VN-Index điều chỉnh giảm gần 2 điểm, STB là ‘ngôi sao sáng’ suốt phiên
Mở cửa thị trường giảm sâu, sau đó hồi phục và thu hẹp đà giảm càng về cuối phiên, thanh khoán thị trường trong phiên hôm nay vẫn ở mức cao.
Đóng cửa phiên giao dịch 22/9, chỉ số VN-Index giảm 1,75 điểm (-0,19%) về 906,19 điểm; UPCoM-Index giảm 0,13% về còn 60,66 điểm, du chỉ có HNX-Index tăng 1,23% lên 132,19 điểm. Thanh khoản thị trường trên cả 3 sàn giao dịch khá cao đạt hơn 8.000 tỷ đồng.
Rổ VN30 hầu như cân bằng với mức tăng giảm. STB là ngôi sao sáng ngày hôm nay với mức tăng trần lên 12.550 đồng/cp, tiếp theo đó là đà tăng của KDH, MWG, VCB, TCH,… Ở chiều ngược lại, ROS, VIC, GAS chính là 3 cổ phiếu kéo điểm của VN30-Index.
Diễn biến thị trường phiên 22/9.
Video đang HOT
Các mã tác động lớn nhất đến đà giảm của VN-Index có ba cổ phiếu “họ Vingroup” là VIC, VHM, VRE. Các cổ phiếu khác cũng đóng cửa trong sắc đỏ như GVR, GAS, SAB, HPG, BID. Chiều ngược lại, VCB tăng giá đóng vai trò nâng đỡ chỉ số.
Nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch khởi sắc khi nhiều cổ phiếu tăng điểm mạnh như PVD, PVC, OIL, PVB. Đáng chú ý trong nhóm này đó là PVS với mức tăng 5% lên 13.500 đồng/cp, thanh khoản đạt 15,6 triệu đơn vị.
Không kém cạnh đó là cổ phiếu ngân hàng, có đến hơn 2/3 số mã là tăng giá trong đó STB tăng trần với khớp lệnh 45,7 triệu cổ phiếu phiên hôm nay. Các cố phiếu như SHB, NVB, ACB, VCB… đều tăng tốt và thanh khoản đạt mức cao.
Cổ phiếu nhóm chứng khoán diễn biến phân hóa với các mã tăng giá như SSI, SHS, VND, TVC, AAS. Chiều ngược lại, HCM, AGR, APG, FTS, VCI đảo chiều giảm giá.
Góc nhìn chứng khoán: Tiền vẫn ào ạt đổ vào thị trường
Những lo lắng trước biến động rất xấu từ các thị trường quốc tế phần nào được giải tỏa hôm nay khi diễn biến giao dịch khá ổn định, bất chấp số cổ phiếu giảm giá đã nhiều hơn hẳn.
VN-Index vẫn chưa thể bứt phá một cách dứt khoát dù về mặt kỹ thuật đã có thể xem là vượt ngưỡng kháng cự.
Các chỉ số chứng khoán quan trọng của Mỹ đêm qua đều giảm mạnh và thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng nên có nguy cơ tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Tuy vậy thị trường Việt Nam vẫn chứng kiến dòng tiền rất mạnh hôm nay, thậm chí có lúc dẫn chỉ số đi ngược với toàn châu Á.
Yếu tố thanh khoản đang gây ấn tượng mạnh khi bước sang phiên thứ hai liên tiếp thị trường đạt ngưỡng khớp lệnh trên 7.000 tỷ đồng. Điểm bất lợi so với hôm qua là thanh khoản cao không có sự lan tỏa tốt và số lượng cổ phiếu giảm giá có mức tăng nhiều.
Cụ thể, giao dịch khớp lệnh tại sàn HSX giảm khoảng 2% giá trị so với hôm qua trong khi xuất hiện thanh khoản đột biến ở STB. Cổ phiếu này giao dịch tới gần 564 tỷ đồng, trong khi hôm qua chỉ giao dịch hơn 212 tỷ đồng. Như vậy phần còn lại của thị trường nhìn chung là giảm thanh khoản một chút so với phiên trước. Sàn HXN tăng giao dịch gần 10% thì ACB, PVS và SHB tăng thanh khoản tới 30% khiến bình quân các cổ phiếu còn lại cũng giảm thanh khoản.
