VNCERT đã xử lí 3.031 sự cố máy tính trong năm 2013
Tính đến hết tháng 11/2013, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam ( VNCERT) đã xử lí 3031 sự cố, tăng 40% so với năm 2012 (2179 sự cố).
Con số trên vừa được Giám đốc VNCERT Vũ Quốc Khánh công bố tại Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của VNCERT diễn ra chiều 19/12/2013 ở Hà Nội.
Cụ thể, từ đầu năm đến hết tháng 11/2013, VNCERT đã ghi nhận 812 sự cố website giả mạo và lừa đảo (phishing), gửi yêu cầu điều phối và xử lí được 783 sự cố, trong đó có 10 vụ liên quan đến tên miền “gov.vn”; ghi nhận 1529 sự cố về phát tán mã độc (malware), xử lí được 556 vụ, trong đó 11 vụ liên quan đến tên miền “gov.vn”; ghi nhận 2038 sự cố tấn công thay đổi giao diện (deface), trong đó có 345 sự cố liên quan đến tên miền “gov.vn”, đã xử lí xong cho 322 tên miền “gov.vn” và 1370 tên miền khác.
Bên cạnh đó, VNCERT đã hỗ trợ USCERT (Mỹ) xử lí 2322 website với 7076 trang tin nhiễm mã độc tấn công vào hạ tầng tài chính của Mỹ; phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) lớn tại Việt Nam ngăn chặn hiệu quả hoạt động của 1 số mạng máy tính ma, tìm ra và cô lập kết nối tới 13 địa chỉ IP và 10 tên miền trong mạng gián điệp, phát tán mã độc tại Việt Nam.
Về công tác quản lí chống thư rác, VNCERT đang quản lí 74 doanh nghiệp hoạt động trên cả nước với 85 mã số quản lí cho cả 3 dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn SMS, thư điện tử và bằng tin nhắn qua mạng Internet. Trong năm 2013, VNCERT đã cấp mới 21 mã số quản lí cho 20 doanh nghiệp, gia hạn mã số quản lí cho 50 doanh nghiệp, thu hồi mã số quản lí của 14 doanh nghiệp; thực hiện điều phối chống thư rác với 4 nhà mạng di động, xử lí 157 vụ phát tán tin nhắn rác; tham gia thanh tra, kiểm tra 27 doanh nghiệp nội dung phát tán tin nhắn rác;…
Dự kiến năm 2014, VNCERT sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ như trình Chính phủ dự thảo Luật An toàn thông tin; Đưa vào hoạt động và bước đầu khai thác hệ thống kĩ thuật giám sát an toàn mạng Internet tại Việt Nam để thu thập thông tin và cảnh báo sớm; Tích hợp hệ thống thu thập thông tin các website Việt Nam bị tin tặc tấn công; Triển khai dự án xây dựng các hệ thống kĩ thuật phục vụ quản lí chống thư rác, đặc biệt, nghiên cứu tích hợp biện pháp quản lí và kĩ thuật chống thư điện tử rác như xây dựng và quản lí “danh sách đen” các địa chỉ phát tán thư rác; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kĩ thuật đối với ISP để ngăn chặn các luồng thư rác do mã độc phát tán ra quốc tế ảnh hưởng đến uy tín của các hệ thống thư điện tử Việt Nam…
Theo ICTnews
Mất gần 8.000 tỉ đồng mỗi năm vì vi rút máy tính
Mặc dù có một số cải thiện nhưng các chỉ số về an toàn thông tin (ATTT) ở VN vẫn còn khá yếu. Đây là nhận định của TS Vũ Quốc Thành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tại ngày An toàn thông tin 2013, diễn ra hôm qua ở Hà Nội.
Một khảo sát của VNISA cho thấy các hạn chế trong lĩnh vực ATTT ở VN chủ yếu liên quan đến khả năng nhận biết tấn công mạng cũng như sự chậm chạp của các "nạn nhân" trong việc báo cáo, thông tin để các cơ quan chức năng hỗ trợ. VNISA thống kê tổng số sự cố có báo cáo tìm trợ giúp trong vòng 1 tuần trở lại chỉ khoảng 0,8%. Khảo sát này được VNISA đã tiến hành với gần 600 tổ chức, doanh nghiệp (có quy mô từ 5 - 2.000 máy tính/đơn vị)... VNISA đánh giá chỉ số ATTT của VN trong năm 2013 là 37,5% (năm 2012 là 26%), thấp hơn rất nhiều so với Hàn Quốc (62%).
Đại diện Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết trong 9 tháng đầu 2013 đã ghi nhận 1.428 trường hợp mã độc tấn công. Các máy tính ở VN đang phát tán hơn 3,33 tỉ thư rác/ngày. Số liệu cập nhật do Công ty an ninh mạng Bkav cho thấy trong tháng 10/2013 đã có 2.548 dòng vi rút máy tính mới xuất hiện tại VN. Các vi rút này đã lây nhiễm trên 4.391.000 lượt máy tính. Cũng trong tháng 10, đã có 504 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại VN bị hacker xâm nhập, trong đó có 7 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 497 trường hợp do hacker nước ngoài. Trước đó, theo kết quả chương trình khảo sát do Bkav thực hiện vào tháng 4/2013, thiệt hại do vi rút máy tính tại Việt Nam mỗi năm lên đến gần 8.000 tỉ đồng.
Theo Thanh Niên
Tin rác, tin lừa tiếp tục gây rối Không chỉ những đầu số trong "danh sách đen" mà những đầu số "sạch" cũng bắt đầu tham gia hoạt động này. Khó xử lý? Theo quan sát của Thanh Niên Online, trong thời gian qua, người dùng dịch vụ viễn thông di động vẫn liên tục bị "khủng bố" bởi tin nhắn rác. Tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo vẫn liên...