VKSND huyện Châu Thành phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án oan?
- Khi cơ quan CSĐT công an huyện ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Văn Lá, VKSND huyện Châu Thành đã đồng tình, phê chuẩn. Do vậy, anh Lá mới bị bắt tạm giam và sau đó bị TAND huyện Châu Thành xử phạt 4 năm tù.
Một công dân bị rơi vào vòng tố tụng suốt 22 năm
Chỉ đến khi TAND tỉnh Long An xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm, tuyên huỷ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung, thì vòng quay tố tụng của bị can Phan Văn Lá mới tạm dừng cho đến ngày Công an huyện Châu Thành đình chỉ vụ án vào ngày 12/9/2013.
Anh Phan Văn Lá mòn mỏi chờ công lý.
VKSND huyện Châu Thành (Long An) là cơ quan giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương. Theo quan điểm cá nhân tôi, VKSND huyện Châu Thành là cơ quan phải chịu trách nhiệm chính trong việc gây ra oan sai cho anh Phan Văn Lá.
Ngày 1/1/2010, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chính thức có hiệu lực pháp luật, nên anh Phan Văn Lá sẽ được xem xét, bồi thường oan sai theo quy định của luật này. Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nhìn nhận đây là vụ án hình sự oan sai, nhưng lại chưa có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Vì vậy, đến thời điểm này vẫn chưa có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước cho anh Lá.
Video đang HOT
Tại khoản 4, Điều 3 luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của luật này. Đây không phải là một cơ quan xác định, chuyên giải quyết bồi thường, mà chính là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại (án oan sai).
Trong trường hợp này, tôi cho rằng kiểm sát viên thụ lý vụ án đã chưa làm hết trách nhiệm trong việc giám sát việc thực thi pháp luật, để công dân Phan Văn Lá bị xử oan, bị giam giữ 449 ngày. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định người bị thiệt hại phải yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại giải quyết bồi thường trước khi khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thụ lý đơn và tiến hành giải quyết bồi thường. Bồi thường là một quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cưỡng ép, ngăn cản bên nào, mà phải dựa trên cơ sở thoả thuận. Chính vì vậy, việc thương lượng giữa cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bồi thường và người bị án oan sai là cần thiết, nhằm tránh sự áp đặt của cơ quan công quyền, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Nếu người bị oan sai không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường hoặc quá thời hạn yêu cầu bồi thường không được giải quyết, thì có quyền nộp đơn khởi kiện ra toà án giải quyết vụ án bồi thường Nhà nước.
Về nguyên tắc bồi thường, thiệt hại đến đâu phải bồi thường đến đó. Việc xác định này dựa trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại. Tuy nhiên, trường hợp hai bên không thương lượng được với nhau (không thống nhất được cách thức bồi thường và mức bồi thường) thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường vẫn phải ra trách nhiệm bồi thường.
Thông thường, người dính án oan sai sẽ bị thiệt hại cả về vật chất và tinh thần. Đánh giá thiệt hại về vật chất tương đối dễ dàng, nhưng đánh giá thiệt hại về tinh thần không phải là điều đơn giản. Ngoài các quy định của pháp luật, người bị án oan cần phải đưa ra được căn cứ chứng minh thiệt hại của mình. Xin lưu ý, Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây: Do lỗi của người bị thiệt hại; Người bị thiệt hại che giấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liều sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc; hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
Theo Điều 5 luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, thời hiệu yêu cầu bồi thường là 2 năm, kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường.
LG. THIÊN LONG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Một công dân bị rơi vào vòng tố tụng suốt 22 năm
Cách đây gần 24 năm (ngày 22/7/1991), cậu bé Phan Văn Lá (15 tuổi) và em trai (13 tuổi) bị Công an xã Hiệp Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Long An bắt giữ vì nghi trộm dây điện. Liền sau đó, Lá bị công an huyện bắt tạm giam.
Trong quá trình lấy lời khai, hai anh em Lá không có người giám hộ, trong khi ở độ tuổi này luật quy định phải có người giám hộ. Kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra chuyển kết luận điều tra và toàn bộ hồ sơ sang VKSND huyện Châu Thành, đề nghị truy tố Phan Văn Lá về tội huỷ hoại tài sản xã hội chủ nghĩa.
Cuối năm 1991, TAND huyện Châu Thành tiến hành xét xử vụ án và tuyên phạt Phan Văn Lá 4 năm tù về tội huỷ hoại tài sản xã hội chủ nghĩa. Vào thời gian này, việc một thiếu niên 15 tuổi bị tuyên án là điều rất đau lòng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, uy tín của gia đình và họ hàng. Vì thấy mình bị án oan, bị cáo Phan Văn Lá làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND huyện Châu Thành, đề nghị TAND tỉnh Long An xem xét theo trình tự phúc thẩm.
Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, phát hiện bản án sơ thẩm có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, trong bản án phúc thẩm, TAND tỉnh Long An đã tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Lúc này, công an huyện ra lệnh tạm giam Lá thêm hai tháng nữa, nhưng VKSND cùng cấp không chấp nhận, cho gia đình bảo lãnh Lá tại ngoại.
Bẵng đi một thời gian dài, đến tận ngày 12/9/2013, Công an huyện Châu Thành bất ngờ ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can Phan Văn Lá.
Anh Phan Văn Lá.
Như vậy sau gần 22 năm là bị can trong một vụ án hình sự, cậu bé Lá năm nào nay đã trở thành một người đàn ông, cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì rơi vào vòng quay tố tụng quá lâu (7.637 ngày). Bản thân anh Lá đã bị tạm giam tới 449 ngày.
Sau này, anh Phan Văn Lá và gia đình đã đi gõ cửa các cơ quan tiến hành tố tụng tại huyện Châu Thành, yêu cầu bồi thường oan sai, nhưng đều rơi vào im lặng. Thậm chí, sự việc của anh Lá được đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An can thiệp, nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết.
Hiện tại, anh Phan Văn Lá (trú tại ấp 8, xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành) vẫn đang mòn mỏi đợi công lý. Theo nguồn tin từ đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, sau khi cơ quan này làm việc về tình hình oan sai, chính quyền huyện Châu Thành và Công an tỉnh Vĩnh Long đã xác định rõ ràng anh Phan Văn Lá đã bị oan. Trường hợp này sẽ được bồi thường, nhưng cơ quan nào bồi thường thì chưa xác định được.
Được biết, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đã ghi nhận và sẽ có kiến nghị gửi cơ quan chức năng xem xét đơn vị nào sẽ phải bồi thường cho anh Lá. Cuối tháng 12/2014 vừa qua, Ban Nội chính Trung ương cũng đã có buổi làm việc với tỉnh Long An về vụ việc oan sai này nhưng chưa có kết luận chính thức.
Hiện cơ quan công an và VKSND huyện Châu Thành đang kiến nghị cấp trên có hướng dẫn cụ thể để giải quyết vụ án oan sai được cho là có một không hai này.
PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Làm giấy tờ giả, thế chấp vay tiền rồi trốn không trả nợ, trách nhiệm ra sao? Vào ngày 28-12-2013, bà Phạm Thị Na (SN 1965, trú tại quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) dẫn một phụ nữ tên Trần Thị Chiều (SN 1957, ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) có đem theo giấy tờ tùy thân và sổ đỏ đến nhà chị Dung vay 40 triệu đồng, thời hạn vay ba tháng, lãi...