VN-Index tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh, thị trường điều chỉnh là điều bình thường
Phiên giao dịch 27.5, chỉ số VN-Index giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng qua với khối lượng giao dịch cao.
Ảnh: straitstimes.
Áp lực chốt lời lớn khi VN-Index về gần 880 điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có đợt hồi phục mạnh từ hồi đầu tháng 4.2020. Dịch bệnh COVID-19 có vẻ đã làm thay đổi những quy luật vốn có. Trong tháng Sell in May, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 88 điểm (tính đến phiên 27.5). Kéo theo đó là sự tăng điểm của phần lớn các cổ phiếu trên thị trường, với đà tăng bình quân từ 20-30%.
Phiên giao dịch 27.5 vừa qua là phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số VN-Index kể từ đầu tháng 5 đến nay. Áp lực chốt lời khi thị trường tiến gần đến ngưỡng kháng cự quanh 880 điểm (trên VN-Index cũng như 815 điểm trên VN30 đã khiến thị trường giảm điểm khá mạnh.
Kết phiên giao dịch, chi số VN-Index giảm 11,65 điểm, lùi về mốc 857,48 điểm, trong đó chi số VN30 giảm 13,65 điểm còn 801,36 điểm. Đô rông thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 127 mã tăng/258 mã giảm. Đặc biệt, ơ rổ chỉ số VN30 chỉ có 5 mã tăng, 21 mã giảm và 4 mã giư tham chiếu.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là BID, VHM, VNM, HPG,… đã lấn át nỗ lực tăng giá ơ các cổ phiếu khác như: VCB, HVN, CTD,…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng giảm lần lượt 1,69% và 0,6%.
Khối lượng giao dịch trong phiên giảm điểm này cũng đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 5, ghi nhận hơn 388 triệu cổ phiếu khớp lệnh trên sàn HOSE tương đương với giá trị giao dịch hơn 6.600 tỉ đồng.
Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội ( SHS), phiên giảm điểm này của VN-Index cho thấy nhịp hồi phục kỹ thuật của thị trường có thể đã kết thúc và các chỉ số có thể sẽ cần lùi về các ngưỡng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
VN-Index giảm điểm với thanh khoản cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Ảnh: FireAnt.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng hơn 110 tỉ đồng trên 2 sàn HOSE và HNX.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 6 giảm mạnh hơn so với chỉ số cơ sở VN30, qua đó nới rộng mức basis âm lên thành 18,46 điểm cho thấy nhà đầu tư nghiêng về khả năng thị trường sẽ tiếp tục rơi trong phiên tới.
SHS nghiêng về một kịch bản trung tính và không quá tiêu cực. Công ty chứng khoán này dự báo trong phiên 28.5, VN-Index có thể sẽ đi ngang và giằng co với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ lần lượt quanh 880 điểm và 840 điểm.
Nhà đầu tư đang có tỉ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục theo dõi thị trường và có thể canh chốt lời khi VN-Index tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh 880 điểm. Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư đang có tỉ trọng tiền mặt cao có thể mua vào nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 840 điểm.
Thị trường điều chỉnh là điều bình thường
Phiên giao dịch 27.5, thị trường chứng khoán Việt đã không có được diễn biến tích cực như phiên giao dịch trước đó, do thiếu vắng lực kéo từ các trụ lớn. Dòng tiền dẫn dắt cũng bị chốt lời sau 3 tuần tăng liên tiếp.
Phiên giảm điểm 27.5 cũng là phiên có mức giảm mạnh nhất trong vòng hơn 1 tháng qua. Ap lực chốt lời cuối phiên diễn ra nhanh nên đô rông của thị trường hôm nay đã nghiêng hẳn về bên bán. Thanh khoản trên thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao khi nhu cầu chốt lời của nhà đầu tư gia tăng, sau chuỗi tăng nóng của thị trường.
Theo quan điểm của Công ty Chứng khoán MBS, thị trường điều chinh giảm là điều bình thường vì sau hơn 3 tuần tăng liên tiếp, các cổ phiếu đã có mức tăng bình quân từ 20-30% sẽ kích thích các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận. Đây cũng là phiên điều chinh ro net nhất kể từ cuối tháng 4 khi thị trường bước vào đợt tăng vừa qua, nguyên nhân có thể đến từ yếu tố ky thuật. Thanh khoản được đây lên mức khá cao và luôn có nhưng y kiến trái chiều giưa người bán và người mua. Dẫu vậy thì điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, đưa tỉ trọng danh mục về mức cân bằng hoặc thấp.
(*) Trích dẫn báo cáo của các công ty chứng khoán có giá trị như một tài liệu tham khảo.
MBS: "VN-Index đã có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn, nhiều khả năng sideway từ 740 780 điểm trong tuần đầu tháng 5"
MBS cho rằng trong ngắn hạn, chỉ số vẫn đang nằm trong một downtrend theo tháng do đó nhịp phục hồi trong thời gian qua mới chỉ là nhịp phục hồi mang tính ky thuật, giảm sâu bật mạnh. Và có thể sau đó, chỉ số lại quay trở lại xu hướng đã giảm đã hình thành trước đó.
CTCK MBS vừa đưa ra báo cáo đánh giá chiến lược thị trường tuần giao dịch đầu tháng 5 (4-8/5) với nhiều điểm đáng chú ý.
