Vlog ‘Khoe iPhone’ khiến tín đồ Apple nóng mắt
Dù không mới, vlog “ Khoe iPhone” của tác giả Vật Vờ vẫn gây bão mạng và khiến nhiều người dùng smartphone của Apple cảm thấy nóng mắt.
Cụ thể hơn, vlog của Vật Vờ mỉa mai những người dùng biến iPhone thành đồ trang sức và khoe mẽ mọi lúc mọi nơi.
Theo Vật Vờ, người dùng thường khoe iPhone theo các cách sau:
1. Không tắt nhạc chuông, vì ai nghe thấy cũng biết là nhạc chuông của iPhone.
2. Đi đâu cũng để iPhone trên bàn, ngay cả khi đi ăn hay học bài.
3. Cầm máy nghe điện làm sao để người xung quanh nhìn thấy logo quả táo ở mặt sau iPhone thay vì đặt ngón tay lên đó.
Video đang HOT
4. Gọi điện cho người khác giữa chổ đông người để khoe mình mới sắm iPhone.
5. Chụp ảnh tự sướng nhưng lại để iPhone che hết mặt.
Bình luận về vlog trên, bạn có nickname Trứng Rán Thịt viết: “Soi mói vớ va vớ vẩn”.
“Họ khoe thì sao? Liên quan đến anh? Anh phải để ý xem mặt nó có giống như đang quan tâm không chứ?” – bạn Long Siêu Nhân nổi quạu với Vật Vờ.
Bạn Pyn Phạm bức xúc với Vật Vờ: “Làm clip cho vui nhưng nói tới việc cầm điện thoại như thế nào thì hơi quá. Có nhiều người lớn thành đạt hay những người trẻ nhưng cách cầm điện thoại như vậy theo thói quen mà bị nói là thuộc dạng khoe iPhone thì bó tay. Thứ 2 là việc ăn hay làm việc để iPhone lên bàn thì tuỳ nhưng có liên quan gì. Tôi lúc trước khi sử dụng iPhone thì dùng Nokia hay Samsung cũng để lên bàn khi đi ăn hay đi chơi đó thôi. Đơn giản vì nhiều khi ăn mà có điện thoại hay xem giờ vẫn dễ và không bị vướng. Còn mấy vấn đề còn lại xin miễn bàn tới. Còn chuyện chụp ảnh thì sở thích mỗi người,không lẽ giờ mua cái điện thoại rồi giấu trong túi đi mượn cái điện thoại khác chụp à?”.
Bạn Đăng Smilee phán: “Đua chứ cai ông nay ranh rôi quá. Một ngày 24 giờ không biêt lam gi đi soi ngươi khac a. Chẳng biết ông này giau ra sao, nhưng cai thơi gian ông đi soi ngươi khac lam cai vlog nay thì nên lam nhưng viêc co ý nghia hơn”.
Bạn Giang Nguyễn nhận định: “Bác này phán 10 chỉ đúng được 5. iPhone để trên bàn úp ngửa gì thì cũng biết thôi. Còn cách cầm điện thoại không lẽ móc ra nghe thì ngón tay phải canh đúng cái logo Apple à. Còn khi người ta nhắn tin không lẽ móc ra, móc hoài à, để ở ngoài cho tiện”.
Đến admin diễn đàn Tinh tế, Trần Mạnh Hiệp cũng cảm thấy nóng mắt với vlog trên: “Quá nhảm, quá nhọ… Những hành vi bình thường của người khác mà mình lại nghĩ là người ta khoe rồi cảm thấy khó chịu. Mình dùng điện thoại nào cũng làm những việc như bạn nói và chẳng có gì gọi là khoe cả. Không lẽ giờ có iPhone thì phải tránh những việc trên?”
Trái ngược ý kiến của những bạn nêu trên, bạn Trung Kt viết: “Làm vui thôi mà, có gì đâu mà bức xúc. Thấy anh nói nhiều cái cũng chuẩn, nhất là cách cầm điện thoại, toàn thấy dân xài Phone kiểu đó thôi”.
Ủng hộ Trung Kt , Duy Phương chia sẻ: “Đây cũng là phần lý do ghét iPhone. Dùng thì ít khoe mẽ thì nhiều”.
Trong khi bạn Tuấn Nguyễn lại bình luận hài hước: “Mai mình phải đổi sang iPhone 5 để đi khoe thôi. Dùng S4 cả năm nay mà chẳng có ai để ý”.
Theo Motthegioi
Đánh giá tỉ lệ pick trong DOTA 2 public
Để làm điều này, chúng tôi đã thống kê khoảng 35,000 game trong chế độ Matchmaking, chia ra làm 2 cặp.
Các trận đấu diễn ra trong khoảng tháng 1 và tháng 3 năm nay, sử dụng phiên bản 6.77 và các trận đấu diễn ra từ ngày 4/6 đến nay và sử dụng phiên bản 6.78 (bao gồm cả các phiên bản con). Mỗi cặp lại được chia thành 2 phần, thuộc khung Normal và khung Very High dựa trên sự phân chia của DOTA 2Client. Chúng ta hãy xem những hero nào có tỉ lệ sử dụng tăng cao giữa 2 phiên bản trong khung Very High.
