Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Seminars in Cancer Biology đã cho thấy liên hệ giữa hàm lượng vitamin D trong máu và việc mắc một số bệnh ung thư.
Vitamin D là thành phần thiết yếu cho việc điều chỉnh các khoáng chất canxi và phốt pho trong cơ thể nhằm duy trì cấu trúc xương thích hợp và khỏe mạnh. 70% nhu cầu vitamin D của cơ thể được tổng hợp từ da dưới tác động của ánh sáng mặt trời và 30% là từ thực phẩm.
Tác dụng của vitamin không chỉ dừng lại ở việc tăng cường khả năng miễn dịch, hệ xương hay khoáng hóa răng, mà còn giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
Bổ sung đủ vitamani D ít có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của Đại học Eastern của Phần Lan và Đại học Madrid, Tây Ban Nha, những người bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể ít có nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư hơn so với những người khác. Điều này có nghĩa là một lượng vitamin D đủ trong máu sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, bệnh bạch cầu và u lympho.
Ngược lại, mức độ quá thấp sẽ liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư vú và tuyến tiền liệt. Việc thiếu vitamin D cũng có thể liên quan đến tiên lượng kém hơn cho người bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, mối tương quan này có thể được giải thích bởi thực tế là vitamin D cần thiết cho hoạt động của tế bào. Nếu các tế bào hoạt động kém tối ưu, thì chúng có thể trở thành ung thư.
Bổ sung vitamin D bao nhiêu là đủ?
Video đang HOT
Đối với dân số nói chung, khuyến nghị chung là 15 microgram/ ngày cho cả nam và nữ trưởng thành. Theo nghiên cứu đối với người dân Pháp, lượng vitamin D trung bình được bổ sung qua thực phẩm là 5,2 microgram/ ngày đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, 2,6 microgram /ngày đối với trẻ em từ 4 đến 10 tuổi, 2,9 microgram/ ngày ở trẻ em từ 11 đến 17 tuổi và 3,1 microgram/ ngày ở người lớn từ 18-79 tuổi./.
Con trai rất ghét được chải tóc, mẹ quyết định đưa đến bệnh viện, không ngờ đó là việc đã cứu mạng con
Mặc dù không muốn nhưng cha mẹ của cậu bé đáng yêu này vẫn mạnh dạn nói ra các triệu chứng của con mình để nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ khác về bệnh bạch cầu.
Freddy Slaven, 1 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Theo chia sẻ của gia đình thì Freddy Slaven rất dễ bị bầm tím và đặc biệt không thích được chải tóc bởi điều đó thực sự khiến cậu bé bị đau.
Nhận thấy những dấu hiệu nhỏ này ở con, mẹ của Freddy đã không khỏi lo lắng. Mặc dù nghĩ rằng các vết bầm tím kia có thể sẽ hết nhưng với bản năng của người mẹ, cô Lucy Price đã quyết định đưa con đến bệnh viện. Và đó thực sự là một quyết định đúng đắn vì nó đã cứu mạng Freddy.
Với bản năng của người mẹ, cô Lucy Price đã quyết định đưa con đến bệnh viện. Và đó thực sự là một quyết định đúng đắn vì nó đã cứu mạng Freddy.
Tại Bệnh viện Alder Hey, Freddy được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Các bác sĩ cũng nói với gia đình rằng Freddy bị thiếu máu. Điều này có nghĩa là cậu bé sẽ phải đối mặt với một "trận chiến" khó khăn với hóa trị liệu. Mặc dù đã bắt đầu điều trị nhưng Freddy vẫn là một cậu bé tuyệt vời.
"Cậu bé rất mạnh mẽ. nếu bạn gặp bé bạn sẽ không nghĩ rằng có gì không ổn bởi bé vẫn rất vui vẻ. Đôi khi bé mệt mỏi nhưng khi thấy y tá mang thức ăn tới là bé lại vui vẻ ngay. Freddy là một cậu bé tuyệt vời", mẹ Freddy chia sẻ.
Mặc dù đã bắt đầu điều trị nhưng Freddy vẫn là một cậu bé tuyệt vời.
Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các tế bào bạch cầu trong máu. Khi trẻ mắc bệnh bạch cầu, một số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường sẽ được sản sinh ở tủy xương.
Do là dạng bệnh trong máu nên bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư đặc biệt vì không có khái niệm "khối u" trong đó. Mặc dù tế bào của các loại ung thư có thể lưu hành trong máu nhưng không có nghĩa là những bệnh nhân ung thư này lây sang người khác qua truyền máu.
Bệnh bạch cầu chiếm khoảng 25% trong tất cả các dạng ung thư ở trẻ. Điều may mắn là cơ hội chữa trị căn bệnh này hiện nay khá cao. Khi được điều trị, hầu hết trẻ mắc bệnh đều khỏi mà không bị tái phát.
Các dạng bệnh bạch cầu ở trẻ
Nhìn chung, bệnh bạch cầu được chia thành 2 loại: cấp tính (phát triển nhanh) và mạn tính (phát triển nhanh). Ở trẻ, khoảng 98% trường hợp bệnh bạch cầu là cấp tính.
Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ được chia thành 2 dạng: Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL) và bệnh bạch cầu myelogenous cấp tính (AML), tùy thuộc vào các tế bào bạch cầu riêng biệt được gọi là lymphyocytes, có liên quan đến khả năng miễn dịch.
Các triệu chứng của bệnh bạch cầu ở trẻ
Trẻ bị bệnh bạch cầu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và sốt. Chúng cũng có thể bị thiếu máu dẫn đến xanh xao, mệt mỏi bất thường và thở dốc khi chơi đùa.
Trẻ bị bệnh bạch cầu cũng có thể bị thâm tím và rất dễ bị xuất huyết, thường xuyên ra máu mũi, xuất huyết khác thường trong thời gian dài sau khi bị thương dù rất nhỏ.
Các triệu chứng khác của bệnh bạch cầu có thể gồm:
- Đau nhức xương hay khớp, đôi khi khiến trẻ đi khập khiễng
- Sưng bướu bạch huyết ở cổ, háng hay các nơi khác
- Cảm thấy mệt mỏi bất thường
- Kén ăn
Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra bệnh và sớm có liệu pháp điều trị thích hợp.
7 lợi ích tuyệt vời của nước ép dứa Dứa (còn gọi là thơm) là một loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với mọi người. Trái dứa là một loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với mọi người và có nhiều lợi ích cho sức khỏe - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Sau đây là một số lợi ích dựa trên nghiên cứu khoa học của nước ép dứa, theo Health...