VLTK 3: Thêm thông tin về thần binh 90
Sau thông tin xuất xứ vũ khí thần binh 90 đã chia sẻ cách đây không lâu, mời các bạn cùng tham khảo thông tin để sở hữu được món vũ khí mới này trong game Võ Lâm Truyền Kỳ 3 (VLTK 3).
Bối cảnh:
Nghe đồn rằng quân Lang Nha ở Thái Nguyên đào được võ khố nghìn năm, bên trong cất giấu một số lượng lớn thần binh bảo giáp hiếm có. Trên bờ chiến lửa lần này, những thần binh đó không thể để rơi vào tay của Lang Nha. Người chơi có thể đến Đông thành Thái Nguyên tìm kiếm thủ quân tên là Ngụy Địch tìm hiểu tình hình, giúp hắn một tay giành lấy thần binh võ khố.
Võ Khố Tàng Càn Chôn
Thông tin liên quan:
Người chơi nghe tin vội vàng đến Thái Nguyên liên hệ với Ngụy Địch, biết được quân Lang Nha đã vận chuyển thành công một số lượng lớn thần binh võ khố đến nơi đóng quân của Thái Hi Đức. Mà binh lực đóng quân của nhà Đường có hạn còn không lo nổi thân mình, do đó hy vọng người chơi có thể lẻn vào Thái Nguyên chi chiến 10/25 người – bí cảnh Trục hổ khu lang đoạt lấy thần binh, giúp đỡ Đại Đường!
Phường Gian Hữu Kỳ Nhân
Thông tin liên quan:
Ngụy Địch vuốt nhẹ lên thần binh đã đoạt về, nhớ đến Giang Nam Tàng Kiếm đã làm nên sự nghiệp nhờ đúc tạo binh khí. Nghề rèn của Tàng Kiếm Sơn Trang đã đạt đến mức thượng thừa, trong đó Diệp Bạc Thu là giỏi nhất.
Người chơi có thể mang theo thần binh võ khố đến Tàng Kiếm, tìm Diệp Bạc Thu – Kiếm Lư chủ sự nhờ giúp đỡ.
Hi Vật Chú Thanh Phong
Thông tin liên quan:
Diệp Bạc Thu nói rằng sửa chữa thần binh cần Kim Huyền Ngọc, bổ trợ bởi Tái Bắc Vạn Niên Băng và Tây Nam Nhật Nguyệt Thạch. Vạn Niên Băng có thể đến Thương Vân ngoài Nhạn Môn Quan để tìm kiếm, còn Nhật Nguyệt Thạch thì nghe nói có ở Bạch Long Khẩu.
Còn về Kim Huyền Ngọc, người chơi có thể đến Thái Nguyên, tương trợ Vũ Nghê Hồng sẽ nhận được. Hoàn thành “Bách chiến anh kiệt chú thần binh” hằng ngày có thể nhận được 05 Kim Huyền Ngọc, ngoài ra thủ lĩnh của Thái Nguyên chi chiến – Dạ thủ cô thành và bí cảnh Trục hổ khu lang cũng có xác suất rơi ra vật phẩm Kim Huyền Ngọc.
Tiên Huyết Tế Khí Hồn
Thông tin liên quan:
Sau khi đã lấy được Nhật Nguyệt Thạch, Vạn Niên Băng và đủ số lượng Kim Huyền Ngọc, Diệp Bạc Thu sẽ giúp người chơi sửa chữa thần binh. Sau đó thần binh nhận chủ, người chơi cần lấy máu tươi tế hồn khí, như thế sẽ không bị nó cắn trả.
Sau khi trải qua nghi thức tế máu, Diệp Bạc Thu sửa chữa thần binh, người chơi có thể nhận được thần binh 90 (vũ khí Tranh Võ) giai đoạn đầu phẩm chất 330.
Thiếu niên đa anh hùng
Thông tin liên quan:
Người chơi có thể tương trợ Vũ Nghê Hồng để đổi lại Kim Huyền Ngọc, theo đó trên cơ sở cũ tiếp tục sửa chữa khôi phục thần binh, cho đến khi nó trở về với sự sắc sảo của ngày xưa.
