VKS muốn… khỏi xin lỗi công khai người ngồi tù oan
Quá trình khắc phục hậu quả việc truy tố oan, VKS đã tỏ ý mong muốn người bị oan thông cảm, chấp nhận cho viện khỏi phải tổ chức xin lỗi công khai và đăng lời xin lỗi trên báo.
Ông Nguyễn Thanh Cần là nhân vật bị truy tố oan trong vụ án “trộm tiền của vợ” mà Pháp Luật TP.HCM đã nhiều lần phản ánh vừa nhận được tiền bồi thường oan 153 triệu đồng. Nhưng cách mà cơ quan làm oan là VKSND tỉnh Tây Ninh ứng xử với ông khó có thể coi là thể hiện thiện chí, thành tâm.
Viện đồng ý bồi thường và xin lỗi công khai
Như đã phản ánh, vợ chồng ông Cần đang giận nhau nhưng vẫn ở cùng một nhà tại phường Ninh Thạnh (TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Tháng 5.2012, do cần tiền nhưng vợ không chịu đưa nên canh me lúc vợ vắng nhà, ông Cần cưa két sắt lấy tiền và vàng (tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng) đem đi chôn giấu. Khi vợ hỏi, ông Cần nói không biết nên vợ đi báo công an. Qua điều tra, công an kết luận chính ông Cần là người đã lấy tiền và ra sau vườn đào lấy tài sản lên. Ông bị truy tố và bắt tạm giam về tội trộm cắp tài sản. Tháng 8.2012, ông bị TAND tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm, tuyên phạt bảy năm tù. Bản án này bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM (nay là TAND Cấp cao tại TP.HCM) tuyên hủy.
Quá trình tố tụng vụ án này, báo Pháp luật TP.HCM đăng nhiều bài phân tích cho rằng hành vi của ông Cần không phải là tội phạm. Bởi tài sản ông lấy của vợ là tài sản chung của vợ chồng nhưng cơ quan tố tụng không chứng minh được ông Cần có bao nhiêu tài sản trong đó…
Đến đầu tháng 7.2013, TAND tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm lần thứ hai đã tuyên bố ông Cần không phạm tội. VKSND cùng cấp kháng nghị theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Tháng 10.2013, tại phiên xử phúc thẩm, đại diện VKSND Tối cao đã rút kháng nghị của VKSND tỉnh Tây Ninh. Vì vậy, tòa đình chỉ xét xử phúc thẩm, tuyên bố ông Cần vô tội như án sơ thẩm đã tuyên. Đến lúc này ông Cần đã bị ngồi tù oan 376 ngày.
Sau đó, ông Cần đã yêu cầu cơ quan làm oan phải bồi thường nhưng mãi hơn hai năm sau mới có kết quả. Sau khi thương lượng, ngày 24.4.2015, VKSND tỉnh đã ra quyết định bồi thường oan cho ông 153 triệu đồng (gồm tổn thất cho 376 ngày bị tạm giam, thiệt hại do tổn hại về sức khỏe và tiền thu nhập thực tế bị mất). Kèm theo bồi thường, VKS phải tổ chức buổi xin lỗi công khai và đăng lời xin lỗi ông Cần trên một tờ báo địa phương và một tờ báo trung ương trong ba kỳ liên tiếp.
Ông Nguyễn Thanh Cần sau khi nhận tiền bồi thường từ VKSND tỉnh Tây Ninh. Ảnh: T.T
“Họ năn nỉ tôi miễn tổ chức xin lỗi công khai”
Chiều 30.12.2015, đại diện VKSND tỉnh Tây Ninh đã lập biên bản giao cho ông Cần toàn bộ số tiền bồi thường nói trên. Người trao tiền là ông T – đại diện cho VKSND tỉnh trước sự chứng kiến của một cán bộ Phòng PC45 Công an tỉnh.
Sau khi nhận tiền, ông Cần đã phản ánh rằng cách hành xử của VKSND tỉnh khiến ông bức xúc.
Trình bày với Pháp luật TP.HCM, ông Cần cho biết sau khi có quyết định bồi thường, ông nhiều lần liên hệ với VKSND tỉnh để yêu cầu được chi trả tiền nhưng đều nhận được câu trả lời về nhà chờ. Bất ngờ, đến ngày 25.12.2015 ông nhận được điện thoại của ông T mời ông lên trụ sở VKSND tỉnh nói là có chuyện cần bàn.
Ông Cần kể: “Khi lên tới nơi thì họ nói tiền bồi thường của tôi sắp về nhưng năn nỉ tôi đồng ý việc miễn tổ chức xin lỗi công khai tại địa phương theo quy định. Họ nói là nhờ tôi giúp họ vì nếu tổ chức xin lỗi thì mất mặt cơ quan. Tôi nghĩ việc đó không cần kíp lắm nên đã đồng ý đề nghị này. Sau đó, đại diện VKSND tỉnh lập biên bản để tôi ký nhận rồi nói tôi về và đúng ngày 31.12.2015 lên trụ sở VKS tỉnh nhận tiền bồi thường oan”.
