Vitamin C có liên quan gì với bệnh tim mạch?
Một đánh giá gần đây, đăng trên tạp chí về khoa học – International Journal of Molecular Sciences, đã kết luận thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, theo Supplement Report.
Thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bài báo cũng cho thấy rằng vitamin C có thể giúp điều chỉnh huyết áp, giảm độ cứng động mạch và giảm lượng cholesterol trong máu.
Mối liên quan giữa vitamin C và bệnh tim mạch
Vitamin C, một vi chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, được ca ngợi là có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, giúp giảm viêm.
Phản ứng viêm, một khi bị rối loạn điều hòa, sẽ góp phần vào sự phát triển của các bệnh mạn tính, như bệnh tim mạch, ung thư và thoái hóa điểm vàng.
Để hiểu rõ tác dụng bảo vệ tim mạch của vitamin C và cơ chế hoạt động của chúng, các nhà nghiên cứu đã xem xét các nghiên cứu dịch tễ học và quy mô lớn về vitamin C và vai trò của nó trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch.
Đa số các nghiên cứu quy mô lớn quan sát xem xét mối quan hệ giữa nguy cơ tim mạch và lượng vitamin C hấp thu, đều đồng ý rằng nồng độ vitamin C trong huyết tương thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Mặt khác, một số nghiên cứu tập trung vào tác động của vitamin C đối với một số dấu hiệu giúp xác định sức khỏe tim mạch như độ cứng động mạch, chức năng nội mô – điều hòa huyết áp và mức mỡ máu.
Theo đánh giá của các thử nghiệm, bổ sung vitamin C giúp giảm độ cứng động mạch do xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch là hậu quả của chế độ ăn uống kém và ít vận động, thúc đẩy sự tích tụ cholesterol trong động mạch.
Nếu không được điều trị, xơ vữa động mạch có thể dẫn đến đau ngực dữ dội, hình thành cục máu đông gây tử vong và gây ra cơn đau tim.
Trong một nghiên cứu riêng, gồm những người từ 52 tuổi trở xuống, các nhà nghiên cứu đã phân tích tác động của vitamin C đối với mức mỡ máu và phát hiện ra rằng bổ sung vitamin C dẫn đến giảm một phần mức cholesterol trong máu.
Vitamin C cũng được phát hiện là làm tăng mức cholesterol “tốt” ở bệnh nhân tiểu đường.
Trong khi đó, các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng vitamin C tác động tích cực đến cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, theo Supplement Report.
Video đang HOT
Một số nghiên cứu thậm chí còn báo cáo rằng vitamin C giúp bảo vệ nội mô – mô lót bên trong mạch máu – khỏi bị hư hại do stress ô xy hóa.
Rõ ràng, tăng lượng vitamin C có thể cải thiện các dấu hiệu của sức khỏe tim mạch, như huyết áp và mức cholesterol trong máu.
Cần ăn uống lành mạnh, tập thể dục, bỏ hút thuốc…
Tuy nhiên, không có thuốc tiên nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim nếu bạn không kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác, như chế độ ăn uống kém lành mạnh, hút thuốc, mỡ máu cao và bệnh tiểu đường, theo Mayo Clinic.
Vì vậy, cần phải kiểm soát tốt mức huyết áp, mức mỡ máu, thường xuyên tập thể dục, hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, giải tỏa căng thẳng, ngủ đủ giấc.
Tốt nhất là nên thêm nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng – như rau và trái cây, dầu thực vật, các loại hạt, ngũ cốc thô chưa tinh chế và ít nhất 2 phần cá mỗi tuần – vào chế độ ăn uống để giúp bảo vệ tim mạch, theo Supplement Report.
Cứ 37 giây lại có người chết vì bệnh tim mạch, nhưng bạn có thể giảm tới 80% nguy cơ mắc bệnh nếu thực hiện 11 thói quen này trong mùa hè
Thời tiết ấm áp vào mùa hè chính là điều kiện tốt để bạn tập quen dần với những thói quen tốt cho tim mạch.
Tại Mỹ, cứ 4 người lại có 1 người tử vong vì bệnh tim mạch, tương đương với số lượng 647.000 người/năm. Trung bình, cứ 37 giây lại có một người chết vì căn bệnh này, theo dữ liệu tháng 6/2020 từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC).
Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, 80% số ca tử vong nay có thể được phòng ngừa từ trước, nếu mọi người thực hiện đầy đủ những thói quen sau để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh.
Tập thể dục, đi bộ mỗi sáng
Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần. Tuy nhiên, một trong những lý do chính mà bạn nên tập thể dục mỗi sáng là nó giúp trái tim của bạn khỏe mạnh.
"Các bài tập aerobic hay các bài tập cường độ cao có thể cải thiện sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chỉ cần tập khoảng 150 phút/tuần, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ giảm đáng kể", bác sĩ nội trú Nate Favini tại San Francisco - cho biết.
Ngoài ra, đi bộ và hít thở không khí trong lành cũng là một sự lựa chọn không tồi. "Bạn nên bắt đầu bằng việc đi bộ ngoài trời 15 phút/ngày, sau đó tăng dần cường độ lên 45 phút/ngày, với tần suất 4 lần/tuần", ông nói.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Theo bác sĩ Jennifer Haythe - chuyên gia tim mạch hồi sức tích cực tại Trung tâm Y tế Irving, ĐH Columbia, khám sức khỏe thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa 80% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
"Hãy đến gặp bác sĩ và kiểm tra những yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường và mỡ máu. Mọi người nên đi khám sức khỏe tổng quát đều đặn từ năm 20 tuổi", bà nói.
