VKS: 10 ngày trước nghỉ hưu, ông Vũ Huy Hoàng ép Sabeco thoái vốn
Đại diện VKS nói ông Vũ Huy Hoàng trong 10 ngày cuối cùng làm bộ trưởng đã duyệt giá cổ phần Sabeco thấp hơn thực tế, ép thoái vốn cho tư nhân.
Sáng 26/4, ngày thứ 4 xét xử vụ án sai phạm chuyển nhượng lô “đất vàng” hơn 6.000 m2 ở TP HCM cho tư nhân gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng, trong hai tiếng, đại diện VKSND Hà Nội đã đối đáp với quan điểm bào chữa của 10 bị cáo và luật sư.
Cựu bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục bị VKS xác định giữ vai trò chính trong vụ án, thực hiện hành vi xuyên suốt gây thiệt hại. Ông Hoàng là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về vốn nhà nước ở Sabeco với vai trò bộ trưởng. Bởi vậy, việc ông cho rằng đã giao thứ trưởng phụ trách việc này nên “không có trách nhiệm quản lý tài sản, vốn nhà nước ở Sabeco là không đúng”, công tố viên nói.
Ba công tố viên đại diện VKS. Ảnh: TTXVN.
Năm 2012, ông Hoàng với tư cách là bộ trưởng, thành viên chính phủ đã tham gia ban hành nghị quyết về cấm doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính vì lý do suy thoái kinh tế. Đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính. “Ông Hoàng thời đó tham gia xây dựng, ra văn bản nhưng lại vi phạm pháp luật”, VKS nêu quan điểm buộc tội.
Theo VKS, sau khi nhà đầu tư đầu tiên của dự án xây cao ốc trên khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng (TP HCM) thất bại do thiếu năng lực tài chính, Sabeco đang lựa chọn chủ đầu tư mới thì ông Hoàng “đột nhiên xuất hiện”. Ông chỉ đạo Sabeco khi chọn nhà đầu tư mới phải báo cáo để Bộ Công Thương quyết định. Điều này thể hiện sự chỉ đạo trực tiếp mang tính quyết định, “ép buộc cấp dưới thực hiện ý chí của mình”. Bởi vậy, việc ông Hoàng khai không chỉ đạo là “không đúng”.
Tiếp tục phản bác quan điểm bào chữa của ông Hoàng và luật sư, công tố viên cho hay sai phạm của ông Hoàng còn được xác định qua hành vi “duyệt giá cổ phần thấp hơn thực tế”. Theo đó, khi chỉ còn 10 ngày là nghỉ hưu, ông Hoàng vẫn chủ trì cuộc họp và quyết định giá.
Sau khi Sabeco thực hiện các thủ tục, ông Hoàng lại yêu cầu thoái vốn cho tư nhân. VKS coi đây là sai phạm trực tiếp, là “mấu chốt phát sinh thiệt hại”.
Ông Vũ Huy Hoàng tại toà. Ảnh: TTXVN .
Trước quan điểm bào chữa các bị cáo mỗi người thực hiện một phần việc, không có đồng phạm, VKS nói 10 bị cáo ở hai nhóm tội nhưng đều tiếp nhận ý chí của cấp trên để đồng loạt thực hiện hành vi trái pháp luật – “đó là đồng phạm”.
Video đang HOT
Với 8 bị cáo là nguyên lãnh đạo UBND TP HCM, VKS cho rằng cựu phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín có vai trò chính. Sai phạm của ông Tín là đồng ý cho Sabeco Pearl (không phải doanh nghiệp nhà nước, chỉ là liên danh của Sabeco) thuê khu đất 6.080 m2 trong thời hạn 50 năm và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên để thực hiện hành vi này, ông Tín được các thuộc cấp tham mưu, đề xuất.
“Chúng tôi khẳng định hai quyết định của ông Tín là sai. Thời đó UBND TP HCM hoàn toàn có quyền thu hồi khu đất theo quy định để đưa ra đấu giá do Sabeco không có năng lực tài chính và kinh nghiệm để thực hiện dự án. Tuy nhiên nhóm lãnh đạo, cán bộ thành phố đã làm trái quy định”, VKS nói.
Đồng tình với ý kiến của luật sư rằng các bị cáo thuộc UBND TP HCM mỗi người thực hiện một công việc ở các khâu nhất định, tuy nhiên đại diện VKS đánh giá các bị cáo “biết tham mưu cho Sabeco Pearl thuê đất là sai quy định nhưng vẫn cùng nhau thực hiện”.
Với lời khai của các bị cáo ở Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư rằng ông Tín chỉ đạo gây sức ép nên phải làm theo, công tố viên nói tại thời điểm phạm tội các bị cáo đã có chức vụ, tuổi trên 40.
