VN-Index giằng co trước ngưỡng 900 điểm, cổ phiếu Hoa Sen vẫn tiếp đà tăng
Khối lượng giao dịch cổ phiếu HSG đứng đầu trong phiên hôm nay với 20,59 triệu đơn vị được sang tay. Cổ phiếu này đã tăng 45% kể từ đầu tháng 8.
Sau ngày giao dịch giằng co quanh mức tham chiếu, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh với giá đóng cửa là 897,47 điểm, tăng 1,21 điểm so với hôm qua. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường có sự suy giảm so với phiên hôm trước. Riêng giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 4,399 tỷ đồng, giảm hơn 20,51%. Giá trị giao dịch thỏa thuận cũng chỉ hơn 650 tỷ đồng.
Ngưỡng kháng cự 900 điểm vẫn rất vững và khó lòng vượt qua. Nhiều công ty chứng khoán nhận định VN-Index sẽ tiếp tục tạm thời tích lũy và dao động đi ngang tại khu vực 890 – 900 điểm trong những phiên tới.
Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng chỉ giao dịch trong biên độ hẹp. Đà giảm cuối giờ chiều đã kéo HNX-Index giảm 0,04% về mức 127,87 điểm. Số lượng các mã tăng và giảm điểm khá ngang ngửa.
Chỉ số trên cả hai sàn giao dịch giằng co trong phiên hôm nay
HSG là mã cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong hôm nay với 20,59 triệu cổ phiếu được sang tay. Tính trong 3 phiên liên tiếp gần đây, số lượng cổ phiếu chuyển nhượng lên tới hơn 63 triệu cổ phiếu, tương đương 14,2% lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Tính từ tháng 8 đến nay, giá cổ phiếu này đã tăng 45% lên 13.800 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức cao nhất trong hơn 3 năm trở lại đây. Chỉ còn nửa tháng nữa, Hoa Sen sắp kết thúc niên độ tài chính kéo dài từ 1/10/2019 – 30/9/2020. Trong 9 tháng qua, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này đã đạt 701 tỷ đồng, cao hơn 75% so với mục tiêu 400 tỷ đồng đặt ra nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện.
Hoa Sen từng lên kế hoạch tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường về kế hoạch tìm nhà đầu tư chiến lược để phát hành cổ phiếu nhưng đã hoãn lại. Lãnh đạo công ty cho biết tình hình dịch bệnh khi đó ảnh hưởng đến khả năng tổ chức cuộc họp và giá cổ phiếu chưa phù hợp với việc xây dựng và triển khai phương án phát hành.
Giao dịch chứng khoán sáng 23/4: Cổ phiếu HSG tiếp tục "nóng", VN-Index chưa thể bứt tốc
Cặp đôi ngành thép HPG và HSG đang là tâm điểm giao dịch của nhà đầu tư trong phiên sáng, khi có thanh khoản cao và đều tăng tốt. Trong khi đó, chỉ số thị trường có dấu hiệu gặp khó tại ngưỡng 785 điểm khi áp lực bán dâng cao.
Video đang HOT
Trong phiên hôm qua, VN-Index mở cửa nhanh chóng lao dốc mất hơn 16 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy hoạt động sau đó giúp VN-Index hồi phục dần lên trên tham chiếu.
Dòng tiền hoạt động tích cực hơn sau giờ nghỉ trưa đã kéo VN-Index lên gần 775 điểm, nhưng sức ép đến từ các mã lớnVIC, VCB, VHM, VRE đã khiến chỉ số hạ thấp độ cao và đóng cửa chỉ còn tăng nhẹ.
Theo nhận định của BVSC thì thị trường được dự báo sẽ tiếp tục có các nhịp tăng giảm đan xen và hướng xuống vùng hỗ trợ quanh đường MA20 tại vùng 730-740 điểm. Tại đây sẽ cho tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng tiếp theo.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 23/4, ngay khi mở cửa trong đợt khớp lệnh ATO, chỉ số VN-Index đã tăng dựng đứng lên trên 785 điểm, tương ứng tăng hơn 16 điểm, với rổ VN30 toàn bộ đều ở trên tham chiếu, với không ít mã tăng tốt và sắc xanh cũng lan tỏa mạnh trên bảng điện tử.
Mặc dù vậy, sau đó áp lực bán bắt đầu đổ vào thị trường, kéo chỉ số dần dần thoái lui xuống gần tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.
Nhóm cổ phiếu bluechip trong rổ VN30 mặc dù vẫn có được sự tích cực, nhưng đa số đã hạ thấp độ cao, và chỉ còn một vài mã nổi bật hơn như HPG, VHM, VRE, BVH, SAB, khi nhích từ 2 đến gần 4%. Trong đó, HPG duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản trên HOSE.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HSG tiếp tục nóng, khi tăng kịch trần từ sớm trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:5 và dư mua giá trần gần 7,4 triệu đơn vị, trong khi có hơn nửa triệu cổ phiếu được sang tay.
Ngoài HSG thì một số cổ phiếu cũng tăng hết biên độ còn có DHM, FRT là đáng kể.