Video đang HOT
Linh tính phi phàm của thần binh sau khi được Kim Huyền Ngọc kích phát, kẻ võ công tầm thường sẽ không thể điều khiển nó. Nếu ngoan cố sử dụng thì sẽ nó quay lại &’cắn chủ’. Nếu người chơi có thể chiến thắng ẩn cư anh hùng cao nhân Cáp Tư Y, Diệp Bạc Thu sẽ yên lòng mà sửa chữa khôi phục thần binh thêm một bước nữa rồi giao lại cho người chơi.
Huyền Ngọc Lệ Thần Binh
Thần binh sau khi được Diệp Bạc Thu sửa chữa khôi phục sẽ trải qua 4 giai đoạn 330, 360, 390, 420 phẩm chất. Mỗi lần sửa chữa thì phẩm chất và thuộc tính sẽ được nâng cao, đồng thời sẽ tiêu hao Kim Huyền Ngọc càng nhiều hơn. Đợi sau khi người chơi nhận được thần binh phẩm chất 420, thì có thể kích phát hiệu ứng đặc biệt của vũ khí, nhận được hiệu quả mạnh mẽ hơn và có thêm một cơ duyên thần binh khác. Quan hệ đối ứng cụ thể như sau:
Theo VNE
VLTK 3: Xuất xứ thần binh 90 cấp mới sắp ra mắt
Mỗi một vũ khí thần binh trong game Võ Lâm Truyền Kỳ 3 đều có riêng cho mình một câu chuyện thú vị từ hùng tráng cho đến bi thương đẫm lệ...
Theo thông tin ghi nhận được, tháng 2/2015 Võ Lâm Truyền Kỳ 3 (phiên bản TQ) sẽ ra mắt thần binh 90 cấp mới (vũ khí Tranh Võ) có thể tiến hành nâng cấp. Thông qua quá trình nâng cấp, bên cạnh việc nâng cao chỉ số sức mạnh, hình dáng thần binh 90 cấp mới còn có sự thay đổi hoa lệ rực rỡ hơn.
Dưới đây là những thông tin xuất xứ thần binh 90 cấp mới của 11 môn phái trong Võ Lâm Truyền Kỳ 3, mời các bạn cùng tham khảo.
Thất Tú song binh - Anh Hoa Túy
Cùng với sự thăng cấp, Anh Hoa càng trở nên rực rỡ.
Hương anh đào, sầu đoạn trường, không nhớ nhung, tự khó quên.
Dài 3 xích 2 tấc, song kiếm hợp lại nặng 3 cân 4 lượng.
Đầu nhà Đường có danh sư đúc kiếm Ngư Lân Nhi, vợ ông là Túy Hương rất thích hoa anh đào, trong đình viện trồng đầy cây anh đào, ngày ngày trong đình viện dưới tán cây trò chuyện cùng hoa. Năm ấy Ngư Lân Nhi 32 tuổi, trong thành bệnh dịch nổi lên, Túy Hương cũng vì thế mà mất. Ngư Lân Nhi thương nhớ người vợ đã mất, ngày đêm chán nản lưu luyến dưới cây anh đào, nhớ nhung hình bóng người vợ đã mất, vì thế đã lấy chất nước của cây anh đào và cánh hoa hòa lẫn vào khoáng thạch, mất một năm lẻ 67 ngày đúc tạo. Ai ngờ thanh kiếm vừa thành, cả đình viện các cây hoa đều khô héo, mà thanh kiếm hương hoa lan tỏa, giống như là đã hấp thu hết tinh khí của cây hoa. Sau 30 ngày, Ngư Lân Nhi cũng mất, lúc đó trong lòng đang ôm song kiếm ngồi dưới tán cây khô héo trong đình viện, thân kiếm ở trong lòng lại nở ra mấy đóa hoa anh đào, dính chặt vào thân kiếm, màu sắc lại thanh lệ không gì sánh bằng. Sau này Công Tôn Nhị Nương bất ngờ có được thanh kiếm, cảm động trước mối tình thâm của hai vợ chồng Ngư Lân Nhi, lại nhớ về dĩ vãng của mình, nên đã đặt tên cho nó là "Anh Hoa Túy", cất giữ trong Thất Tú Phường.