Tìm hiểu về tiền sử gia đình
"Bệnh tim mạch có liên quan chặt chẽ tới yếu tố gen", bác sĩ Haythe nói. "Vì thế, bạn nên nói chuyện với gia đình để tìm hiểu xem họ đã từng mắc hoặc chưa bị bệnh gì. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ phân loại nguy cơ giúp bạn".
Khi biết bạn đang phải đối mặt với nguy cơ gì, bác sĩ sẽ sớm phát hiện ra các vấn đề và giúp trái tim của bạn khỏe mạnh hơn trong nhiều năm sau đó/
Hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm chế biến sẵn
Bác sĩ Favina giải thích: "Giảm lượng đường trong khẩu phần sẽ hạn chế phần nào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì - hai yếu tố có thể dẫn đến bệnh tim mạch". Các loại đồ ăn nhanh đóng hộp trên thị trường thường chứa nhiều đường và dầu mỡ, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Y khoa vào năm 2019, ăn đồ nhiều dầu mỡ cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu vẫn thưởng thức đồ chiên rán, bạn nên dùng nồi chiên không dầu để thay thế.
Tập thiền
Để có một tâm trí và trái tim khỏe mạnh, bạn sẽ cần tới thiền định, nhất là trong hoàn cảnh ai cũng phải đối mặt với lo âu và stress như hiện giờ. "Nồng độ cortisol tăng lên khiến bạn càng cảm thấy stress, dẫn đến tăng đường huyết và huyết áp", bác sĩ Favini cảnh báo.
"Thiền định có thể giúp ích ít nhiều. Bạn chỉ cần ngồi im khoảng 15-20 phút/ngày và cố gắng bình ổn tâm trí. Hành thiền thường xuyên có thể giúp bạn giảm huyết áp, giảm nhịp tim, stress - những nhân tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch", Haythe nói.
Điều trị trầm cảm
Đừng tự chống chọi với trầm cảm một mình. Thay vì để căn bệnh này ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, bạn cần tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho mình. Điều này không chỉ giúp bạn lấy lại sức khỏe tinh thần, mà còn có lợi cho chính trái tim của bạn.
"Trầm cảm được chứng minh là có liên quan tới các bệnh tim mạch", bác sĩ Favini nói. "Hãy chú ý đến tâm trạng của bản thân và phát hiện sớm triệu chứng để cải thiện sức khỏe tinh thần".
Ăn nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh
Ăn nhiều chất xơ từ lâu đã được biết đến như một cách giúp làm giảm huyết áp và mỡ màu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bác sĩ Favini khuyên bạn nên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, yến mạch, các loại hạt và hoa quả vào khẩu phần ăn của mình.
Bên cạnh đó, việc nạp đủ chất béo lành mạnh cũng rất quan trọng. "Bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại thức ăn như dầu olive, các loại hạt, cá... để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai", ông nói. Theo tạp chí Harvard Health, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hai loại chất béo omega-3 và omega-6 có hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa tim mạch.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc không phải là thói quen dễ thực hiện, nhất là đối với những người bận rộn hoặc trong những tháng mùa hè ngày dài hơn đêm. Tuy nhiên, bác sĩ Haythe cho biết việc ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng, vì nó có thể làm giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng, cũng như khiến trái tim bạn thêm khỏe mạnh hơn.
Theo Quỹ Giấc Ngủ Hoa Kỳ, những người không ngủ đủ giấc sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch. "Cố gắng lên giường sớm hơn thông thường khoảng 30-45 phút. Một giấc ngủ lý tưởng sẽ kéo dài 7-8 tiếng", bà khuyên.
Ngừng hút thuốc, tránh hít khói thuốc thụ động
Hút thuốc không chỉ gây đột quỵ và ung thư phổi mà còn có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. "Hút 1 điếu thuốc mỗi ngày gây xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch", bác sĩ Favini cảnh báo.
Ngay cả những người hít khói thuốc thụ động hàng ngày cũng dễ bị tổn hại sức khỏe. Theo CDC Hoa Kỳ, hít khói thuốc thụ động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 25-30%. Những người chưa từng hút thuốc nhưng hít phải khói thụ động cũng dễ bị đột quỵ và tử vong hơn người bình thường.
Chăm sóc lợi thường xuyên
"Nghe có vẻ không liên quan, nhưng chăm sóc lợi có thể giúp phòng ngừa các bệnh nha chu và lợi nướu - những yếu tố có thể dẫn tới đau tim và đột quỵ", bác sĩ Favini nói. "Ngoài ra, các bệnh nha chu còn làm cho cơ thể dễ sưng viêm, khiến bạn càng dễ mắc bệnh tim mạch.
Mọi người nên kiểm tra răng lợi thường xuyên, đánh răng 2 lần/ngày, chăm chỉ dùng chỉ nha khoa và đi khám bác sĩ ngay khi gặp vấn đề.
Để ý tiếng ngáy khi ngủ
Nếu bạn ngáy quá nhiều vào ban đêm, tuyệt đối đừng bỏ qua dấu hiệu này mà phải đi khám ngay. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ 5 người trưởng thành lại có 1 người mắc chứng ngưng thở lúc ngủ - kể cả ở dạng nhẹ. Nếu không được điều trị sớm, căn bệnh này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn, thậm chí là dẫn tới các bệnh tim mạch và đột quỵ.
[ẢNH] Những đại kỵ khi ăn mít cần biết để tránh "mang họa" Với nhiều hàm lượng dưỡng chất, mít là loại trái cây đem lại nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, mít có thể gây bệnh nghiêm trọng. Tránh ăn mít vào buổi tối, không ăn khi đói... là những đại kỵ cần biết khi ăn mít để tránh 'mang họa'. Mít là loại...