Hãy bắt đầu với cái tên đầu tiên, Treant Protector. 6.77c là một bản patch buff rất nhiều cho Treant và các game thủ public đã tận dụng điều này, khi tỉ lệ sử dụng so sánh giữa 2 phiên bản tăng tới 164%, gần gấp đôi so với hero ở vị trí thứ 2. Điều thú vị là Treant cũng chiếm vị trí số 1 ở khung Normal, nhưng chỉ với 54%. Tuy nhiên với việc bị nerf ở 6.78c thì hero này đã không còn xuất hiện nhiều tại public (mặc dù ở TI3 Treant vẫn thỉnh thoảng được pick với tỉ lệ thắng thua là 6-7)
Spirit Breaker là hero có sự tăng trưởng mạnh mẽ thứ 2, với việc 6.78 buff cho Charge of Darkness đã giúp hero này mon men vào đấu trường chuyên nghiệp, và cực kì thành công trong vai trò của một pub-star. Ở các vị trí tiếp theo lần lượt là Huskar và Timbersaw. Cả 2 đều có một chút thay đổi trong patch 6.78 và tỉ lệ chiến thắng của chúng cũng tăng theo. Việc skill của Huskar được rework đã đẩy hero này trở thành một trong những hero có win-rate cao nhất tại khung Very High.
Bên cạnh việc win rate tăng, một trong những điều khiến cho tỉ lệ sử dụng hero tăng lên là việc người chơi bắt chước theo những gì đang diễn ra trong các trận đấu chuyên nghiệp. Weaver, Alchemist, Spectre và Visage là những hero như thế mặc dù cả 4 hero này gần như không thay đổi nhiều trong các bản patch. Visage và Alchemist đã được sử dụng rất nhiều ở châu Á, cũng như việc Weaver rất phổ biến trong suốt TI3. Spectre được trở lại cùng trilane tấn công với tỉ lệ thắng cao, dường như mọi người đã bắt đầu nhận thấy lợi ích của việc buff cho skill Desolate ở bản patch 6.75.
Tiếp tục với Outworld Devourer, Doom và Mirana, cả 3 hero này đều được buff nhẹ ở bản 6.78 và đều có tỉ lệ sử dụng tăng cao. Với Outworld Devourer, thêm tốc độ chạy tăng thêm 5 ở bản 6.78 đã có một tác động nho nhỏ tới win rate của hero này. Mirana nhận được bonus damage với Arrow và việc giảm cooldown của ultimate, sự thay đổi là không đáng kể tuy nhiên nó cũng giúp người chơi ở khung Very High pick cô nàng nhiều hơn. Doom, với việc được buff ultimate cùng với Aghanim Scepter đã thu hút được nhiều người chơi hơn, tuy nhiên tôi cho rằng xu hướng này là không bền. Trong khi đó, ở đầu ngược lại của bảng xếp hạng là các herocó tỉ lệ sử dụng bị giảm nhiều nhất:
Phantom Lancer là hero có tỉ lệ sử dụng bị giảm nhiều nhất do illusions của hắn bị nerf damage khá nặng. Hero này vẫn còn được sử dụng trong thi đấu cũng như public, tuy nhiên có lẽ việc hero này được pick chỉ đơn giản là mọi người mong muốn một chiến thắng dễ dàng.
Drow Ranger cũng là một câu chuyện tương tự, ngoại trừ việc cô nàng không được đưa vào Captain Mode cho đến khi bị nerf ở bản 6.77c. Hero này thực sự gặp vấn đề với việc cân bằng game, khi bất kì sự thay đổi nào khiến cho cô ấy có dịp được sử dụng trong competitive lại khiến cho Drow Ranger không có được thành công trong public và ngược lại.
Sự suy tàn của Keeper of the Light đến từ việc Illuminate bị nerf tại bản 6.77c và một chút nerf nhẹ về Streng khởi điểm ở patch 6.78. Giống như Phantom Lancer, hero này vẫn được ưa thích, nhưng không còn ở mức 95% ban-pick trong môi trương competitive như trong quý 1 của năm nay nữa.
Cuối cùng là Troll Warlord với việc nerf ultimate ở phiên bản 6.78, tuy nhiên điều đáng nói nhất là việc fix cho khiến Troll có cast time khi sử dụng Whirling Axes, điều tương tự với Ursa ở bản 6.75 với skill Overpower. Troll đã được thêm vào trong Captain Mode, hắn chắc chắn sẽ có cơ hội được góp mặt trong một vài trận đấu với tư cách một pick sáng tạo.
Phần còn lại là các hero có sự thay đổi nhỏ không rõ rệt trong tỉ lệ sử dụng. Undying và Centaur Warrunner là các hero có xu hướng ít được sử dụng, do đó tỉ lệ ít ỏi của chúng trong 6.78 có lẽ chỉ là sự tiếp nối từ các phiên bản trước. Một số hero như Brewmaster, Tidehunter, Enigma, và các hero phụ thuộc nhiều vào ultimate trong combat, cũng ít được pick, có lẽ là do người chơi bắt chước theo competitive, khi mà giờ đây các đội chuyên nghiệp tập trung vào chiến thuật multi-core nhiều hơn.
Nếu bạn muốn xem chi tiết về tỉ lệ sử dụng của các hero ở mỗi phiên bản, cũng như winrate của chúng, bạn có thể xem tại link tại đây. Bảng dưới đây mô ta xu hướng sử dụng các hero trong bản 6.78 ở cả khung Normal và Very High.
Theo VNE
Trào lưu vlog trong giới trẻ Không mất công ngồi gõ, giới trẻ đang chuyển sang trào lưu vlog (video blog) để được thỏa sức đóng nhiều vai từ người viết kịch bản, đạo diễn đến diễn viên. Chỉ với một camera, các teen có thể độc thoại bất cứ chủ đề gì. Từ sau vlog đầu tiên của Duhocsinhmy, trào lưu vlog bắt đầu được biết đến rộng...