“Chỉ đạo của cấp trên chỉ là hình thức, các bị cáo vẫn phải làm đúng theo pháp luật. Nếu chỉ cần làm theo những gì cấp trên bảo như các bị cáo khai thì tuyển học sinh cấp 3 vào các sở ban ngành để làm việc là xong. Hơn nữa, các bị cáo còn tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về đất đai, giảng dạy về đất đai, vậy mà ra toà lại nói không biết gì. Điều này là vô căn cứ, ngụy biện”, công tố viên lớn giọng nói.
Về quan điểm vụ án không có thiệt hại , VKS cho rằng đã tính thiệt hại theo hướng có lợi cho các bị cáo. Thời điểm khởi tố vụ án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng có giá trị hơn 3.800 tỷ đồng. Sau khi trừ khoản tiền Sabeco đã nộp thực hiện nghĩa vụ tài chính và các khoản khác, thiệt hại trong vụ án là hơn 2.700 tỷ đồng.
Giải thích việc không đề nghị toà tuyên các bị cáo phải bồi thường thiệt hại, đại diện VKS nói vì trong bản luận tội đã yêu cầu UBND TP HCM huỷ các quyết định cho thuê đất, giao lại quyền quản lý sử dụng khu đất cho Nhà nước.
Đối đáp sau đó, nhiều luật sư cho rằng VKS tranh luận nhưng “không khác gì chắt lọc lại các quan điểm truy tố để trình bày”. VKS trong hơn hai tiếng đối đáp “rất hay” song “dàn trải, không có nội dung”.
Theo cáo buộc, Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng rộng 6.080 m2 được dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nộp tiền thuê đất hàng năm. Từ năm 2012 đến 2016, ông Hoàng yêu cầu cấp dưới chỉ đạo Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.
Sau khi góp vốn và Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý, ông Hoàng không giao Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt. Ngược lại, ông chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để chuyển quyền sử dụng khu đất là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.
Các lãnh đạo, cán bộ thuộc UBND TP HCM đã tham mưu, đề xuất để ông Tín ký quyết định giao đất cho Sabeco Pearl trái quy định.
Với cáo buộc phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí , ông Hoàng bị VKS đề nghị 10-11 năm tù, Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) 7-8 năm.
8 cựu cán bộ, lãnh đạo TP HCM bị VKS đề nghị thấp nhất 2-3 năm tù đến cao nhất là 5-6 năm cùng về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sabeco thoái vốn khi tôi đã... về hưu
Trả lời về quá trình Sabeco thoái vốn, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, Sabeco xây dựng phương án thoái vốn chính thức về giá, phương thức, cách thức... khi ông đã bị Quốc hội bãi miễn.
Tại phần thẩm vấn ngày 23/4, trả lời về quá trình thoái vốn của Sabeco tại Sabeco Pearl, bị cáo Vũ Huy Hoàng khẳng định, sau cuộc họp ngày 29/3/2016, ngày 8/4/2016, ông bị Quốc hội khóa 13 cùng Chủ tịch nước bãi miễn chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Bị cáo Vũ Huy Hoàng.
"Từ đó, tôi không tham gia bất cứ khâu, công đoạn nào của quá trình thoái vốn. Đến ngày 30/5/2016, Sabeco mới xây dựng phương án thoái vốn chính thức về giá, phương thức, cách thức...; ngày 26/8/2016, báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt. Quá trình thoái vốn của Sabeco kết thúc năm 2017 và tôi không hề can thiệp. Nếu cần kiểm tra, HĐXX có thể hỏi những người liên quan." - bị cáo Hoàng nói.
Cựu Bộ trưởng cũng khẳng định bản thân không trực tiếp quản lý Sabeco nên cuộc họp trên, ông chủ trì thay bị can Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng, hiện bỏ trốn) do lúc đó bà Thoa đi vắng.
Theo lời khai của bị cáo Hoàng, Sabeco thoái vốn vì Chính phủ có chủ trương yêu cầu doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi lĩnh vực không phải ngành nghề kinh doanh chính. Sau đó, các nhà đầu tư tư nhân trong Sabeco Pearl gửi văn bản cho ông, đề nghị để Sabeco thoái vốn khỏi liên doanh này.
"Các nhà đầu tư này không đại diện cho Sabeco nên theo đúng thủ tục, tôi chuyển văn bản của họ cho Vụ Công nghiệp nhẹ để Vụ này yêu cầu Bộ phận quản lý vốn nhà nước và HĐQT Sabeco báo cáo Bộ. Sabeco sau đó đề nghị cho thoái vốn, chúng tôi đồng ý chủ trương và hướng dẫn trình tự thủ tục thoái vốn gồm xây dựng phương án thoái vốn đúng pháp luật, bảo đảm lợi ích của các cổ đông và nhất là cổ đông nhà nước." - ông Hoàng trình bày.