Thuần Dương đoản binh - Động Huyền Cửu Thiên
Bao kiếm thiết kế chạm rỗng và lưỡi kiếm cùng nhau trưởng thành, dung hợp hoàn mỹ.
Động nhược huyền minh hoạch cửu thiên.
Dài 3 xích 3 tấc, nặng 3 cân 3 lượng 3 chỉ.
Ở ngoài Đông Hải có một đảo núi tên Liên Vân, trong núi có một Động Huyền Quan, có một Thế ngoại phương sĩ - Du Tiên Đạo Nhân cư trú trong đó. Núi Liên Vân nằm ở nơi vùng nước có sương mù lúc ẩn lúc hiện, nước chảy huyền dị, nếu không có cách rất khó tiếp cận. Bỗng một ngày trời đang quang đãng mà sấm sét nổi lên, gió gào biển động, có cư dân bên biển đã nhìn thấy được diện mạo thật của Liên Vân Sơn, như con ba ba lớn nhô lên trên mặt nước, tạo ra những con sóng lớn, tiếp theo đó đảo núi nứt ra từ bên trong, một làn khói như dải lụa trắng bay lên cao. Ngày hôm sau có người nhặt được một hộp kiếm ở bờ biển, trong hộp cất giữ một thanh kiếm, thân kiếm thon dài, màu tuyết trắng, không phải vàng không phải ngọc, cầm trong tay ấm nhuận, gõ vào âm vang, không một vết nhơ, thanh âm lanh lảnh, cứng cáp hơn cả sắt, bên trên khắc 4 chữ Triện cổ "Động Huyền Cửu Thiên".
Tàng Kiếm - Trần Sa Bàng Giao/ Phong Vũ Phan Long
Cổ kiếm tái hiện lại bầu trời và mặt trời, trải qua sự rèn đúc của chủ nhân mà kiếm khôi phục lại diện mạo.
Phong vũ tạ mai viên, Giao Long khởi trần sa.
Đoản binh kiếm dài 3 xích 7 tấc, nặng 6 cân 8 lượng. Trọng binh kiếm dài 5 xích 3 tấc, nặng 58 cân 3 lượng.
Đầu thời Đường, Quan Trung Tần Lĩnh khi đang dẫn dắt một vài bách tính đang đào núi lấy đá xây nhà, thì bất ngờ đào ra một động cổ sâu thẳm, trong động có một bàn thờ đá, không biết đó là vật thời nào triều đại nào. Nơi sâu thẳm trong động dường như có ánh sáng nhỏ, vài người theo dấu tìm kiếm vào trong động, không ngờ lại làm kinh động một con mãng xã lớn màu đen, thân mãng xà đầy những vảy cứng rắn, búa rìu không thể nào xâm phạm được. Và như có kim quang lộ ra, đôi mắt đỏ rực như bó đuốc, ai nấy đều kinh hãi, tháo chạy tứ phía. Duy chỉ có một dân phu họ Vương, dũng mãnh vô cùng, gan dạ hơn người, chỉ với một cái rìu đá trong tay đã khiến con mãng xà phải khuất phục, mọi người đều thán phục. Thịt mãng xà hôi, không thể ăn được, thế nên đã hỏa táng nó. Mùi khói của nó cũng hôi không thể chịu nổi. Đợi lửa cháy hết, mọi người tìm được một cổ kiếm trong tàn tro, mũi kiếm đã không được như năm xưa. Cổ kiếm đã qua tay nhiều người đến ngày nay, người biết lai lịch của nó rất hiếm. Sau khi Dạ Anh có được nó, đã dùng lửa và vàng đúc tạo tu sửa lại diện mạo của nó, đặt tên là "Trần Sa Bàng Giao".
