VN-Index giằng co rồi vượt ngưỡng cản 1.000 điểm
Nhờ một vài cổ phiếu nhóm ngân hàng và bất động sản công nghiệp kéo VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm về cuối phiên ngày 26/11.
Kết phiên 26/11, chỉ số VN-Index tăng 6,03 điểm ( 0,6%) lên 1.005,97 điểm; HNX-Index tăng 0,21% lên 148,40 điểm; UPCoM-Index giảm 0,15% xuống 66,5 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 12.000 tỷ đồng.
Nhóm VN30 có sự phân hoá, các bluechips tăng mạnh trong nhóm này có CTG, BID, TCH, PLX, VPB, trong đó bộ đôi CTG và BID tăng trên 3% và được khối ngoại mua ròng.
Diễn biến phiên giao dịch 26/11.
Ngược lại, SBT là mã giảm mạnh nhất khi mất 3%, tiếp sau đó là đà giảm đến từ HPG, cổ phiếu thép này ghi nhận đà giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau thông tin quỹ ngoại Đức sẽ bán ra gần 77 triệu cổ phiếu, đáng chú ý thanh khoản cổ phiếu HPG cũng khá cao đạt hơn 33 triệu cổ phiếu.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đồng loạt tăng giá. BCM được kéo lên mức giá trần, LHG tăng 5,8% lên 32.700 đồng/cp, GVR tăng 2,4% lên 19.350 đồng/cp.
GVR tăng điểm sau thông tin HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) đã phê duyệt giá khởi điểm và phương án thoái vốn tại Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP). Giá khởi điểm theo chứng thư thẩm định giá là 97.500 đồng/cp.
Khối ngoại bán ròng gần 500 tỷ đồng trên HoSE, tập trung bán HDB, HPG, VNM,
Chứng khoán ngày 26/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/11.
Ngưỡng hỗ trợ của APC nằm tại mốc 21.500-22.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): APC vừa hình thành phiên bứt phá vượt ngưỡng tích lũy 20.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên 25/11, cho thấy tín hiệu khởi đầu xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh vùng giá 21.500-22.000 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu trở về vùng giá 24.000-25.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 20.500 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp cho GVR với giá mục tiêu 19.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (GVR) dù tăng giá mục tiêu thêm 39% lên 19.500 đồng/cp khi giá cổ phiếu công ty đã tăng mạnh 60% trong 3 tháng qua.
Chọn cổ phiếu nào ngày 26/11?
Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu phản ánh mức tăng LNST sau lợi ích CĐTS tổng cộng 12% trong giai đoạn 2020-2025 do giá bán trung bình (ASP) giả định cao hơn cho mảng KCN của GVR - cùng với tác động tích cực từ cập nhật mô hình định giá đến cuối năm 2021 và mức giảm 0,9 điểm % trong tỷ lệ WACC.
VCSC dự phóng doanh thu 2020 đạt 19,6 nghìn tỷ đồng (-1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,6 nghìn tỷ đồng ( 12% YoY). Mức chênh lệch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do dự báo mức tăng mạnh của thu nhập tài chính đạt 114% YoY đạt 1,6 nghìn tỷ đồng và thu nhập ròng khác 14% YoY đạt 2 nghìn tỷ đồng.
Trong năm 2021, VCSC dự báo tăng trưởng doanh thu đạt 7,4% YoY đạt 21,7 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 19% YoY đạt 4,3 nghìn tỷ đồng. Kỳ vọng lợi nhuận chủ yếu sẽ được dẫn dắt bởi mức tăng mạnh 50% YoY trong thu nhập tài chính đạt 2,4 nghìn tỷ đồng khi dự phóng công ty sẽ ghi nhận lãi từ thoái vốn trong năm 2021.
VCSC cho rằng GVR sẽ là công ty hưởng lợi từ nhu cầu đất KCN gia tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, VCSC cho rằng định giá của GVR hiện đã khá phù hợp khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian qua - bất chấp việc hiện thực hóa quỹ đất giá trị lớn chưa được thể hiện rõ ràng.
Yếu tố tăng/(giảm) dự báo: quá trình phê duyệt/phát triển cho các KCN trong tương lai tăng tốc/(trì hoãn); lãi và số tiền nhận được từ thoái vốn cao hơn/(thấp hơn) dự kiến; giá cao su tự nhiên (CSTN) và doanh số cao hơn/(thấp hơn) dự kiến.
Khuyến nghị mua DHC với giá mục tiêu 66.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) công bố tài liệu ĐHCĐ bất thường dự kiến tổ chức ngày 10/12/2020.
Theo tài liệu này, ĐHCĐ tăng LNST mục tiêu cho năm 2020 từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, thấp hơn một chút so với dự báo của VCSC là 325 tỷ đồng.
Công ty cũng tăng mức thanh toán cổ tức cho năm tài chính 2020 từ 30% mệnh giá lên 45%. Tuy nhiên, tỷ lệ cụ thể giữa cổ tức cổ phiếu và cổ tức tiền mặt chưa được công bố. VCSC hiện dự báo cổ tức tiền mặt đạt 2.000 đồng/cp (lợi suất 3,7%) cho năm tài chính 2020.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho DHC với giá mục tiêu 66.800 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 26,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,7%.
Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) dự kiến thoái vốn tại Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP) với giá 97.500 đồng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (Mã chứng khoán: GVR - sàn HOSE) thông qua giá khởi điểm và phương án thoái vốn tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã chứng khoán: SIP - UPCoM). Theo đó, GVR dự kiến giá khởi điểm đấu giá SIP là 97.500 đồng/cổ phiếu. Được biết, GVR đang sở hữu 10,7 triệu...