‘Vịt trời trúng độc’ trở thành tác phẩm hợp tác Việt – Nhật
Vở kịch “Vịt trời trúng độc” – dự án hợp tác quốc tế Nhật – Việt của Nhà hát rối dây Edo – Yukiza là tác phẩm được xây dựng dựa trên nguyên tác “Con vịt trời” của Henrick Ibsen.
Trong chuyến công tác, học tập 4 tháng tại Nhật Bản (từ ngày 23/3/2014) trong khuôn khổ chương trình hợp tác giao lưu văn hoá với các nước châu Á được tài trợ bởi Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản, tháng 6 năm 2014, đoàn nghệ thuật Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam (gồm 15 thành viên) đã tham quan các buổi diễn và buổi tập của nhà hát Yukiza.
Các thành viên của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới không gian sân khấu mang phong cách độc đáo kết hợp giữa con người và con rối của Yukiza, bởi vậy đã nhiều lần trở lại tham quan nhà hát và cả lần công diễn tại Nhà hát Nghệ thuật Tokyo.
Một cảnh trong vở kịch Vịt trời trúng độc.
Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSND, đạo diễn Lê Khanh, thành viên đại diện của đoàn, trước khi về nước, đã phát biểu ước mơ của mình về dự án hợp tác sản xuất quốc tế Nhật Bản – Việt Nam: “Tôi thực sự xúc động và thán phục trước một không gian sân khấu độc đáo, dung hoà giữa hiện đại và truyền thống 380 năm. Tôi hết sức mong muốn được hiện thực hoá một sân khấu sáng tạo cùng Nhà hát Yukiza”.
Tiếp nhận ý tưởng này, nghệ nhân Yuki Magosaburo đời thứ 12 đã triển khai dự án biểu diễn (2 buổi) vở kịch Vịt trời trúng độc và workshop của Nhà hát Yukiza tại Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 26 tháng 3 năm 2015 bằng kinh phí tài trợ từ Quỹ giao lưu quốc tế và thành phố Tokyo,
Mối quan tâm mạnh mẽ của người dân Việt Nam đến văn hoá Nhật Bản đã vượt khỏi sự tưởng tượng của chúng tôi. Khán phòng 300 chỗ ngồi của Nhà hát rối múa rối Việt Nam tại Hà Nội đã liên tục chứng kiến những buổi diễn chật kín với sự hiện diện của khoảng 450 khán giả. Gần 10 cơ quan truyền thông trong nước đã thể hiện mối quan tâm tới sự có mặt của Yukiza tại Việt Nam.
Với sự tham gia của nhà biên kịch, đạo diễn Sakate Yoji (Giám đốc đoàn kịch Đom đóm), Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, Phó giám đốc – Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, các diễn viên, kỹ thuật viên sân khấu Việt Nam cùng với các nghệ sĩ của Nhà hát Yukiza đã trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề liên quan, trong đó có ý nghĩa xây dựng một sân khấu hợp tác quốc tế Nhật – Việt tại hai nước.
Theo Zing
Video đang HOT
'Sân khấu xã hội hóa mất phương hướng'
NSND Hồng Vân cho rằng muốn chấn chỉnh hệ thống sân khấu kịch xã hội hóa, cần một lộ trình có tâm, có tính khả thi cao.
- Chị nhận định tình hình khán giả năm nay như thế nào qua lượng khách đến xem các vở diễn tại Sân khấu Kịch Phú Nhuận và Sân khấu Kịch Superbowl dịp Tết Bính Thân vừa qua?
- Đến nay, lượng khán giả kém hơn mọi năm chút ít nhưng nói chung không thành vấn đề. Vở nào sống đến hết tháng giêng thì có thể tiếp tục "canh tác" quanh năm.
NSND Hồng Vân. Ảnh: Thanh Hiệp
Tại sàn diễn của tôi, các vở ăn khách đều có thể phát triển thành phần 2, phần 3, như Người vợ ma, Quả tim máu và nay là Xóm trọ 3D. Vấn đề là khán giả chọn "món" giải trí phù hợp với túi tiền và "khẩu vị" riêng nên hoàn toàn không có chuyện sân khấu này đóng cửa, họ sẽ ùa sang sân khấu khác để xem. Sự phân khúc khán giả của mỗi sân khấu giúp bầu show có thể đưa ra ước lượng cho sàn diễn của mình và chọn kịch mục phù hợp.