Sau một năm Dạ Anh có được "Trần Sa Bàng Giao", ngày hè bầu trời quang đãng bỗng nghe thấy tiếng sấm dậy trên trời cao, Dạ Anh và những người khác nhìn về phía bầu trời trên Tây Hồ, chỉ thấy một đám mây trắng và một đám mây đen lẫn vào nhau. Sau khi tiếng sấm qua đi, có một vật từ trong đó rơi xuống Tây Hồ, làm nổi lên những đợt sóng gợn. Như cuồng phong tác quái mà trên bầu trời Tây Hồ mưa liên tục 3 ngày, trong hồ cuộn lên những vòng nước xoáy, không ai dám lại gần. Sau 3 ngày, mây tan mưa dứt, Dạ Anh lệnh người đến Tây Hồ vớt, quả nhiên có được một vật. Dạ Anh dùng tay chạm vào, phát hiện chất liệu của nó giống như thanh kiếm trước đây mình có được, giống như là xuất phát từ cùng một nguyên liệu, thế là mang về tu sửa. Sau này qua giám định, cặp binh khí này quả thật là cổ vật thuộc thời Đông Chu. Dạ Anh đặt tên cho nó là "Phong Vũ Phan Long", lại lo sợ linh tính của nó phi phàm không thể khống chế, nên cố tình gọt ra một góc, áp chế hồn kiếm, để nó phục tùng chủ nhân.
Cái Bang đoản bổng - Họa Thượng Chiết Chi
Dùng hoa đào làm nguyên tố trang trí, dùng màu xanh dương tựa trời xanh làm sắc điệu chính, bức họa cuộn tròn từng bước được triển khai trong quá trình trưởng thành của vũ khí.
Mộ vãn hoán tình đào viên thấp, họa thượng giai nhân ánh chiết chi.
Dài 3 xích 9 tấc, nặng 3 cân 9 lượng.
Quách Nham và Hoán Tình tương ngộ là một chuyện bất ngờ, cũng là một chuyện phải xảy ra. Sau khi Hoán Tình bỏ đi, Quách Nham ngày đêm thương nhớ người con gái đã trải qua một đêm đẹp với mình. Người đàn ông này cũng là người có trách nhiệm, Quách Nham mời người vẽ lại tướng mạo của người con gái đó, treo vào trong phòng của mình. Khi không có việc gì, Quách Nham sẽ đến Quân Sơn Đào Viên, mượn rượu giải sầu. Một ngày khi kéo rèm chuẩn bị đi ngủ, Quách Nham thấy lòng muộn phiền bội phần, bèn ra vườn đào uống rượu luyện quyền vẫn không thể nào rũ bỏ muộn phiền, trong một lúc nóng nảy cực độ đã một chưởng chẻ đôi cành cây đào. Nhưng trong thời khắc đó, Quách Nham dường như nhìn thấy người con gái trên bức tranh đang nở nụ cười thật si mê bẻ gãy cành đào đưa cho mình. Quách Nham vội vàng xông lên phía trước muốn ôm lấy người con gái mà ngày đêm nhớ thương, nhưng lạc vào lòng chỉ là một đoạn cành gãy. Sau này Quách Nham trở lại Tổng Đà, lệnh người đem trân châu Hoán Tình để lại khảm lên đoạn cây đào đó, và cất vào trong tráp cùng với bức họa, đồng thời viết lên trên tráp 4 chữ "Họa Thượng Chiết Chi".
Minh Giáo song đao - Giao Huy
Song đao trong quá trình thăng cấp sẽ thêm vào hoa văn hỏa diệm tượng trưng của Minh Giáo, khảm nạm phỉ thúy lên phần đao cong cũng càng thêm phần chói sáng.
Hỏa hải kiếp sa xung nhật nguyệt, duy hữu chân kim hóa kỳ hình.
Dài 3 xích 4 tấc, song đao hợp lại nặng 10 cân 4 lượng 7 chỉ.
