá trình cổ phần hóa chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến định giá đất. Đáng chú ý, chỉ có ba DNNN đã hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2019.
Ngoài ra, việc thoái vốn của Chính phủ tại các doanh nghiệp niêm yết như CTCP Sữa Việt Nam (VNM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA), Tập đoàn FPT (FPT) và TCT Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) cũng sẽ được thực hiện trong ngắn hạn, có thể vào năm 2020.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
"Chọn mặt, gửi vàng" năm 2020
Sau Tết Dương lịch, các nhà đầu tư chính thức bước vào năm làm ăn mới với công cuộc tìm kiếm những "gương mặt" cổ phiếu tiềm năng để bổ sung hoặc làm mới danh mục. Mua bán thế nào, mua cổ phiếu gì đang là câu hỏi làm sôi động các diễn đàn chứng khoán.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thị trường chứng khoán (TTCK) kết thúc năm 2019 với xu hướng giao dịch chính vẫn là trạng thái giằng co, biên độ dao động trong phiên hẹp. Điểm tích cực là việc khối ngoại mua ròng trở lại sau chuỗi nhiều tuần bán ròng liên tiếp.
Trước diễn biến này, giới phân tích kỳ vọng trong tuần đầu tiên của năm 2020, giao dịch của khối ngoại tiếp tục là điểm sáng hỗ trợ thị trường. Vn-Index được dự báo duy trì đà tăng lên vùng kháng cự quanh ngưỡng 970 điểm, tuy nhiên giao dịch có thể xen lẫn những nhịp biến động mạnh trong 2 phiên đầu tuần do là thời điểm các quỹ đầu tư chốt NAV (giá trị tài sản ròng).
Mở đầu năm rực rỡ
Trong một báo cáo tuần mới đây, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã dự báo chỉ số Vn- Index có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong những phiên giao dịch đầu năm 2020, nhiều khả năng hướng đến vùng kháng cự tiếp theo trong khoảng 969-972 điểm.
Theo BVSC, giai đoạn đầu năm mới là thời điểm thị trường sẽ có diễn biến khởi sắc hơn. Tuy nhiên, chỉ số vẫn cần bứt phá qua vùng kháng cự này để thoát khỏi kênh giá đi ngang hiện tại và bước vào nhịp hồi phục rõ nét hơn trong ngắn hạn.
Theo thống kê của BVSC, trong năm 2019, lượng mua ròng của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài trên TTCK thứ cấp khoảng 6.000 tỷ đồng. Nhìn vào các thương vụ phát hành riêng lẻ với những thương vụ lớn đã lên tới con số 2,6 - 2,7 tỷ USD, chứng tỏ niềm tin của NĐT nước ngoài ngày càng tốt hơn với TTCK Việt.
Hầu hết các thương vụ thành công đều xuất phát từ nền tảng doanh nghiệp (DN) có cốt lõi kinh doanh tốt, quản trị công ty minh bạch. _ây là một trong những cơ sở cho sự phát triển của thị trường năm 2020.
Cũng đưa ra những nhận xét tích cực, Chứng khoán VNDirect cho rằng thị trường chưa có nhiều chuyển biến đủ lớn để thay đổi xu hướng ảm đạm của năm 2019, tuy nhiên các chỉ số đang chuyển động theo hướng tăng giảm đan xen nhưng nhích dần lên khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa bắt đầu xuất hiện một số "đốm lửa sáng" trở lại.
Theo đó, VNDirect kỳ vọng thị trường khởi đầu năm tài chính 2020 trong trạng thái tích cực và điều này được kỳ vọng là động lực chính để dòng tiền dần giải ngân trở lại.
Báo cáo của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2019, TTCK Việt đã hồi phục nhẹ với những thông tích cực từ TTCK Mỹ tiếp tục vượt đỉnh và việc công bố các chỉ số kinh tế tích cực trong năm 2019, cùng với đó là động thái mua vào của khối ngoại đã giúp cho tâm lý thị trường như được "cởi trói". SHS nhận định trong tuần đầu tiên của năm mới, Vn-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 950-970 điểm.
