Vịt xiêm say mồi bén!
Khi bạn thấu hiểu giống vịt lạch bạch này, thêm chút ngẫu hứng với nhóm gia vị “ủ men say” sẽ ru nhanh thực khách hoặc bạn bầu trôi ngay vào miền khoái.
Có một loài gia cầm ưa xổ một tràng “vịt ngữ”, dẫu luận bàn cả ngày vẫn chưa gom hết bao miếng ngon đã đời!
Mua heo lựa nái, mua vịt chọn… chủ
Danh sách những món cũ nhưng dễ khiến người ta… động lòng có thể kể: vịt xiêm nấu cà ri, đổ bánh xèo, nấu chao…
“Kho” món mới càng bao la hơn. Song biến tấu kiểu gì, cũng phải dựa vào thế mạnh nơi sớ thịt vịt mới mong đứng vững được. Công bằng mà nói, thịt vịt xiêm không ngọt đậm bằng vịt cỏ nhưng nạc nhiều hơn gấp hai – ba lần. Sớ thịt cũng to gấp đôi. Với lại, cũng tùy vào chế độ nuôi. Nếu nhà nông nuôi vịt thả lang quanh vườn nhà và cho chúng ăn độn rau chuối với rau lang hay lục bình băm nhỏ cùng cám, lúa hoặc bắp thì thịt chúng chắc ngọt khỏi chê. Dạng này mà nấu lẩu tương chao thì còn gì bằng!
Tuyệt ngon với tương chao
Video đang HOT
Trước nay, nồi lẩu vịt nấu chao đã vang danh khắp miệt vườn Tây Nam bộ. Tuy nhiên, điểm yếu của nó là mau ngán khi nhâm nhi đường dài do dư béo. Để khắc phục khiếm khuyết này, nhóm “mê món lạ” chúng tôi đã chú tâm nâng cấp cho nó thanh tân hơn.
Nhờ có nhúm tương hột tham gia, muỗng nước lẩu càng thơm tho và tăng độ béo thanh dịu lên gấp đôi. Dường như con men trong tương là khắc tinh của nước cốt dừa. Nhờ vậy, chúng hợp lực cùng men chao, cầm chân mấy muỗng canh nước cốt dừa lại, giúp người ăn dư dả thời gian thong thả chuyện trò.
Tương vừa khắc chế độ béo vừa thanh tẩy vịt thêm hấp dẫn
Họ hào hứng “dắt dây” từ chuyện nước bước sang chuyện nhà mà cái đùi vịt vẫn còn mềm dẻo ngọt bùi như lúc mới nhập tiệc. Nhìn những nét mặt rạng ngời của mấy người bạn thân trong bàn tiệc, người phối chế dù chỉ húp vài muỗng nước lẩu thôi, cũng cảm thấy vui triền miên suốt mấy ngày trời.
Thế nhưng, những hôm tiết trời trở chứng – nắng mưa thất thường, người thêm lạt miệng, chán ăn. Nhờ vậy, thôi thúc người viết nghĩ đến món nước thanh nhiệt khác, vẫn cần con mái xiêm tơ hùn hạp vốn tự có.
Hân khoái cùng hèm…
Gầy cuộc vui từ hai nhóm men gia vị quen thuộc: hèm rượu nếp cùng cơm mẻ, phối thêm ít khế hườm chua. Trong đó, tỉ lệ hèm rượu chiếm 2/3.
Ôi, chu choa! Muỗng nước lẩu thơm thanh thoát và chua ngọt dịu dàng đến mê say lạ! Dĩa rau ăn kèm gồm ít cải bẹ xanh dày dày, vài nắm cần nước, nhúm cải cúc, húng quế… Nói chung là nhóm rau mang vị nhân nhẩn đắng và thơm mùi tinh dầu giúp sảng khoái tinh thần.
Còn thú vị ở chỗ, miếng ức vịt vừa mềm dẻo vừa thoảng mùi thanh thoát của cơm rượu, lại còn chứa hậu vị chua – thơm dịu thật kích thích khẩu vị.
Mặt khác, các món ức vịt xiêm nướng đất sét hoặc nướng sa tế; ướp cùng nắm lá mắc mật vò nát với ít gia vị thông dụng như muối, đường, bột ngọt… cũng thơm ngon khó cưỡng.
Mặc dù vậy, những người có gốc “phong” thường nhăn mặt than oán: “Độc như thịt vịt xiêm lai”. Lỡ ăn vào, nó hành ngứa trân mình – gãi đến rướm máu. Đừng ngại! Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thầy thuốc thừa truyền triều Nguyễn, ở quận Gò Vấp, TP.HCM đã chia sẻ mẹo hay khắc chế tật xấu này của vịt xiêm (kể cả thịt ngỗng): lúc chế biến nhớ kèm ít hạt ké đầu ngựa tươi hoặc khô (thương nhĩ tử) với nhúm lá non của chúng. Cái đùi vịt dẻo mềm sẽ “hiền” ngay!
Vậy đó, khi bạn thấu hiểu giống vịt lạch bạch này, thêm chút ngẫu hứng với nhóm gia vị “ủ men say” sẽ ru nhanh thực khách hoặc bạn bầu trôi ngay vào miền khoái!
Bánh lá - Hương vị quê nhà
Bánh lá bây giờ thường được bày bán ở các chợ cùng với các loại bánh khác. Đúng như tên gọi của nó, bánh được làm từ bột gạo trộn với nước lá mơ và được nắn theo hình của những chiếc lá mít hay lá dừa.
Để có những miếng bánh màu đen xám dẻo dai, có mùi vị đặc trưng đòi hỏi người làm bánh phải thật tỉ mỉ.
Dĩa bánh lá dẻo dai chan thêm nước cốt dừa béo ngậy,ai đã một lần nếm thử khó có thể quên.
Chị Đoàn Thị Thanh Thủy, người có kinh nghiệm hơn 30 năm làm bánh ở phường IV, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: "Để bánh lá ngon thì tôi làm bằng gạo xay thôi, chứ không mua bột chợ. Gạo ngâm với lá mơ xắt nhuyễn rồi mang đi xay. Để tăng thêm vị đậm đà cho bánh, khi nhồi bột có thể cho thêm tí muối, đường". Sau khi nắn bột lên lá mít hay lá dừa nước còn tươi (đã rửa sạch, để gáo) rồi mang đi hấp cách thủy. Để ý khi hấp bột trong là bánh chín, bánh lá khi chín hơi ấm ấm là có thể gỡ bánh ra khỏi lá. Món bánh này, nếu ăn lúc nóng sẽ mềm, còn khi để nguội bánh sẽ có vị dai, hơi khô.
Sắp những miếng bánh có màu đen xám vào dĩa, chan thêm nước cốt dừa thắng sẵn, rắc thêm ít đậu phộng rang để tăng thêm vị bùi bùi là ăn ngon phải biết. Các cụ già xưa kể lại rằng, bánh lá là loại bánh đặc trưng ở miền Tây, do ngày trước lá mơ mọc nhiều ở vườn, ở ruộng và biết loại lá này có vị thuốc nên mọi người mới nghĩ ra cách làm món bánh, vừa ăn cho đỡ buồn miệng, vừa nên thuốc...
Tuyệt chiêu làm vịt nấu chao ngon đậm đà cả nhà thích mê Vịt nấu chao là đặc sản nổi tiếng của Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Với nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản món ăn dân dã này đã dần trở nên quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày tại khắp các vùng miền. Nguyên liệu làm vịt nấu chao cho 4 người ăn -1 con...