Thời cổ Tây Vực có 2 núi thần, một núi màu đỏ tươi như lửa cháy, một núi trắng óng ánh như kỳ lân băng, tượng trưng cho ánh sáng thần tiên của mặt trời mặt trăng bao bọc bảo vệ cho vùng đất này. Từng có người đã nhặt được kỳ thạch trên núi thần Nhật Nguyệt, một viên ngoại hình rừng rực như liệt hỏa, chạm vào thì lại lạnh lẽo thấu xương. Viên còn lại thì như huyền băng nghìn năm, chạm vào thì nóng vô cùng. Sau khi Lục Nguy Lâu có được kỳ thạch, bèn tác tạo nên một cặp đao cong, vì nó hấp thu hết địa khí của núi thần Nhật Nguyệt, nên đôi đao cong cũng có linh tính cực mạnh. Khi vung vẩy có sự giao thoa ánh sáng như mặt trời và mặt trăng, có cảm giác dung hoa giữa lửa và băng, có công có thủ, có thể tiến có thể lui. Lục Nguy Lâu đã đặt cho nó cái tên "Giao Huy" cất giữ trong tráp, chỉ đợi có ngày có thể truyền lại cho đệ tử xuất sắc trong giáo sử dụng, phát huy được uy lực chân chính của thần binh.
Ngũ Độc Trùng Địch - Triêu Vân Phượng
Linh xà không ngừng trưởng thành, Khổng Tước dường như đang tung cánh.
Nhất triêu vân vũ phiên tiêu, thiên ca triêu hoa, bách linh triêu phượng, thanh noãn tri quân quy.
Dài 2 xích 4 tấc, nặng 57 lượng 4 chỉ.
Giữa sông Bắc Tề có một kỳ nữ tên Vân Phượng, đặc biệt giỏi thổi sáo tám lỗ, tiếng sáo xa xăm, thanh sắc như suối trong. Tương truyền khi Vân Phượng thổi sáo, có thể khiến trăm hoa đua nở, muôn chim quanh quẩn bên cửa sổ, dư âm luẩn quẩn bên tai không dứt. Vân Phượng có một người thương tên Triêu Vũ, hai người biết nhau từ thời thơ ấu, thanh mai trúc mã, Triêu Vũ dùng xương chim nhạn điêu khắc nên nhạc cụ, làm tín vật định tình tặng cho Vân Phượng, hai người chỉ đợi đến tuổi là kết thành vợ chồng. Ai ngờ có người họ Vũ Văn khởi binh, dẫn binh đánh Bắc Tề, trước một ngày thành thân Triêu Vũ bị Vũ Văn Ung đang đưa binh chinh phạt bắt nhập ngũ. Hai người bị ép chia xa, chỉ còn biết ước định đợi chiến loạn kết thúc, Triêu Vũ sẽ về lấy Vân Phượng.
Vân Phượng ngày đêm nhớ nhung Triêu Vũ, mỗi khi có quân đội đi qua thì đều đến trước cửa thành chờ đợi. Sau 3 năm, Vân Phượng chỉ nhận được một tờ cáo phó. Sau khi biết tin Triêu Vũ chết trận trên sa trường, Vân Phượng thổi một khúc nhạc 3 ngày 3 đêm trước mộ chôn quần áo và di vật của Triêu Vũ, rồi sau đó mất tích, từ đó bặt vô âm tín, sáo Nhạn Cốt từ đó cũng không rõ tăm tích.
Sau này sáo Nhạn Cốt vô tình rơi vào tay Phương Càn, rồi tặng cho Ma Sát La. Ma Sát La nghe được chuyện tình của Triêu Vũ và Vân Phượng cảm động vô cùng, bèn gọi nó là "Triêu Vân Phượng".
Vạn Hoa bút - Tử La Oán
Thạch anh màu tím ngưng tụ lan tỏa, hoa tử đằng cũng càng trở nên hoa lệ.
Tiễn ngọc toái, sơ thí tử, đằng la oán thanh thanh.
Dài 1 xích 3 tấc, nặng 5 lượng 7 chỉ.
Thời đầu nhà Đường, Đông cung học sĩ họ Trần tên Tử Lương, giỏi văn chương. Nơi ở của y sưu tầm rất nhiều danh bút, và thường đi khắp nơi tìm gỗ quý làm bút.