Về việc cáo trạng xác định dự án tại số 2-4-6 được bổ sung chức năng căn hộ, đại diện Công ty CP đầu tư Mê Linh (một đơn vị góp vốn thành lập liên doanh Sabeco Pearl) bác bỏ, khẳng định UBND TPHCM mới đồng tình chủ trương, chưa có quyết định chấp thuận.
"Chức năng ở chưa được thể hiện ở giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất. Về các thủ tục nhiều nhưng quan trọng nhất, chủ đầu tư sau khi được UBND thông báo nghĩa vụ tài chính về chuyển mục đích, phải thực hiện nhưng thực tế chưa làm. Vụ án điều tra từ tháng 11/2018 nên từ đó đến nay không có hoạt động nào giấy tờ, bổ sung chức năng đó." - đại diện Công ty Mê Linh nói.
Bị cáo Lâm Nguyên Khôi. (Ảnh: TTXVN)
Đồng tình ý kiến này, bị cáo Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM) khai: "Tôi biết, nếu có chức năng ở, phải có quyết định của ủy ban chấp thuận chủ trương đầu tư và sau đó, doanh nghiệp sẽ làm các thủ tục tiếp theo như Mê Linh nói là đóng thêm tiền chuyển đổi.".
Liên quan đến vấn đề này, tại phiên thẩm vấn ngày 22/4, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khai nhận, trong cuộc họp ngày 29/3/2016, ông thấy không có thông tin TPHCM đã chấp thuận bổ sung chức năng căn hộ ở đối với dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng.
"Đến thời điểm tháng 6/2016, anh Hà (ông Võ Thanh Hà - Chủ tịch HĐQT, phụ trách BPQLVNN tại Sabeco) báo cáo cũng chưa có quyết định chính thức cho bổ sung chức năng căn hộ ở. Theo tôi hiểu đến nay cũng chưa có." - cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng quả quyết.
Cựu Chủ tịch Sabeco nói "không bị Bộ trưởng gây áp lực"
Bào chữa cho bị cáo Vũ Huy Hoàng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đặt ra một số câu hỏi đối với lãnh đạo (Sabeco) xung quanh các hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng hợp tác đầu tư.
Bà Phạm Thị Hồng Hạnh (nguyên Tổng Giám đốc Sabeco), ông Lê Hồng Xanh (nguyên Phó TGĐ), ông Phan Đăng Tuất (nguyên Chủ tịch HĐQT, phụ trách BPQLVNN tại Sabeco) đều cho rằng đã ký các hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng hợp tác đầu tư bởi áp lực từ nhiều phía.
Đó là áp lực từ việc Sabeco Land không có tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính; áp lực về vốn xây dựng với tổng mức đầu tư lên đến hơn 3.000 tỷ đồng và áp lực từ phía lãnh đạo Bộ Công Thương thường xuyên nhắc nhở, phê bình, yêu cầu tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư.
Bị cáo Phan Chí Dũng. (Ảnh: TTXVN)
Ông Phan Đăng Tuất cho biết, suốt thời gian thực hiện dự án, ông nhận được sự chỉ đạo của các Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Nam Hải và Hồ Thị Kim Thoa. Còn bị cáo Vũ Huy Hoàng khi đó là Bộ trưởng đi đàm phán ở nước ngoài nên không có chỉ đạo gì. Bản thân ông Tuất cũng chưa lần nào bị Bộ trưởng gây áp lực.
Bị cáo Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ) cho rằng: Các văn bản do bị cáo tham mưu, đề xuất để lãnh đạo Bộ Công Thương ký đều đã được lấy ý kiến của vụ chức năng khác trong Bộ Công Thương. Bị cáo Dũng cũng khai, trong các cuộc họp, không có cá nhân hay bộ phận nào cảnh báo với lãnh đạo Bộ Công Thương về việc đầu tư ngoài ngành, về việc vi phạm quản lý đất đai.
Bản thân bị cáo Phan Chí Dũng cũng nhận thức rằng đây là dự án xây dựng trụ sở cho Sabeco nên là dự án trong ngành, phục vụ ngành.
Vì sao cựu Bộ trưởng Huy Hoàng và đồng phạm không phải đền bù 2.700 tỷ đồng? VKS khẳng định không yêu cầu ông Vũ Huy Hoàng và các bị cáo phải bồi thường 2.700 tỷ đồng và yêu cầu UBND TP.HCM hủy, thu hồi các quyết định giao đất trái pháp luật. Sáng 26/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm, xét xử bị cáo Vũ Huy Hoàng (nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương) cùng 9 bị...