Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn
Có một số điều cần lưu ý khi ăn vịt để không biến món đại bổ này trở thành “sát thủ” cho sức khỏe bạn nhé!
Vịt vốn là một món ăn ngon bổ dưỡng, thường được ăn nhiều trong những ngày nắng nóng oi bức. Theo trang Livestrong chia sẻ, vịt còn là loài gia cầm được dùng làm thực phẩm phổ biến thứ 3 trên thế giới. Trong Đông y, theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Với những ngày thời tiết có phần khó chịu do ảnh hưởng từ thời tiết oi nóng thì thịt vịt chính là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu nhờ tính mát, dễ ăn. Các món chế biến từ vịt phổ biến trong mâm cơm gia đình gồm có vịt om sấu, vịt nấu canh măng, vịt luộc… Dù là một vị thuốc chữa bệnh rất hữu ích trong Đông y nhưng nếu bạn thuộc một trong 5 đối tượng sau đây thì nên kiêng món ăn này để tránh gây hại sức khỏe.
1. Người có hệ tiêu hóa kém
Trong Đông y, thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn thường xuyên. Việc ăn vịt có thể gây suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch… Do đó, nếu không muốn cơ thể dễ bị nhiễm lạnh thì nên từ chối thịt vịt.
2. Người có thể chất yếu, lạnh
Video đang HOT
Với những người có thể trạng yếu, lạnh thì càng nên hạn chế ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt khi ăn vào có thể gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa bất lợi khác.
3. Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không hề phù hợp trong bữa ăn của những người mới phẫu thuật xong. Nếu người bệnh vừa phẫu thuật đã ăn thịt vịt thì vết mổ có thể bị sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ nghiêm trọng.
4. Người mắc bệnh gout
Do trong thịt vịt có chứa hàm lượng purin cao nên dễ làm tăng cao lượng axit uric trong cơ thể. Chính vì vậy, những người mắc bệnh gout không nên ăn món này nhiều.
5. Người đang bị ho
Khi bị ho thì cần kiêng ăn đồ có chất tanh vì dễ gây khó thở. Mùi tanh từ thực phẩm sẽ sinh ra kích ứng, gây ho nặng hơn. Vì vậy, những người đang bị ho cần tránh xa thịt vịt.
*Lưu ý: Không nên ăn phần da cổ vịt và phao câu vịt vì đây đều là những phần ít được vệ sinh sạch sẽ, khi ăn vào dễ gây hại sức khỏe, nhiễm vi khuẩn.
Sinh bệnh bởi phòng máy lạnh
Người cao tuổi thường nhiều bệnh nền, sức chịu đựng kém, môi trường điều hòa không phù hợp nên dễ mắc bệnh đường hô hấp.
Bệnh nhân nam, 70 tuổi, tới Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, do khàn tiếng, đau họng và ho khan. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm họng thanh quản cấp do nhiễm lạnh khi ở phòng có máy điều hòa kèm uống nước quá lạnh.
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị, tiếp nhận trung bình hàng ngày 1.200 bệnh nhân. Số bệnh nhân khám tăng cao trong thời gian nắng nóng tại Hà Nội. Nhiều bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp trên, hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng, thanh quản, viêm xoang...
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đón tiếp 400 bệnh nhân một ngày, tăng gần 50% so với bình thường. Đa số bệnh nhân có sử dụng máy điều hòa.
Bác sĩ Phạm Trung Kiên, Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết người già sức chống chọi yếu, khả năng thích ứng kém với môi trường nóng, nhiều bệnh nền kèm theo như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, tim mạch, đái tháo đường... Thời tiết nắng nóng hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột thường khiến người già khó thích nghi, dễ mắc bệnh.
Nhu cầu sử dụng máy điều hòa vào mùa hè tăng cao. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo người già ra vào điều hòa thường xuyên, sử dụng máy lạnh không đúng cách, dùng quá nhiều dễ bị viêm phổi, mắc các bệnh đường hô hấp.
Trong khi đó, nhiều người có tâm lý tránh nóng, muốn giảm nhiệt độ nhanh thường uống nước lạnh kết hợp sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp. Chênh lệch nhiệt độ đột ngột gây phù nề da, bệnh đường hô hấp, nặng hơn có thể sốc nhiệt, đột quỵ.
Bác sĩ khám họng cho bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị. Ảnh: Chi Lê.
Để tránh các bệnh đường hô hấp ở người già vào mùa hè do sử dụng điều hòa, bác sĩ Kiên khuyến cáo người cao tuổi thường xuyên súc miệng, sát trùng họng bằng nước muối vào buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý để giảm các triệu chứng đau họng và cảm lạnh thông thường.
Phòng máy lạnh sẽ làm cho da, niêm mạc mũi bị khô. Người cao tuổi cần luôn nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước biển sâu để làm ẩm, sạch mũi, tránh hơi lạnh lọt vào đường hô hấp gây viêm họng, viêm phổi.
Người già ở trong môi trường nhiệt độ ổn định, không nên sử dụng điều hòa quá lạnh. Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ điều hòa tốt nhất nên thấp hơn nền nhiệt ngoài trời khoảng 10 độ C, duy trì khoảng 26-28 độ C.
Không nên vào phòng điều hòa ngay sau khi tắm hoặc khi cơ thể nhiều mồ hôi. Cơ thể phải khô ráo trước khi sử dụng hoặc bước vào phòng có điều hòa. Trước khi ra khỏi phòng, phải mở cửa và tắt máy lạnh khoảng 30 phút để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời tương đối cân bằng, giúp cơ thể thích nghi với thay đổi nhiệt độ. Sử dụng máy điều hòa đúng cách. Không nên ngày nào cũng bật máy lạnh, chỉ sử dụng trong ngày nắng nóng.
Người già cũng không nên đi tập thể dục khi thời tiết quá nóng, dự báo bức xạ nhiệt cao. Nên thực hiện các bài tập trong nhà hoặc ở phòng có nhiệt độ ổn định để đảm bảo sức khỏe.
Để phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng người lớn tuổi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đường. Không nên ăn nhiều trái cây quá ngọt, đồ uống quá lạnh. Uống khoảng 2-3 lít nước một ngày, sáng sớm khi thức giấc nên uống một cốc nước lọc khoảng 250-300 ml.
Những người này không nên ăn dưa hấu kẻo rước họa vào thân Người bị suy thận, hệ tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, người cao tuổi hay người mắc tiểu đường đều không nên ăn dưa hấu nếu không muốn làm tổn hại đến sức khỏe. Dưa hấu giàu lycopene, có tác dụng trong phòng ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học chứng minh...