Một ngày Tử Lương ở trên núi Toái Ngọc trên sườn dốc đứt gãy tìm được một gốc cây hòe già nghìn năm, thân cây quấn quanh bám vào một gốc cây tử đằng, hai cây nương tựa nhau, cô lập ở vách núi cao. Trần Tử Lương cho rằng đã tìm được gỗ quý, bèn cho người chặt đứt Tử Đằng, muốn lấy gỗ hòe làm bút. Nhưng khi tử đằng bị chặt đứt, và gỗ hòe bị tách ra, hai cây như đồng thời khô héo, dường như tinh khí hoa gỗ nghìn năm bị tan hết trong phút chốc. Tử Lương thấy vậy tấm tắc bảo lạ, lệnh cho người lấy một mẫu gỗ hòe và một chùm hoa tử đằng để vào với nhau, quả nhiên hoa và gỗ lại khôi phục lại sức sống. Tử Lương bèn mang hai thứ đó trở về, chế gỗ hòe thành cán bút, lấy tử đằng đan thành ngòi bút, rất lâu sau, trên cán bút lại sinh ra cánh hoa tử đằng.
Sau có truyền thuyết, nghìn năm trước từng có một cô gái áo tím và tình lang ở trên sườn núi đứt gãy song song của núi Toái Ngọc nhảy xuống sườn núi tự tử vì tình.
Thiếu Lâm Côn - Diệu Pháp Liên Hoa
Liên hoa, trân châu và Bồ Tát trên thiền trượng hòa lẫn sắc màu.
Diệu pháp vô tương, liên sinh phương hoa. (Tạo hình tư thế ngồi 3D của Bồ Tát có điều chỉnh)
Dài 5 xích 9 tấc, nặng 17 cân 1 lượng.
Những năm Quốc Kiến Nguyên thứ 16, tăng nhân Bắc Ấn Độ Tăng Gia Đề Bà đến Trường An truyền giáo, thăm hỏi danh sư, truyền đạt tam tàng. Một ngày Tăng Gia Đề Bà giảng kinh tại Liên Hoa phật viện, đột nhiên ở trong ao sen bên cạnh nhảy ra một con Thanh Xà lớn trong miệng ngậm minh châu. Sau khi Thanh Xà để viên minh châu ở bên cạnh Tăng Gia Đề Bà thì xoay người quay trở lại nước, không còn nhìn thấy hình bóng nó nữa. Tăng Gia Đề Bà thấy minh châu có linh tính, bèn mời thợ rèn chế thành tượng Phật Tổ khảm vào trong đài liên hoa thiền trượng, cứ vào ban đêm thì lại phát sáng rực rỡ. Do đó Phù Kiên cho rằng Tăng Gia Đề Bà là Phật Thích Ca chuyển thế, đã lấy phật pháp vô biên của mình cảm hóa minh châu mà đúc thành hình, bèn phong y thành quốc sư. Sau khi Tăng Gia Đề Bà viên tịch, thiền trượng cũng theo đó bặt vô âm tín, không còn thấy hoa quang năm xưa.
Thiên Sách trường binh - Thiên Huyền Họa Trụ
Hình tượng giải thích cả quá trình "Lược như lửa, càng diễn càng hừng hực", tạo hình cuối cùng rất bắt mắt, càng khiến kẻ địch nghe tiếng đã sợ vỡ mật.
Đông vọng thiên huyền bát phương trụ, tây xuất hoàng đô vô tương cố.
Dài 5 xích 7 tấc, nặng 32 cân 2 lượng.
Thời Tây Tấn, Tiền Phong đại đô đốc Hô Diên Yến phụng lệnh Hán quốc quốc quân Lưu Thông, thống lĩnh 2 vạn 7 nghìn quân tiến công đô thành Tây Tấn, công phá Lạc Dương, xuất binh Đại Lược, khi bắt được Tấn Hoài Đế Tư Mã Xí, thì ở nội uyển hoàng cung Tây Tấn tìm được một vật trong mật thất. Theo truyền thuyết sau khi Hô Diên Yến bóc lớp gấm bọc lấy cây thương ra, cả căn phòng bừng sáng, chỗ nối tiếp thân cây thương và đầu cây thương trên hỏa vân nham điêu khắc thành Đại Cực điêu trong truyền thuyết trấn thủ Bát phương thiên trụ. Sau này Cận Chuẩn làm loạn muốn soán vị, mưu hại văn võ tướng, Hô Diên Yến dựa vào thần thương trong tay, dựa vào sức lực của mình bảo vệ hoàng đế lánh nạn đi nơi khác, cây thương cũng mất tích theo Hô Diên Yến, không xuất hiện trên nhân thế nữa.
