VNCS muốn đưa sản phẩm an toàn thông tin ‘Make in Vietnam’ vươn ra khu vực
Hợp tác cùng doanh nghiệp Nhật Terilogy thành lập VNCS Global, Công ty cổ phần công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam – VNCS muốn đưa các sản phẩm, dịch vụ ‘ Make in Vietnam’ vươn ra khu vực.
Trung tâm giám sát an toàn thông tin VNCS ( VNCS SOC) dự kiến sẽ được VNCS Global khai trương trong tháng 5/2020.
Là công ty liên doanh giữa Terilogy và VNCS, VNCS Global được định hướng tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin cung cấp cho thị trường Nhật Bản, Việt Nam và các nước trong khu vực.
Được biết, giá trị doanh nghiệp VNCS Global được Terilogy và VNCS xác định đầu tư lên tới hàng chục triệu USD trong năm tới.
VNCS Global có trụ sở đặt tại Hà Nội và văn phòng tại Nhật Bản. Đây được cho là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực an toàn thông tin tại Việt Nam có sự đầu tư của đối tác nước ngoài.
Đại diện VNCS chia sẻ, việc ra mắt VNCS Global nằm trong chiến lược đưa VNCS trở thành công ty hàng đầu về phân phối, phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ an toàn thông tin tại Việt Nam và khu vực.
“VNCS Global ra đời với sứ mệnh đem chất xám, sản phẩm trí tuệ của người Việt trong lĩnh vực an toàn thông tin, cụ thể là các sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin “Make in Vietnam” vươn ra khu vực và thế giới”, đại diện VNCS nhấn mạnh.
Video đang HOT
Công ty VNCS Global có Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Khổng Huy Hùng, Tổng giám đốc VNCS. Dù mới được thành lập, song hiện công ty này đã có các dự án khởi đầu, cung cấp dịch vụ giám sát an ninh mạng cho các khách hàng tại Nhật Bản trong lĩnh vực giao thông, y tế.
Dự kiến tháng 5/2020, VNCS Global sẽ khai trương Trung tâm giám sát an toàn thông tin VNCS (VNCS SOC) tại Việt Nam. Công ty sẽ ưu tiên cung cấp dịch vụ SOC và bảo mật đặc biệt chuyên sâu cho các cơ quan quan trọng của Chính phủ tại Việt Nam và Nhật Bản.
M.T
Ứng dụng dạy-học trực tuyến 'Make in Vietnam' thiếu và yếu
Ứng dụng dạy-học online 'Make in Vietnam' quá thiếu và chưa đủ chất lượng, khiến người dùng Việt phải dùng phần mềm nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin.
Trên địa bàn Hà Nội nói riêng và nhiều tỉnh, thành trên cả nước nói chung, ứng dụng họp trực tuyến Zoom được các trường lựa chọn để dạy và học online, giúp trẻ bù đắp kiến thức trong quá trình nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ảnh chụp màn hình do phụ huynh gửi tới tổng đài 111.
Bên cạnh việc tiện dụng hỗ trợ giáo viên và học sinh cùng học, gần đây, Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) cũng ghi nhận nhiều phản ánh của phụ huynh về việc trong quá trình học online, các con có nhận được tin nhắn từ người lạ dụ dỗ tham gia cuộc thi ảnh, với yêu cầu chụp ảnh mà không mặc quần áo trên người.
Việc này không chỉ cho thấy nguy cơ lớn đối với trẻ bị kẻ xấu nhắn tin, xâm hại trên môi trường mạng, mà còn nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ khi tham gia các ứng dụng học trực tuyến miễn phí này...
Zoom bị cấm ở nhiều quốc gia
Hiện, phần mềm họp trực tuyến Zoom đã bị một số chính phủ, trường học, công ty công nghệ cấm sử dụng vì nguy cơ bảo mật.
Theo Techcrunch, ngày 5/4, chính quyền thành phố New York đã ra văn bản cấm các trường học trong khu vực dùng phần mềm này vì lo ngại bảo mật,.
Trước đó, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đầu tiên áp dụng lệnh cấm hoàn toàn với Zoom. Theo chính phủ nước này, các cơ quan, tổ chức nếu cần tổ chức hội nghị truyền hình từ xa, không nên sử dụng những sản phẩm không được bảo mật như Zoom, thay vào đó, có thể chọn giải pháp tương tự của Google, Microsoft...
Tiếp theo là Đức, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), SpaceX...
Do đó, nhiều quốc gia, tổ chức đã khuyến cáo nên chuyển sang sử dụng các ứng dụng của Microsoft, Google... để có mức độ bảo mật cao hơn.
Thiếu ứng dụng dạy-học trực tuyến "Make in Vietnam"
Chương trình họp trực tuyến Zoom được sự quan tâm lớn từ đầu 2020 khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phần mềm này đang bị chỉ trích, thậm chí bị kiện vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối, làm lộ thông tin đăng nhập Windows hay cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Làm việc online, dạy và học online là những xu hướng tất yếu.
Zoom cũng thừa nhận và xin lỗi vì đã không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình, đồng thời hứa khắc phục để lấy lại niềm tin từ người dùng. Hiện công ty thông báo ngừng phát triển các tính năng mới trong 90 ngày để xử lý các lỗ hổng và sự cố đã được báo cáo.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp chuyên giải pháp công nghệ như FPT, VNPT... cũng đã có một số ứng dụng phục vụ việc dạy-học trực tuyến. Khách quan để nói, các ứng dụng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng, nhất là khi thói quen sử dụng ứng dụng miễn phí vẫn rất lớn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cũng như xu thế phát triển của thời đại, làm việc online, dạy-học online... sẽ là xu hướng tất yếu. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt cần xây dựng những ứng dụng đủ đáp ứng nhu cầu người dùng và đặc biệt giúp gia tăng tốt hơn vấn đề bảo mật./.
Vân Anh
Thực hiện thủ tục hành chính điện tử không làm tăng phí, lệ phí Một trong những nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là việc thực hiện thủ tục không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật. Nghị định 45 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5 tới Thủ tục hành...