Vitamin C có ở đâu? Tác dụng của vitamin C
Vitamin C là một trong những loại vitamin vô cùng quan trọng, có ý nghĩa đối với sức khỏe con người. Cần hiểu rõ về tác dụng của vitamin C và các loại thực phẩm chứa vitamin C để lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể.
1. Tác dụng của vitamin C
Vitamin C có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Các nhà khoa học đã đưa ra nghiên cứu và kiểm chứng rằng, với hàm lượng vitamin C mỗi ngày có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
Tác dụng của vitamin C đối với sức khỏe con người:
- Giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt:
Thực tế, vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt cho cơ thể . Đối với việc sử dụng vitamin C cùng với sắt được khẳng định rằng giúp tăng hiệu quả hấp thụ sắt ở mức cao nhất.
- Tác dụng của vitamin C giúp bổ mắt:
Ngoài vitamin A giúp bổ mắt thì vitamin c cũng được chứng minh có hiệu quả giúp ngăn ngừa nguy cơ về các bệnh về mắt như: tăng giãn áp, đục thủy tinh thể. Ngoài ra, uống vitamin C có tác dụng gì, chúng còn có tác dụng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tới các mao mạch của mắt. Do đó giúp làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
- Vitamin C giúp đẹp da:
Trong những tác dụng của vitamin C thì tác dụng đẹp da là tác dụng được khẳng định rõ ràng nhất bởi việc mang đến tác động tích cực cho làn da như giúp ngăn ngừa nếp nhăn, tẩy tế bào chết, giúp da trắng sáng, trị thâm nám trên da,…
- Giúp ngăn ngừa tình trạng cảm lạnh của cơ thể:
Mỗi ngày con người chỉ cần cung cấp từ 1 đến 3 gram vitamin C cho cơ thể đã có thể làm tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể giảm khả năng bị nhiễm cảm lạnh.
- Hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp:
Đối với vitamin C đem lại hiệu quả giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, cải thiện đường hô hấp một cách hiệu quả cho những người thường xuyên lao động hoặc hoạt động với cường độ mạnh.
Vitamin C có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp – Ảnh Internet
- Giúp giảm lượng protein trong nước tiểu của người bị tiểu đường:
Vitamin C khi được uống kết hợp với vitamin E sẽ giúp giảm lượng protein có trong nước tiểu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tác dụng này tuyệt vời dành cho người bị tiểu đường vì người bệnh này sẽ gặp phải tình trạng thất thoát protein khiến cơ thể bị thiếu chất và suy nhược.
- Tác dụng của vitamin C giúp ổn định nhịp tim:
Một trong những tác dụng mà vitamin C đem lại chính là việc giữ nhịp tim ổn định. Uống vitamin C có tác dụng gì đối với người bệnh trước các cuộc phẫu thuật vì điều này giúp người bệnh giữ ổn định nhịp tim.
Video đang HOT
- Giảm lượng cholesterol lipoprotein:
Tác dụng của vitamin C được thể hiện khi giảm cholesterol lipoprotein ở những người có cholesterol cao. Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp chuyển hóa hơn 80% cholesterol thành sulfat hòa tan trong nước và bài tiết ra ngoài. Do đó, đối tượng bị máu nhiễm mỡ, tiểu đường nếu được bổ sung vitamin c đúng cách sẽ giúp ích cho tình trạng bệnh của người bệnh.
- Chống viêm:
Thực tế, vitamin C có khả năng chống viêm hiệu quả cao. Do vitamin C có công dụng tăng đề kháng tuyệt vời.
- Giúp tăng cường sức khỏe thể chất:
Việc bổ sung cho cơ thể các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C, đây là cách lành mạnh giúp giảm cân mà không mang lại tác dụng phụ đối với sức khỏe. Các nghiên cứu cũng khẳng định rằng việc kết hợp vitamin C với vitamin E sẽ giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp hiệu quả.
2. Vitamin C có trong thực phẩm nào?
Vitamin C có ở đâu, trong thực phẩm nào, một số loại thực phẩm dưới đây chứa nhiều vitamin C mà bạn cần biết:
- Quả ổi: Trong các loại quả thì quả ổi bất ngờ trở thành loại quả chứa nhiều vitamin c nhất. Quả ổi không chỉ có lượng vitamin C lớn mà còn chứa mangan kali và axit folic dồi dào.
- Dâu tây: Nhóm vitamin C có trong quả dâu tây khi được kết hợp cùng phytochemical, chất xơ, folate và magie có tác dụng tuyệt vời giúp chống oxy hóa, làm giảm lo âu, căng thẳng. Ngoài ra, dâu tây dù chứa nhiều vitamin C nhưng lại rất ít calo, loại quả này hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Quả cam: Vitamin C cũng chứa trong cam, giúp cải thiện tuần hoàn máu và hạ thấp hàm lượng cholesterol ở mức lý tưởng.
Vitamin C có nhiều trong quả cam – Ảnh Internet
- Kiwi: Bổ sung kiwi cho cơ thể là cách khiến bạn có nhiều vitamin C cho cơ thể.
- Quả đu đủ: Đu đủ không chỉ sở hữu vitamin C mà còn chứa nhiều các loại vitamin khác như: vitamin A, B, K và lượng canxi, kali lý tưởng.
- Xoài: Một quả xoài có thể cung cấp cho cơ thể con người tới 55mg vitamin C, lượng vitamin quả xoài chứa tương đương với 90% nhu cầu mà cơ thể người trưởng thành cần.
- Các loại trái cây có múi: Những loại quả trên, vitamin C còn có nhiều trong thực phẩm và bao gồm các loại trái cây như chanh, bưởi. Các loại trái cây có múi còn chứa axit folic, vitamin B phức tạp và kali giúp thanh lọc và làm mát tốt cho da.