Đường Môn thiên cơ tráp - Tàng Thiên Cơ
Binh khí vốn dĩ đơn giản được cải tạo thành đại sát khí tập trung các loại ám khí vào một thân thể.
Thiên cơ tàng tráp, ngụy quyết nan biện.
Độ dài khi triển khai 3 xích, độ rộng 3 xích 3 tấc, nặng 9 cân 9 chỉ.
Năm thứ 2 Cảnh Long, Đường Môn và Cái Bang liên thủ tiến đánh Minh giáo mà không thành, thương vong nặng nề, tiếp theo đó Đường Môn bị trộm, có kẻ trộm một mình tiến vào mật thất Đường Môn, lấy đi "Quỷ Công Đồ" mà Đường Môn cất giữ nhiều năm, đồng thời còn hủy hoại một nửa các cơ quan mật khí ẩn giấu trong mật thất. Đệ tử Đường Môn tìm kiếm khắp nơi nhưng không thể biết được tăm tích kẻ trộm. Mãi đến 3 năm sau, có người đưa ra một số tiền lớn mời một thợ rèn Trường An nào đó để chế tạo binh khí, "Quỷ Công Đồ" mới lại xuất hiện trên thế gian. Người thợ rèn dùng gỗ lim vàng, phối với ngọc lưu ly sắt tinh. Dựa vào "Quỷ Công Đồ" để chế tạo, thân nỏ khoan 18 lỗ, có thể bắn tiễn trong tích tắc, khiến kẻ địch toi mạng. Vì tính âm dương tương thích của gỗ lim và ngọc lưu ly, trên thân nó lờ mờ có sấm sét xoay quanh, là vật hiếm có trên thế gian.
Thương Vân đao thuẫn - Ngọc Bệ Thông Tôn
Tạo hình đao thuẫn lúc đầu đơn mỏng, trải qua nhiều lần trưởng thành cuối cùng cũng có một diện mạo riêng biệt.
Ngọc giai thông tuyền lễ, cửu chuyển khúc hà tôn.
Thuẫn cao 4 xích, nặng 71 cân 11 lượng.
Đao dài 5 kích 9 tấc, nặng 11 cân 3 lượng.
Vùng đất Nam Thục có một nơi u tịch kỳ diệu, tương truyền là nơi ở của tiên nhân thượng cổ. Nơi thâm sâu của u cốc có một ao suối, vốn dĩ ao là một ngọc thạch lớn hoàn chỉnh, trải qua nghìn năm bị nước xâm thực mà thành hình. Chung quanh là 9 khe suối chảy liên tục, đi vào nơi sâu của sơn động. Tương truyền đem đồ sắt ngâm trong nước suối bảy bảy bốn mươi chín ngày, có thể thay đổi kinh lạc của đồ sắt, biến nó cứng cáp vô cùng. Sau khi Tiết Kiên trưởng thành tìm được nơi này, bảo cha mình là Tiết Trực năm đó để binh khí ngâm trong nước suối, nước suối đưa linh khí của ngọc tủy đi khắp nơi trong thành binh khí thông qua mạch của binh khí, quả thật uy lực còn mạnh hơn trước.
Theo VNE
VNG chính thức công bố phát hành Kiếm Thế 2 Kiếm Thế 2 (tên gốc là Kiếm Hiệp Thế Giới 2) do VNG phát hành sẽ được Alpha Test có giới hạn tại 100 phòng máy ở Hà Nội và TP.HCM từ 12 - 22/3/2015. Sau đợt thử nghiệm này, trò chơi sẽ xóa nhân vật và chuẩn bị cho thời điểm ra mắt chính thức. Kiếm Thế 2 sẽ Alpha Test tại...