"Nước trôi thì bèo trôi"
- Năm qua, báo chí đã nói nhiều về việc sân khấu ngày càng khó khăn, một phần là do sự bùng nổ của game show, truyền hình thực tế. Theo chị, đó có phải là nguyên nhân chính?
- Đó là một trong những khoảng tối của thị trường sân khấu trong năm 2015, nhất là sân khấu xã hội hóa. Tôi xác định rõ ràng rằng "nước trôi thì bèo trôi", trôi được đến đâu hay đến đấy. Hiện tại, sân khấu Sao Minh Béo, Sân khấu Sen Việt của Lê Nguyên Đạt hay sân khấu Hoàng Thái Thanh với Thành Hội - Ái Như... đều đứng trước tâm trạng đó.
Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM (5B Võ Văn Tần) năm nay tạm ngưng hoạt động. Nhìn nhà hát 5B đóng cửa, tôi tưởng tượng sau này, những sân khấu xã hội hóa của chúng tôi không thể nào tiếp tục hoạt động, cục diện mặt bằng nghệ thuật thật sự của TP HCM sẽ như thế nào? Vui gì trước cảnh "nước trôi thì bèo trôi", do thiếu sự định hướng!
Để duy trì hoạt động, nhóm nghệ sĩ Nguyễn Khắc Duy chật vật tìm nhiều điểm diễn. Trong ảnh, một cảnh thuộc vở nhạc kịch Tấm Cám của nhóm này ở Nhà hát Bến Thành. Ảnh: Thanh Hiệp
Tôi nghĩ game show chỉ là bề nổi. Nhìn vào sự bùng nổ này, nhiều người tưởng mặt bằng nghệ thuật của TP HCM đang phát triển nhưng thật sự không phải vậy, nó đang bị lạm phát. Thử nghĩ nếu không còn những sân khấu như tôi kể trên, sau giai đoạn game show bùng nổ, nghệ thuật TP HCM sẽ còn lại gì? Thật sự xây quá khó còn đập thì quá dễ bởi đến một lúc nào đó, chúng tôi không còn sức nữa, sẽ buông tay!
- Như vậy, phải chăng sân khấu xã hội hóa đang phát triển một cách tự phát, không được sự định hướng đúng đắn?
- Nó thiếu sự chăm chút, quan tâm, chỉ đạo với chiến lược cụ thể để chúng tôi đi đúng quỹ đạo. Từ đó, một số nơi làm chệch hướng, chạy theo khán giả với nhu cầu giải trí, còn tác phẩm đỉnh cao thì dè dặt bởi thiếu vốn. Nếu có sự định hướng ngay từ đầu, các sàn diễn xã hội hóa không lao đao như hiện nay.
Một thực trạng rất rõ là ngân sách rót cho các đơn vị công lập quá nhiều nhưng hiệu quả từ sàn diễn của họ không cao. Trong khi đó, chúng tôi phải tự thân "sinh nở" những đứa con tinh thần cho sàn diễn của mình.
Gióng lên tiếng nói chung
- So với điện ảnh, nhiều đơn vị tự thân vận động, chẳng cần "bà đỡ", bất chấp luôn cả sự cạnh tranh của truyền hình với bùng phát game show... thì tại sao sân khấu xã hội hóa vẫn "than vãn"?
- Phim chiếu rạp được đầu tư hệ thống chiếu hiện đại, địa điểm đẹp. Trong khi đó, hệ thống rạp của chúng tôi mấy chục năm rồi vẫn y như cũ. Đòi hỏi hiệu quả nghệ thuật thì ngôi nhà dành cho nghệ thuật phải tương xứng. Khi được phân bổ, hỗ trợ về rạp, trang thiết bị, chúng tôi không dám xin, chỉ mong được thuê rạp với giá phải chăng, được trợ vốn để mua rồi trả góp trang thiết bị nhưng có được đâu, chỉ là ước mơ. Sân khấu của chúng ta đang rất chông chênh nhưng dẫu vậy, tôi thấy có những nghệ sĩ rất can đảm, tự tìm sàn diễn, tự tạo vai diễn cho mình. Chẳng hạn, Trịnh Kim Chi vừa mới mở sân khấu và còn rất nhiều người vẫn tâm đắc tìm địa điểm.