Về biến động thị trường quốc tế, MBS cho biết thị trường đã trải qua tuần điều chỉnh thứ 2 liên tiếp do (1) ảnh hưởng từ cú sập từ giá dâu và (2) các chỉ số kinh tê vĩ mô bắt đâu lộ rõ suy thoái có thể sẽ rất nghiêm trọng cùng với đó là (3) rủi ro căng thẳng địa chính trị leo thang và nguy cơ tái bùng phát chiên tranh thương mại.
MBS đánh giá về khía cạnh kinh tế, rủi ro hiện tại cho thấy kinh tế toàn cầu suy thoái sâu là rất rõ ràng với hàng loạt số liệu về GDP, việc làm và PMI đều ở tình trạng rất tệ. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà các Chính phủ và NHTW đã tung hàng loạt gói kích thích tài khóa và bơm tiền thông qua các chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có để đối phó với đà giảm tốc lớn của kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19 và những hệ lụy sau đó.
Do đó, ngắn hạn thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi và tăng điểm mạnh nhờ yếu tố cung tiền ngắn hạn. Nhưng yếu tố dài hạn hơn như diễn biến suy thoái kinh tế nhanh hay kéo dài, tốc độ suy giảm của lợi nhuận doanh nghiệp cũng như các tác động của chính sách hiện tại của các chính phủ và NHTW liệu có đủ bù đắp được những ảnh hưởng mà dịch Covid-19 gây ra hay không còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Nhưng MBS cho rằng TTCK chưa thể bước vào một uptrend với bối cảnh kinh tê hiện tại đươc do vậy nhịp phục hồi sớm muộn cũng sẽ kêt thúc.
Đối với TTCK Việt Nam, những diễn biến tích cực nhất đã diễn ra trong phần lớn thời gian của tháng 4 và chỉ số VN-Index cũng đã phục hồi hơn 22% kể từ đáy. MBS đánh giá trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index đã có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn về điểm số và thanh khoản sau khi chạm các vùng kháng cự mạnh của Fibonacci và MA50. Trong khi đó, thanh khoản toàn thị trường cũng đã tạo đỉnh và đang có dấu hiệu giảm dần so với tuần trước đó.
Về kịch bản cho tuân giao dịch đầu tháng 5, MBS dự báo thị trường tiêp tục trong xu hướng điều chỉnh và phân hóa qua đó tạo một vùng dao động kỹ thuật ngắn hạn trước khi xu hướng mới đươc hình thành. Nếu chỉ số vượt qua được vùng đỉnh ngắn hạn vừa thiết lập trong những phiên 20/4 vừa qua, mục tiêu của sóng tăng mới là vùng 800 điểm, nơi có sự góp măt của đường trung bình 50 ngày (MA50). Tuy vậy, theo MBS, nhà đầu tư cũng nên chuẩn bị kịch bản khi thị trường để mất ngưỡng 750 điểm, hiện TTCK toàn cầu bắt đầu bước vào nhịp điều chỉnh và có thể kết thúc sóng hồi ky thuật của tháng 4 vừa qua.
Trong ngắn hạn, chỉ số vẫn đang nằm trong một downtrend theo tháng do đó nhịp phục hồi trong thời gian qua mới chỉ là nhịp phục hồi mang tính ky thuật, giảm sâu bật mạnh. Và có thể sau đó, chỉ số lại quay trở lại xu hướng đã giảm đã hình thành trước đó. Dong tiền ngoại trong thời gian vừa qua đã rút ra ở hầu hết các thị trường và đăc biệt rút mạnh tại khu vực Emerging Market. Do vậy, xu hướng rút vốn tại Việt Nam phần nào do ảnh hưởng của làn sóng này. Có một điểm đáng chú ý, đó là khi một lượng tiền lớn bị rút ra, thị trường sẽ cần rất nhiều thời gian để bù lấp lại khoảng trống về thanh khoản và vốn hóa.
Kịch bản thị trường được MBS đánh giá cao nhất trong tuần đầu tháng 5 là VN-Index sẽ sideway down trong vùng 740 - 780 điểm (xác suất 60%).
Về chiến lược đầu tư, MBS cho rằng nhà đầu tư có thể chốt lời dần các danh mục cô phiếu trading ngắn hạn, duy trì trạng thái thận trọng cũng như nên có sẵn các kịch bản để ứng xử phù hợp bất kể thị trường đi theo chiều hướng nào khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu chưa được kiểm soát triệt để. Hạn chế mua đuôi trong những phiên tăng giá và sử dụng tỷ lệ margin cao, tuân thủ chăt chẽ quy tắc cắt lô để bảo toàn trạng thái tài khoản.
Nhà đầu tư trung hạn và dài hạn khuyến nghị tiếp tục nắm giữ danh mục và có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh trong phiên để tích lũy thêm cô phiếu cơ bản tốt và triển vọng tăng trưởng tích cực trong cả năm sau khi dịch bệnh qua đi.
Giữa thời dịch bệnh, cổ phiếu dược hết tăng sốc đến giảm sâu Thị trường chứng khoán vừa có phiên giằng co nhẹ với thanh khoản có phần sụt giảm và kết phiên trái chiều trên hai sàn. Diễn biến dịch bệnh khiến cổ phiếu dược có những phản ứng trái chiều. Kết thúc phiên giao dịch 5/1, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 925,91 điểm, giảm 3,18 điểm, tương đương 0,34% so với phiên...