Video đang HOT
Vẫn theo lời ông Cần, sáng 30.12.2015 ông lại nhận được điện thoại của ông T thông báo là lên nhận tiền. “Ông T lại năn nỉ tôi xem xét để miễn cho VKS tỉnh khỏi phải đăng lời xin lỗi trên hai tờ báo trong ba kỳ liên tiếp theo quy định. Lần này tôi không chịu. Tôi nói như vậy là không công bằng, rằng tôi sẽ thông tin việc này cho các cơ quan báo chí. Cuối cùng thì đại diện VKS tỉnh không đề cập đến việc đó nữa mà tiến hành trao tiền cho tôi”.
“Tôi đã thông cảm nhượng bộ, miễn cho VKS việc xin lỗi công khai nhưng họ lại đòi hỏi thêm điều vô lý, trái với nội dung thỏa thuận bồi thường oan ngày 24.4.2015. Tôi nghĩ họ là cơ quan làm oan thì phải chủ động xin lỗi, bồi thường oan cho tôi chứ cứ lần lữa, năn nỉ thế là không được…” – ông Cần nói.
* * *
Vụ việc trên đây đặt ra một vấn đề pháp lý mới, đó là cơ quan làm oan có được và có nên chủ động thương lượng với người bị oan để được miễn xin lỗi công khai hay không? Bởi việc thương lượng, thỏa thuận đúng là quyền của đôi bên trong quan hệ dân sự nhưng xét cho cùng, tổ chức xin lỗi công khai và đăng lời xin lỗi trên báo lại là nghĩa vụ của cơ quan tố tụng khi đã lỡ làm oan công dân vô tội… Chúng tôi mong nhận được ý kiến bàn luận về vấn đề này.
VKS sẽ xin lỗi công khai trên báo theo quy định Chiều 2.1, trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Dựa – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Tây Ninh khẳng định do ông Cần vẫn giữ yêu cầu nên VKSND tỉnh sẽ thực hiện việc đăng lời xin lỗi công khai trên hai tờ báo theo quy định. Ông Dựa cho biết theo đúng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì VKS tỉnh phải có trách nhiệm thực hiện ba việc là bồi thường tiền, xin lỗi tại địa phương và đăng lời xin lỗi trên hai tờ báo. Khi làm việc với ông Cần, đại diện VKS có hỏi rằng ông suy nghĩ xem thực hiện việc nào thì ông Cần nói là thực hiện hai việc, bồi thường và đăng báo xin lỗi (có biên bản thỏa thuận giữa hai bên). Ông Dựa cũng xác nhận ngày 30.12.2015 VKS có đề nghị thêm về việc không xin lỗi trên báo nhưng ông Cần không chịu. “Nếu ông Cần đã không đồng ý thì chúng tôi sẽ thực hiện theo yêu cầu của ông” – ông Dựa nói. Nhà báo không được tham dự Ngày 1.1, trao đổi với Pháp luật TP.HCM, một PV báo T xác nhận ngày 30.12.2015 sau khi ông Cần điện thoại báo tin đến nhận tiền, PV này có đăng ký với VKS tỉnh xin được vào tác nghiệp. Tuy nhiên, cơ quan này không đồng ý với lý do là việc nội bộ giữa VKS với ông Cần. Do vậy, “chiều đó tôi phải ngồi ở phía ngoài trụ sở VKS, chờ sau khi ông Cần nhận tiền xong mới hỏi chuyện để lấy thông tin”.
Theo_Dân việt
Ảnh: 17 năm án oan Huỳnh Văn Nén và buổi xin lỗi kéo dài 20 phút
Sáng nay (3.12), tại UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, đại diện VKSND, TAND và Công an tỉnh đã tổ chức buổi xin lỗi công khai ông Huỳnh Văn Nén và gia đình vì để xảy ra oan sai suốt 17 năm qua. Buổi xin lỗi diễn ra trong vỏn vẹn 20 phút.
Ông Huỳnh Văn Nén và bà con hàng xóm tại buổi xin lỗi.
Từ 7h sáng nay, hàng trăm người dân đã đến UBND thị trấn Tân Minh để chứng kiến buổi xin lỗi công khai ông Huỳnh Văn Nén.
Cả hội trường chật kín không còn một chỗ ngồi, nhiều người phải chấp nhận chen chân, đứng tại khu vực xung quanh hội trường dù buổi xin lỗi chưa được diễn ra.
Trước đó vào sáng sớm cùng ngày, tại gia đình ông Nguyện Thận đã có rất đông phóng viên, luật sư đến để chờ ông Huỳnh Văn Nén và gia đình. Gặp ông Nén, các phóng viên, luật sư từng theo đuổi vụ án tay bắt mặt mừng vì cái kết có hậu sau một hành trình giải oan xuyên thế kỷ cho ông.
Đúng 8h30, ông Huỳnh Văn Nén và gia đình đã đến UBND thị trấn Tân Minh trong vòng vây của bà con hàng xóm láng giềng. Mọi người đều vui mừng vì ông Nén đã chính thức được giải oan. Cùng lúc này, đại diện VKSND, TAND, Công an tỉnh Bình Thuận cũng đến để chuẩn bị buổi xin lỗi ông Nén.
