VN-Index bật tăng sau cú sốc giá dầu âm
Mặc dù ngay từ phiên mở cửa sáng 22/4, các chỉ số chứng khoán lao dốc mạnh, có thời điểm VN-Index mất tới 16 điểm; tuy nhiên, kết thúc phiên sáng 22/4, VN-Index tăng 1,97 điểm (0,26%), lên 768,81 điểm.
Sàn giao dịch Frankfurt (Đức). Ảnh minh họa: TTXVN
Chứng khoán thế giới tối 21/4 đã có thêm phiên lao dốc khi giá dầu thô sụp đổ với giá dầu thô tương lai Brent giảm hơn 24%, giảm xuống mức thấp nhất hơn 18 năm, còn giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây Texas, Mỹ) giao tháng 6/2020 cũng mất hơn 34% xuống, dưới ngưỡng 12 USD/thùng.
Với diễn biến trên, nhóm cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục bị bán mạnh ngay khi mở cửa phiên sáng 22/4.
Cụ thể: GAS giảm 2,3%, PLX giảm 2,2%, PVB giảm 4,6%, PVS giảm 2,6%, PVC giảm 3,9%, PVD giảm 5,3%… Bên cạnh đó, vẫn còn một số cổ phiếu đầu ngành giảm giá như: VNM, VHM, VIC, VRE, SBT, PNJ…; trong đó, VRE giảm mạnh với 3,9%, SBT giảm 3,5%.
Các mã cổ phiếu tăng giá mạnh trong nhóm VN30 có thể kể đến: HPG tăng 3,2%, MSN tăng 1,8%, FPT tăng 1,2%, SAB tăng 1%…
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự hồi phục tích cực, chuyển từ màu đỏ sang xanh. Trong nhóm ngân hàng có một số mã giảm giá như: VCB giảm 1,4%, NVB giảm 1,3%, SHB giảm 0,6% các mã ngân hàng khác chiếm số nửa trong danh sách đóng góp tích cực cho VN-Index. Trong đó, BID xếp đầu tiên với đóng góp 2,4 điểm nhờ tăng cận trần.
Cuối phiên sáng 22/4, VN – Index tăng 1,97 điểm (0,26%) lên 768,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 145,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 2.345,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 153 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 175 mã giảm giá.
Còn HNX – Index tăng 0,3 điểm (0,29%) lên 105 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 29,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 250,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 66 mã giảm giá.
Video đang HOT
Trước đó đầu phiên sáng 22/4, có thời điểm, nhóm cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh kéo theo làn sóng bán ra ở nhiều mã khác, đẩy VN-Index giảm hơn 16 điểm, lùi về thử thách ngưỡng 750 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy gia tăng đã kéo nhiều mã trở lại, PVD, PVT, PVX, PXS thoát khỏi mức sàn, đà giảm của GAS, PLX cũng hãm đà rơi. Nhiều mã khác cũng quay đầu tăng hoặc hãm đà giảm như: CTG, VPB, MBB, POW, MSN… giúp VN-Index quay đầu hồi phục.
Theo dự báo của Công ty chứng khoán – CTCK Bảo Việt (BVSC) trong phiên ngày 22/4, VN-Index sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, có thể lùi về vùng hỗ trợ 700 – 730 điểm trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, có thể sẽ xuất hiện các phiên hồi phục kỹ thuật đan xen trong quá trình giảm điểm.
“Chiến lược đầu tư, nhà đầu tư có thể duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 15 – 20% cổ phiếu. Sau khi đã bán chốt lời tại vùng 790 – 820 điểm, nhà đầu tư có thể tạm thời quan sát. Nếu vẫn còn vị thế ngắn hạn, các nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp bulltrap (bẫy tăng giá) trong một vài phiên kế tiếp để canh bán”, đại diện BVSC nêu.
Còn phía CTCK Tân Việt (TVSI) nhận định: Hiệu ứng tiêu cực lan tỏa khiến độ rộng thị trường nghiêng mạnh về số mã giảm giá. Trong đó nhiều nhóm cổ phiếu giảm sàn và gần sàn như: Dầu khí, ngân hàng, dệt may…
Trong những phiên tới, VN-Index nhiều khả năng sẽ duy trì diễn biến giảm điểm. Chỉ số có thể sẽ lui về vùng hỗ trợ 700 – 730 điểm trước khi có phản ứng phục hồi. TVSI cho rằng, nhà đầu tư chưa nên vội giải ngân ở vùng giá hiện tại.
Trong phiên giao dịch ngày 21/4, thị trường chứng khoán Âu – Mỹ vẫn đồng loạt đi xuống do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn của giá dầu, một ngày sau khi lần đầu tiên giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ “rơi” xuống ngưỡng âm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm tê liệt nhu cầu năng lượng toàn cầu cũng như trầm trọng thêm tình trạng dư cung.
