VN-Index quay đầu giảm hơn 7 điểm trước áp lực chốt lời
Áp lực bán tăng cao ở nhiều nhóm cổ phiếu khiến các chỉ số không thể duy trì được đà tăng điểm.
Tại thời điểm 10h55 ngày 8/4, chỉ số VN-Index giảm 7,02 điểm (-0,94%) xuống 739,67 điểm; HNX-Index giảm 1,36% xuống 102,06 điểm.
Đà giảm của các chỉ số có phần thu hẹp khi một số cổ phiếu trụ như VHM tăng 3,8% lên 68.400 đồng/cp, SAB tăng 0,6% lên 137.800 đồng/cp…Bên cạnh đó, các cổ phiếu khác như VCB, MSN… giảm gần về mốc tham chiếu.
Mở cửa đầu phiên, các cổ phiếu vốn hoá lớn như BVH giảm 6,1% xuống 44.900 đồng/cp, PNJ giảm 4,4%, MSN giảm 3,5%, VIC giảm 2,6%…
Các cổ phiếu nhóm ngân hàng, dầu khí như CTG, BID, TCB, VCB, PVD, GAS…đều giảm giá, góp phần tác động tiêu cực lên các chỉ số. Theo đó, VN-Index giảm 12 điểm (-1,61%) xuống 735,83 điểm.
Video đang HOT
Trên sàn HNX cũng có diễn biến tương tự khi nhiều cổ phiếu có ảnh hưởng lớn như PVS giảm 4,2% xuống 11.300 đồng/cp, ACB giảm 2,5% xuống 19.800 đồng/cp, SHB giảm 2%, VCS giảm 3,7%… khiến HNX-Index giảm 1,79 điểm (-1,73%) xuống 101,64 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 8 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 80 tỷ đồng.
Khối ngoại cho tín hiệu tích cực khi mua ròng nhẹ trên sàn HoSE và UPCoM với giá trị gần 10 tỷ đồng và bán ròng hơn 2,5 tỷ đồng trên sàn HNX. Các cổ phiếu được mua ròng là VCB, VNM, CTG, SAB…
VHM , PVD giữ đà tăng khi xác lập 2 phiên tăng điểm mạnh
Trong 2 phiên đầu tuần 6-7/4, cổ phiếu VHM và PVD là 2 trong số 10 cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trên HoSE. Theo đó, VHM tăng 14,38% với khối lượng giao dịch trung bình trong 2 phiên hơn 718.000 đơn vị.
PVD tăng 14,32% với khối lượng giao dịch trung bình khủng lên đến 7,7 triệu đơn vị. Động lực tăng của PVD đến từ sự hồi phục của giá dầu và quý 1 ước lợi nhuận sau thuế đạt 27 tỷ đồng, tăng 80% so với kế hoạch. Quý 1/2019 PVD báo lỗ 93 tỷ đồng do sụt giảm nguồn thu và các chi phí phát sinh tăng cao.
10 cổ phiếu tăng điểm nhiều trong 2 phiên 6-7/4.
BVSC dự báo VN-Index sẽ chịu áp lực chốt lời và có thể bị rung lắc mạnh tại vùng hỗ trợ 750- 755 điểm trong phiên hôm nay 8/4. KBSV cho rằng rủi ro đảo chiều giảm điểm đang dần tăng lên, đặc biệt là trong kịch bản tích cực khi chỉ số có thể chạm tới vùng kháng cự mạnh tại 77x.
Trên thị trường thế giới, Dow Jones giảm 26,13 điểm, tương đương 0,12%, xuống 22.653,86 điểm. S&P 500 giảm 4,27 điểm, tương đương 0,16%, xuống 2.659,41 điểm. Nasdaq giảm 25,98 điểm, tương đương 0,33%, xuống 7.887,26 điểm.
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,18 USD, tương đương 3,6%, xuống 31,87 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,45 USD, tương đương 9,4%, xuống 23,63 USD/thùng.
Các cuộc đàm phán vẫn còn nhiều trở ngại đáng kể. Cuộc họp của OPEC cùng đồng minh, tức OPEC , và các nước liên quan đã bị hoãn từ ngày 6/4 về ngày 9/4. Nga và Arab Saudi muốn Mỹ tham gia nhưng ông Trump cho đến nay không có ý nhập cuộc với OPEC .
Anh Nhi
Chứng khoán mất hơn 5% ngay phiên đầu tuần
Chốt phiên sáng 30/3, VN-Index giảm 37 điểm, mất 5,3% so với mốc tham chiếu và xuống 659 điểm. Trong danh mục VN30, tất cả cổ phiếu đều giảm, trong đó có 7 mã giảm hết biên độ.
Sau chuỗi 3 phiên hồi phục liên tiếp trong tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã quay lại trạng thái ảm đạm ngay phiên giao dịch đầu tuần.
Chốt phiên sáng 30/3, VN-Index giảm 37 điểm, mất 5,3% so với mốc tham chiếu và xuống 659 điểm. Trên sàn TP.HCM, 325 mã giảm điểm, 25 mã đứng giá và chỉ vỏn vẹn 37 mã tăng giá.
Tình cảnh tương tự diễn ra trên sàn Hà Nội khi HNX-Index giảm 4,7% về mốc 93 điểm với 120 mã ngập trong sắc đỏ và chỉ 18 mã tăng.
Trong danh mục VN30, tất cả cổ phiếu sáng nay đều giảm điểm. Trong đó, 7 mã giảm sàn bao gồm bộ ba cổ phiếu họ Vin VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes), VRE (Vincom Retail). 4 mã giảm kịch biên độ còn lại là MWG (Thế giới Di động), PNJ, ROS (FLC Faros), VPB (VPBank).
Một loạt cổ phiếu lớn giảm sàn, trắng bên mua sáng 30/3. Ảnh: Việt Đức.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không nằm ngoài đà giảm mạnh của thị trường. CTG (Vietinbank), STB (Sacombank), HDB (HDBank) giảm 7%; VCB (Vietcombank), BID (BIDV), TCB (Techcombank), MBB (MBBank), EIB (Eximbank) giảm 6%.
Nhận định về thị trường ngắn hạn, báo cáo phân tích của chứng khoán Yuanta cho rằng đà giảm có khả năng tiếp tục vào các phiên đầu tuần. Chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng đáy cũ 650-652 điểm và rủi ro ngắn hạn vẫn còn cao.
Tại các thị trường trong khu vực châu Á, các chỉ số chứng khoán sáng nay cũng đồng loạt giảm. Nikkei 225 của Nhật Bản mất 3%, Kospi của Hàn Quốc giảm 0,3%, Shanghai Composite và Shenzhen Component tại Trung Quốc giảm 0,6 và 1,5%.
Phiên sáng 21/1: Nhóm ngân hàng tiếp sức, VN-Index leo lên gần 985 điểm Lực mua dồn mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, cùng sự tự tin của dòng tiền khiến sắc xanh lan tỏa tốt trên bảng điện tử đã đưa VN-Index tiến sát lên mốc 985 điểm. Trong phiên hôm qua, áp lực bán có dấu hiệu gia tăng từ sớm khiến thị trường trở nên rung lắc, khiến có lúc VN-Index bị đẩy...