Cổ phiếu sàn HSX giảm giá cũng tăng từ 184 mã hôm qua lên 245 mã hôm nay và số tăng giá giảm từ 220 mã xuống còn 150 mã. Do đó nếu nhìn từ mặt bằng giá cổ phiếu thì áp lực bán cũng tăng mạnh hơn và đẩy được giá giảm qua tham chiếu.
Hai yếu tố này thể hiện sự giằng co vẫn đang diễn ra. Một mặt nhà đầu tư chấp nhận thực tế là VN-Index đang vượt đỉnh về mặt kỹ thuật và mua vào mạnh. Mặt khác, nhà đầu tư cầm cổ vẫn đang chốt lời rất mạnh nên mới tạo được sự giằng co về giá. Thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn từ VN-Index đang thể hiện sức mạnh tốt nhất thế giới trong hai phiên gần đây. Thanh khoản rất cao ít nhất thể hiện được tâm lý mạnh mẽ của những người mua vào, vì thông thường nếu lo sợ ảnh hưởng từ bên ngoài, nhà đầu tư sẽ giải ngân chậm hơn.
VN-Index không bứt phá được sau khi đã vượt 905 điểm một phần vì sự đổi trụ không diễn ra xuôn sẻ. Hôm nay chỉ có VCB tăng một cách lẻ loi và mã này cũng bị xả khá rõ. Các mã tăng tốt như STB thì chỉ đóng góp chủ yếu vào thanh khoản chứ không phải điểm số. Những mã kéo chỉ số hôm qua đều quay đầu giảm hôm nay, nhất là VIC giảm tới 1,46%, GAS giảm 1,24%. Thị trường vẫn xuất hiện một nhịp xả trong phiên chiều.
Điều có thể hi vọng là dòng tiền quy mô lớn đang mua vào có thể hấp thụ được nhu cầu chốt lời. VN-Index chỉ thể hiện một khía cạnh của thị trường còn cổ phiếu rất nhiều mã cũng vẫn đang ở ngưỡng kháng cự và nhà đầu tư có nhu cầu bán ra. VN-Index vượt đỉnh không có nghĩa là kéo được tất cả các cổ phiếu, nhất là các thanh khoản lớn, vượt khỏi ngưỡng kháng cự của chính nó và không phải nhà đầu tư luôn nhìn vào yếu tố kỹ thuật của chỉ số để giao dịch cho danh mục. Nếu chỉ số cứ vượt đỉnh là bước vào nhịp tăng mới dài hơn thì đã không có hàng trăm triệu cổ phiếu bán ra để tạo thanh khoản trên 7.000 tỷ đồng liên tục như vậy.
Tính từ đầu tháng 9 tới nay VN-Index vẫn đang là chỉ số mạnh nhất thế giới và là một trong số rất ít chỉ số có lợi suất dương, tăng 2,8%. Khoảng một nửa số cổ phiếu ở sàn HSX có mức tăng cao hơn chỉ số. Vì vậy tháng 9 vẫn là thời gian không tệ đối với nhà đầu tư. Đó là phần thưởng cho các nhà đầu tư đủ dũng cảm nắm giữ cổ phiếu bất chấp các thời điểm thử thách đỉnh 900-905 không thành công. Lúc này thị trường đón nhận dòng vốn đứng ngoài quay lại sau khi các tín hiệu kỹ thuật của chỉ số tốt hơn, nhà đầu tư chốt lời cũng là điều bình thường.
Áp lực bán gia tăng sau nhiều phiên hồi phục mạnh, VN-Index mất 10 điểm sau ít phút mở cửa Đà giảm diễn ra với hầu hết các Bluechips như BVH, FPT, MSN, VIC, VNM, VCB, GAS, MWG...Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VHM hiện giao dịch tích cực nhất khi tăng 1.000 đồng và là Bluechips hiếm hoi tăng điểm. Sau những phiên hồi phục ấn tượng gần đây, lực bán chốt lời đã tăng lên trong sáng 8/4 khiến các...