Đại diện TAND tỉnh Bình Thuận công bố lời xin lỗi đến ông Huỳnh Văn Nén và gia đình ông Nén.
Tại buổi xin lỗi công khai, bà Trần Thị Thiên Hương, Phó Chánh tòa Hành chính tỉnh Bình Thuận, đại diện TAND tỉnh Bình Thuận công bố lời xin lỗi đến ông Huỳnh Văn Nén và gia đình ông Nén. "Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành đến ông Nén và người thân, những gì ông Nén đã trải qua không gì bù đắp được. Chúng tôi mong rằng sẽ bù đắp phần nào lỗi lầm đã gây ra và hứa sẽ khắc phục, hoàn thiện hơn nữa" - đại điện TAND tỉnh Bình Thuận nói.
Đại diện các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận cũng đã hứa sẽ đăng lời xin lỗi công khai trên 1 tờ báo trung ương và 1 tờ báo địa phương trong 3 số liên tiếp để khôi phục danh dự cho ông Huỳnh Văn Nén. Đồng thời sớm tiến hành các bước theo trình tự do pháp luật quy định ngay sau khi ông Huỳnh Văn Nén có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại để sớm bồi thường thiệt hại cho ông.
Phát biểu tại buổi xin lỗi, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tân Minh cho biết, các cơ quan tố tụng đã kết oán sai ông Nén, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. "Tuy nhiên, hôm nay, cơ quan tố tụng đã thấy được cái sai khi kết án ông Nén và tổ chức buổi xin lỗi công khai. Đây là việc làm thể hiện tính cầu thị của các cơ quan tố tụng", ông Khánh nói.
Ông Nén phát biểu tại buổi xin lỗi.
Cũng tại buổi xin lỗi, ông Huỳnh Văn Nén đã có đôi lời bày tỏ. Theo ông Nén, ông đi tù 17 năm là do sai sót của cơ quan tố tụng. "Hơn 17 năm qua, gia đình tôi tan nát, các con lớn lên không được cha dạy dỗ, sống trong đói khổ. Sau 17 năm trở về, làng xóm ai cũng ổn định, chỉ có gia đình tôi là tiêu điều. Hơn 17 năm, tôi chịu bao cay đắng tủi nhục trong tù, cũng gần ấy thời gian, người cha già của tôi vẫn phải lo lắng, đau khổ chạy xuôi chạy ngược lo kêu oan cho tôi. Cũng 17 năm qua, tôi ở tù, mẹ tôi đã mất trong nỗi lo đau đáu, đến trước khi nhắm mắt, bà vẫn trăn trối với ba tôi là phải cố lo cho tôi. Có ai trên đất nước này khổ như tôi không? Chắc là không!", ông Nén ngậm ngùi nói.
Từ vụ việc của mình, ông Nén tha thiết mong rằng các cơ quan tố tụng khi phán quyết một điều gì đó liên quan đến tính mạng, cuộc sống danh dự của con người thì hãy cân nhắc, công tâm hết mình để không làm oan ai cho người dân vô tội. "Dù oan ức một ngày cũng tiêu tan cả đời", ông Nén nói.
Trong khi ông Nén bày tỏ, nhiều người dân ở dưới hội trường đã khóc.
Cũng tại buổi xin lỗi, ông Nén gửi lời cảm ơn cụ Huỳnh Văn Truyện, ông Nguyễn Thận, cám ơn luật sư, nhà báo và những người đã giúp đỡ, đồng hành cùng ông trong suốt hành trình giải oan.
Trong khi ông Nén bày tỏ, nhiều người dân ở dưới hội trường đã khóc. Họ vì những nỗi đau mà ông Nén và gia đình đã phải nhận gánh trong 17 năm. Họ khóc cũng vì vui mừng khi ông được giải oan.
Sau phần phát biểu của ông Nén, buổi công khai xin lỗi ông đã khép lại chỉ sau 20 phút.
Ông Huỳnh Văn Nén và cụ Huỳnh Văn Truyện tới nhà ông Nguyễn Thận từ rất sớm để chuẩn bị đến buổi xin lỗi công khai tại UBND thị trấn Tân Minh.
Cụ Truyện xem lại một số giấy tờ, nội dung bài cám ơn của ông Nén trước khi đưa con trai đến buổi xin lỗi.
Có rất đông phóng viên, luật sư đến chia vui cùng ông Nén và gia đình.
Chưa đến 7h sáng, tại UBND thị trấn Tân Minh đã có hàng trăm người dân đến theo dõi buổi xin lỗi ông Nén và gia đình.
Mọi người chia vui với ông Nén và gia đình.
Những người bị oan trong vụ án vườn điều cũng có mặt để chia vui với gia đình ông Nén.
Theo_Dân việt
3 người cùng 1 gia đình nhận tiền bồi thường oan sai Gần 6 tháng sau khi được tạm ứng 50 triệu đồng tiền bồi thường oan sai từ Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, 3 thành viên trong một gia đình bị bắt oan đã chính thức nhận đủ tiền bồi thường. Sáng 30.10, tại trụ sở của Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, 3 người trong một gia đình mang án oan 2 năm gồm...