Kết thúc phiên ngày 21/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,7% xuống 23.018,88 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3,1%, xuống 2.736,56 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,5%, xuống 8.263,23 điểm. Sự mất giá của thị trường dầu mỏ cũng làm thị trường chứng khoán trên thế giới đi xuống, vì các nhà đầu tư lo ngại điều này có thể kết hợp với nguy cơ nền kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng hơn nữa.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 4/5 tới, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá trọn lô để thoái vốn 1.143.633 cổ phần sở hữu tại Công CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thanh Hóa (TIIDC), tương đương hơn 11,4 tỷ đồng theo mệnh giá.
Số cổ phần SCIC chào bán chiếm 45,72% vốn điều lệ của TIIDC. Mức giá khởi điểm mà SCIC chào bán là 45.300 đồng/cổ phần. TIIDC là đơn vị sự nghiệp có thu của tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 2001 để tiếp nhận nhiệm vụ chủ đầu tư Khu công nghiệp Lễ Môn. Năm 2010, công ty chuyển thành Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển hạ tầng Thanh Hóa. Năm 2016, công ty chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thanh Hóa, với mức vốn điều lệ là 25,6 tỷ đồng. Cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của TIIDC gồm: SCIC (nắm giữ 45,72%), và Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của công ty nắm giữ 46,13%.
Minh Phương
Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, dầu khí giảm sâu trong phiên sáng 22/4
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự hồi phục tích cực, khi chuyển từ màu đỏ sang xanh. Trong khi đó, do ảnh hưởng tiêu cực từ sự sụt giảm của giá dầu, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn chìm trong sắc đỏ.
Ngay khi mở cửa thị trường chứng khoán, các chỉ số lao dốc mạnh, có thời điểm VN-Index mất tới 16 điểm.
Nhưng đến khoảng 9 giờ 30 phút, dòng tiền nhập cuộc giúp chỉ số đảo chiều hồi phục.
Cuối phiên sáng 22/4, VN-Index tăng 1,97 điểm (0,26%) lên 768,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 145,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 2.345,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 153 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 175 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 0,3 điểm (0,29%) lên 105 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 29,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 250,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 66 mã giảm giá.
Nếu như đầu phiên sáng, trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 29 mã giảm giá và chỉ có 1 mã tăng giá thì cuối phiên sáng, trong rổ cổ phiếu này đã có tới 17 mã tăng giá.
Các mã cổ phiếu tăng giá mạnh trong nhóm VN30 có thể kể đến như: HPG tăng 3,2%, MSN tăng 1,8%, FPT tăng 1,2%, SAB tăng 1%...
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự hồi phục tích cực, khi chuyển từ màu đỏ sang xanh.
Trong nhóm ngân hàng chỉ còn 3 mã giảm giá là VCB giảm 1,4%, NVB giảm 1,3%, SHB giảm 0,6%. Đa số các mã còn lại đều tăng giá; trong đó, BID tăng tới 6,8%, CTG tăng 3,5%, VPB tăng 3,3%, HDB tăng 3%, TPB tăng 2,3%, MBB tăng 1,9%, ACB tăng 1,5%...
Ở chiều ngược lại, do ảnh hưởng tiêu cực từ sự sụt giảm của giá dầu, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, GAS giảm 2,3%, PLX giảm 2,2%, PVB giảm 4,6%, PVS giảm 2,6%, PVC giảm 3,9%, PVD giảm 5,3%...
Bên cạnh đó, vẫn còn một số cổ phiếu đầu ngành ở chiều giảm giá như: VNM, VHM, VIC, VRE, SBT, PNJ...; trong đó, VRE giảm mạnh với 3,9%, SBT giảm 3,5%.
Trên thị trường chứng khoán thế giới, trong phiên giao dịch ngày 21/4, thị trường chứng khoán Âu-Mỹ vẫn đồng loạt đi xuống do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn của giá dầu, một ngày sau khi lần đầu tiên giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ "rơi" xuống ngưỡng âm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm tê liệt nhu cầu năng lượng toàn cầu cũng như trầm trọng thêm tình trạng dư cung.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,7% xuống 23.018,88 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3,1%, xuống 2.736,56 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,5%, xuống 8.263,23 điểm.
Sự mất giá của thị trường dầu mỏ cũng làm thị trường chứng khoán trên thế giới đi xuống, vì các nhà đầu tư lo ngại điều này có thể kết hợp với nguy cơ nền kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng hơn nữa.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều đi xuống với mức giảm có nơi lên tới 4%. Kết thúc phiên này, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3%, xuống 5.641,03 điểm.
Tại thị trường Paris của Pháp, chỉ số CAC 40 mất 3,8%, xuống 4.357,46 điểm. Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 4%, đóng cửa ở mức 10.249,85 điểm./.
Văn Giáp
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch ngày 22/4: Áp lực điều chỉnh vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong vài phiên tới Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng đã quay đầu giảm từ vùng quá mua và cắt xuống dưới đường tín hiệu, cảnh báo khả năng áp lực điều chỉnh vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong vài phiên tới. Mặc dù vậy, chỉ báo MACD vẫn tiếp tục duy trì đà tăng và MACDHistogram vẫn nằm trên mức 0, những điều này cho thấy...