Đầu năm, tôi nói những điều này không phải than vãn, thất vọng mà gióng lên một tiếng nói chung, mong tìm cách giải quyết, tìm hướng giải thoát cho sàn kịch.
- Ngoài vốn, khó khăn của sân khấu thường là vấn đề nhân lực, nhất là lúc game show bùng nổ. Sân khấu Kịch Phú Nhuận thời gian qua đã làm tốt khâu tự đào tạo nghệ sĩ trẻ. Đây có phải hướng đi chủ động để thoát khó của chị?
- Thật ra, đào tạo nhân lực không phải là công việc của sân khấu xã hội hóa. Sở dĩ chúng tôi chủ động làm việc đó là vì nhận thấy nó quá cấp thiết. Nghệ sĩ chạy sô quá nhiều, để gom đủ người tập một vở kịch là khó khăn vô cùng.
May mắn là tôi đã tiên liệu việc này cách đây khoảng 6 năm. Hiện học viên khóa 1 cách đây 5 năm đã tốt nghiệp, gần như trụ lại sân khấu chúng tôi. Về mặt nghệ sĩ trẻ, sân khấu Kịch Phú Nhuận không bị động nhưng gương mặt ngôi sao thì sân khấu nào cũng thiếu. May là bên chúng tôi còn có Minh Nhí, Anh Vũ và tôi, đàn em thì có Hòa Hiệp, Kha Ly, "Ốc" Thanh Vân...
Tuy nhiên, việc sân khấu tự đào tạo nhân lực không phải là biện pháp lâu dài vì đó là trọng trách của các trường. Tôi nghĩ việc đào tạo cần có sự liên thông với các sân khấu, nghĩa là nghĩ đến đầu ra. Chính vì không có sự liên thông này nên sinh viên ra trường thất nghiệp, tham gia các cuộc thi truyền hình thực tế tìm kiếm cơ may hoặc làm nghề một cách vụn vặt khiến nguồn thì đông mà người làm đúng nghề thì hiếm.
- Với cương vị đại biểu HĐND, phó chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, chị có kiến nghị gì để thay đổi thực trạng khó khăn đó?
- Kiến nghị, đề xuất nhiều nhưng chúng ta có thể làm được tới đâu khi mà cứ thiếu chiến lược toàn diện, thiếu nền tảng thoát khỏi sự trì trệ hiện tại? Bản thân tôi chỉ có thể canh cửa 2 sàn diễn với thương hiệu mà mình dày công vun đắp. Việc chấn chỉnh cả hệ thống sân khấu kịch xã hội hóa cần một lộ trình có tâm, mang tính khả thi cao. Bởi lẽ, nếu không sớm có sự thay đổi, rồi cũng đến lúc các sân khấu kịch sẽ cắm tấm bảng "Ở đây ngày xưa có diễn kịch!".
Kêu mãi vẫn chẳng được gì!
NSND Hồng Vân cho biết khi đưa kịch vào học đường, chị chỉ xin mỗi tấm vé được nhà nước hỗ trợ 15.000 đồng. Giá vé đưa xuống các trường giảm, học sinh mới hưởng ứng, nguồn kịch mục theo đó cũng phong phú hơn để phục vụ.
"Có thể đưa kịch vào học đường thông qua hình thức nghệ sĩ đến trường diễn hoặc học sinh đến sân khấu kịch xã hội hóa xem. Đó cũng là cách tốt để ươm mầm cho thế hệ khán giả trẻ yêu kịch. Thế nhưng, kêu mãi vẫn chẳng được gì" - NSND Hồng Vân thẳng thắn.
Theo Thanh Hiệp/ Người Lao Động
Kịch Tết Sài Gòn: hút khách bất ngờ Xua tan những lo lắng của ông bầu, bà bầu, mùa kịch Tết năm nay sân khấu TP HCM vẫn thu hút đông đảo khán giả đến xem kịch. Nhiều năm nay, kịch Tết là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân TP HCM. Mỗi sân khấu đều cố gắng ra mắt những vở hay nhất, đặc sắc nhất phục...