Về góc độ đầu tư, ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ đầu tư VNDirect, nhận xét: Trong năm 2019, cơ hội đầu tư không thiếu, không ít mã có mức tăng giá tốt, thậm chí tăng trên 50% như FPT, MWG... Tuy nhiên, số đông NĐT thua lỗ cũng là điều dễ lý giải, bởi số cổ phiếu giảm giá vẫn chiếm đa số.
Chuyên gia này khuyến nghị NĐT cần nghiêm túc nhìn nhận các khoản đầu tư thua lỗ. Để cải thiện kết quả đầu tư trong dài hạn, cách duy nhất là dành sự quan tâm tới nhóm cổ phiếu thực sự tốt, chỉ chiếm 20% và tránh xa các nhóm cổ phiếu có rủi ro cao đang chiếm tỷ lệ 80% trên thị trường.
Năm 2020 thích hợp cho các NĐT dài hạn
Mua cổ phiếu nào?
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn mặc dù đang bị định giá cao nhưng vẫn sẽ là nhóm chiếm ưu thế trong năm 2020, tương tự như những gì đã diễn ra vài năm trở lại đây, do dư địa tăng trưởng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh ở nhóm này là rất lớn.
Cũng đưa ra những nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2020, Chứng khoán KBSV cho biết sẽ bao gồm nhóm ngành mang tính chất tăng trưởng dài hạn, hưởng lợi từ bối cảnh/điều kiện vĩ mô hiện tại như ngân hàng, hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin...
Bên cạnh đó là nhóm DN có thể đón nhận dòng tiền lớn từ khối ngoại nhờ khả năng ra đời các quỹ ETF mới, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) được triển khai, TTCK có triển vọng nâng hạng.
Tại Hội nghị đầu tư năm 2019, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cũng đã chỉ ra 5 nhóm ngành/ lĩnh vực của Việt Nam có tiền năng.
Đó là những ngành có lợi thế so sánh truyền thống như: dệt may, da giày, điện tử, nông sản và thủy sản; lĩnh vực phục vụ tiêu dùng như phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế, dược; lĩnh vực hỗ trợ mạng sản xuất/chuỗi giá trị, kết nối với DN tiên phong gồm dịch vụ hỗ trợ logistics, công nghiệp hỗ trợ; những ngành lĩnh vực mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế nền tảng fintech; kết cấu hạ tầng và bất động sản gồm bất động sản nhà ở, văn phòng, du lịch, bán lẻ, khu công nghiệp...
Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, TS. Võ Trí Thành nhận định hiện nền kinh tế vẫn cơ bản dựa vào hệ thống ngân hàng; tái cấu trúc ngân hàng có bước tiến tích cực, nhiều ngân hàng bước vào chuyển đổi số; nợ xấu được giữ ổn định...
Nhìn chung, đánh giá về cả năm 2020, các chuyên gia cho rằng thị trường vẫn sẽ có diễn biến tương tự năm 2019 khi phân hóa và đi ngang, thanh khoản có thể không được cải thiện khiến cơ hội "lướt sóng" là rất khó.
Tuy nhiên, đây lại là môi trường phù hợp cho các NĐT dài hạn có thể lựa chọn kỹ càng các mã để nắm giữ lâu dài.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Đón tháng mới 2020, kỳ vọng thị trường chứng khoán sang trang TTCK Việt Nam trải qua tháng cuối cùng của năm 2019 đầy khó khăn khi VN-Index giảm về mốc 950 điểm, đây là mốc thấp nhất trong năm 2019. Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung là yếu và bất ngờ khi VN-Index "một mình một chợ", cứ giảm trong khi nhiều TTCK quốc tế tươi sáng và nền kinh tế Việt Nam...