Về gần mốc 700 điểm vào giữa phiên, lực mua quay trở lại đã kéo VN-Index đi lên, song sự thận trọng vẫn còn nên chỉ số này chỉ lên được gần 775 điểm với thanh khoản sụt giảm khi tạm nghỉ phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 192 mã tăng và 122 mã giảm, VN-Index tăng 5,55 điểm ( 0,72%), lên 774,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 126,2 triệu đơn vị, giá trị 2.022,6 tỷ đồng, giảm 13% về khối lượng và 14% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 7,8 triệu đơn vị, giá trị 184,7 tỷ đồng.
Nhóm các cổ phiếu bluechip tại rổ VN30 mặc dù có tới 25 mã tăng nhưng đa số chỉ tăng nhẹ, trừ một vài mã nổi bật như VHM 2,1% lên 66.800 đồng; GAS 2,8% lên 65.300 đồng; SAB 3,1% lên 180.400 đồng; HPG 3,6% lên 21.550 đồng.
Nhích hơn 1% có VJC 1,4%; BVH 1,1%; PNJ 1%; VJC 1%; REE 1,2%; MWG 1,3%; ROS 1,1%.
Giảm điểm có VNM -1,5% xuống 96.000 đồng; VPB -1% xuống 20.000 đồng; HDB -1,4% xuống 20.500 đồng; CTD -1,2% xuống 56.000 đồng; VCB -0,4% và NVL -0,2%, cùng STB và SBT đứng giá tham chiếu.
Thanh khoản HPG vẫn cao nhất nhóm và cũng là lớn nhất HOSE với gần 6,3 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là ROS với 4,56 triệu đơn vị; POW có 3,3 triệu đơn vị; STB có 3,1 triệu đơn vị; MBB có 2,2 triệu đơn vị; VPB có 2,09 triệu đơn vị...
Nhóm cổ phiếu thị trường dần xuất hiện nhiều sắc đỏ hơn tại ITA, DXG, AMD, PVT, DPM, DBC cùng không ít bị đẩy xuống tham chiếu như DLG, AAA, SCR, HAI, LDG, HBC, NLG...
Trong khi đó, HSG vẫn là cổ phiếu nổi bật nhất khi giữ được sắc tím 6,9% lên 6.790 đồng, khớp hơn 1,56 triệu đơn vị, và dư mua giá trần hơn 8,8 triệu đơn vị.
Tăng hết biên độ nhưng thanh khoản thấp hơn đáng kể còn có GIL, DHM, FCM FRT.
Trái lại là mức giảm sàn của TVB -7% xuống 10.650 đồng, khớp hơn 1,1 triệu đơn vị; ABS giảm sàn -6,8% xuống 17.250 đồng, và tiếp tục mất thanh khoản chỉ có hơn 5.700 đơn vị được khớp lệnh.
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự, khi chỉ số HNX-Index bật mạnh ngay khi mở cửa và sau đó cũng hạ thấp độ cao cho đến hết phiên.
Diễn biến phân hóa mạnh diễn ra với sắc tím tại các mã nhỏ như KLF, VIG, C69, BII, DST, HDA, trong khi TIG, PLC, SPP, TNG, LAS, AMV, CEO đứng tham chiếu, còn HUT, PVX giảm sàn.
Các mã đáng chú ý khác nhưu ACB -0,5% xuống 20.300 đồng; VCG -0,8% xuống 24.800 đồng; SHS -2,4% xuống 8.200 đồng; MBS -2,2% xuống 8.900 đồng; TAR -9,2% xuống 30.600 đồng...trong khi SHB 1,9% lên 16.500 đồng; PVS 2,6% lên 11.800 đồng; VCS 0,2% lên 60.100 đồng; PVI 0,7% len 30.700 đồng; NVB 1,3% lên 8.100 đồng...
Thanh khoản KLF dẫn đầu sàn với hơn 8,5 triệu đơn vị khớp lệnh; PVS có 4,1 triệu đơn vị HUT có 3,3 triệu đơn vị; ART có 2,79 triệu đơn vị; ACB có 1,55 triệu đơn vị; TIG có 1,05 triệu đơn vị...
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 47 mã tăng và 44 mã giảm, HNX-Index tăng 0,28 điểm ( 0,26%) lên 107,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,5 triệu đơn vị, giá trị 240,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,62 triệu đơn vị, giá trị 14,7 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng mở cửa tăng mạnh nhưng đà đi lên bị chặn lại sau đó và cũng dần hạ độ cao, nhưng tạm nghỉ vẫn có được sắc xanh.
Nhóm các cổ phiếu thanh khoản tốt nhất ngoài LPB, G36, C4G và DRI đứng tham chiếu thì còn lại đều tăng với các mã quen thuộc như BSR, OIL VGI, VIB, CTR, ACV, HND, VGT, LTG...
Trong đó, BSR khớp hơn 2,47 triệu đơn vị, cao nhất UpCoM, và tăng 5,4% lên 5.900 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,1 điểm ( 0,2%), lên 51,58 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,26 triệu đơn vị, giá trị 85,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,5 triệu đơn vị, giá trị 36,5 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Chứng khoán mùa "Sell in May" Câu ngạn ngữ nổi tiếng "Sell in May and go away" (bán tháng 5 rồi đi chơi) mà hầu như nhà đầu tư chứng khoán nào cũng biết có vẻ đúng với thị trường chứng khoán thế giới hơn là với Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn chục ngàn tỷ đồng, nhiều nhất...