- Ớt chuông: Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C không thể không nhắc tới ớt chuông. Đặc biệt ớt chuông vàng có chứa nhiều vitamin C nhất.
- Súp lơ: Trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể bổ sung súp lơ, loại rau này vừa chứa nhiều vitamin C lại còn có nhiều nhóm khoáng chất, chất xơ và folate dồi dào.
- Rau cải xanh: Các loại rau cải như cải xoăn, bina, xà lách đều giàu vitamin C. Các loại rau này không chỉ cung cấp chất xơ, vitamin A, K mà còn chứa carotenoid tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón.
3. Uống vitamin C có tốt không?
Với những tác dụng của vitamin C đem lại, giải đáp thắc mắc uống vitamin C có tốt không thì câu trả lời là có. Vitamin C được khẳng định bởi rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Vitamin C không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe, mà còn có tác dụng tích cực đối với làn da và mái tóc của con người.
Uống vitamin C theo chỉ định của bác sĩ – Ảnh Internet
Vitamin C còn là nhóm tan trong nước, do đó khi cơ thể không có khả năng tạo ra vitamin C hay thực hiện tích trữ thì việc bổ sung vitamin C cho cơ thể là điều cần thiết và cần được bổ sung thường xuyên, đảm bảo khoa học để cơ thể không thiếu hụt dinh dưỡng.
Uống vitamin c có tác dụng gì, uống như thế nào là tốt cho sức khỏe:
Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, bạn cần biết cách bổ sung theo nhu cầu mà cơ thể cần thiết. Việc bổ sung vitamin C hiện nay ngoài việc bổ sung vitamin C trong các loại hoa quả cũng có thể sử dụng các viên uống.
Việc uống vitamin C để bổ sung cho cơ thể cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với đường uống bằng miệng mà không dùng với thức ăn cơ thể cần thực hiện uống vitamin C 1 đến 2 lần trong ngày.
Đối với loại vitamin C có tác dụng giải phóng chậm thì cần nuốt toàn bộ. Người uống không nên tự ý nghiền nát hoặc nhai viên nén bởi có thể giải phóng một vài tác dụng phụ.
Cũng không chia nhỏ liều lượng khi uống vitamin C, thực hiện uống vitamin C cần thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
Lưu ý khi uống vitamin C cần uống đúng giờ, thường xuyên để vitamin C đem lại tác dụng.
Ăn dứa ngày hè rất tốt nhưng nếu không chú ý điều này lợi mấy cũng hóa hại
Dứa là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thiết yếu khác, có nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên khi ăn nhiều dứa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Thành phần dinh dưỡng của dứa
- Chứa chất đạm, chất bột đường, chất xơ
- Chứa vitamin C, B1, B2, C, PP.
- Chứa caroten, acid hữu cơ.
- Chứa các chất khoáng: sắt, canxi, phospho, magie, kali, kẽm,...
Đặc biệt, trong dứa có Bromelin - một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin đang được ứng dụng trong y học để chống viêm, giảm phù nề.
Những tác dụng bất ngờ của dứa
Dứa không chỉ là một loại quả giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng mà nó còn được gọi là "liều thuốc tự nhiên" với vô vàn tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Philippines, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của dứa ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Những trẻ được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không uống nước dứa. Thời gian hồi phục của các trẻ này khi bị bệnh cũng được rút ngắn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Bromelain là một enzym có trong quả dứa, được chứng minh là giúp phân hủy và tiêu hóa protein. Bromelain ở dạng viên nang cũng đã cho thấy hiệu quả làm giảm sưng, bầm tím, rút ngắn thời gian lành vết thương, và đau sau phẫu thuật. Lưu ý cách chế biến thông thường khi ép dứa lấy nước có thể làm giảm mất phần nào lượng bromelain chứa trong nước ép.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong dứa còn có chất beta-carotene. Theo Khoa dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), beta-carotene có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Trong một nghiên cứu khác, những người ăn nhiều thực phẩm chứa beta-carotene hơn những người khác sẽ giảm nguy cơ bị ung thư ruột già. Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn trên người về tác dụng của nước dứa với ung thư.
Bảo vệ da
Dứa có chứa vitamin C và beta-carotene. Những chất chống oxy hoá này có thể giúp chống lại các tổn thương da gây ra bởi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giúp cải thiện kết cấu da tổng thể. Vitamin C cũng giúp tạo thành collagen, một chất tạo cho da sức mạnh và nâng đỡ cấu trúc của nó.
Tốt cho mắt
Vitamin C được tìm thấy trong dứa có thể giúp giữ cho mắt khỏe và tránh bị đục thủy tinh thể. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin C có thể giảm hơn 30% nguy cơ đục thủy tinh thể.
Giúp giải nhiệt
Dứa còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước quả dứa ép, hoặc nấu canh, xào với các món.
Phản tác dụng khi ăn quá nhiều dứa
Ngoài câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì thì ăn dứa nhiều có tốt không cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:
Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,...
Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều.
Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao, vì vậy, khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của cơ thể.
Sau khi ăn dứa, bromelain có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các histamine, gây các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây khó thở. Bởi vậy, những bệnh nhân có tiền sử cơ địạ dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa... nên hạn chế ăn dứa để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng liều lượng lớn các enzyme bromelain trong cơ thể phụ nữ mang thai, kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
Dù thèm đến mấy bạn cũng không nên ăn nhiều loại quả này vào ngày nắng nóng Mùa hè nắng nóng nên người ta có xu hướng ăn nhiều loại hoa quả để bổ sung nước, cung cấp thêm Vitamin C. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo có một số loại quả không nên ăn quá nhiều, bởi chúng sẽ dẫn tới những tác dụng phụ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người có cơ địa nóng không...