Vịt cỏ nướng Vân Đình
Thịt vịt nướng thì không thể thiếu gia vị – một bát nước chấm vàng sánh, ngọt ngọt, thêm chút tỏi, chút ớt cay nồng.
Vịt có thể chế biến được nhiều món. Nào là vịt quay, cháo vịt, vịt xáo măng, vịt nấu chao, tiết canh vịt… thôi thì đủ loại, đủ món. Và ở Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến món vịt cỏ nướng, đặc sản thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.
Có dịp về thị trấn Vân Đình, chúng tôi mới biết các món ăn từ vịt “hoành tráng” đến cỡ nào. Vịt ở đây được quảng cáo là vịt cỏ, thịt chắc và thơm.
Dọc hai bên đường chỉ dài vài trăm mét đã thấy vô số nhà hàng, biển quảng cáo với đủ món ăn từ vịt: cháo vịt, vịt om sấu, tiết canh vịt… Nhưng cuốn hút nhất vẫn là món vịt nướng được bày ngay trên bếp than hồng, phả khói liên tục mù mịt cả một góc phố, mùi thơm nức mũi. Những thớ thịt vịt ươm vàng, phẳng tăm tắp được xếp trên vỉ nướng và quay nhè nhẹ trên than hồng khiến người qua đường không khỏi ngây ngất.
Video đang HOT
Vịt cỏ có dáng vóc nhỏ, khối lượng khi trưởng thành chỉ đạt 1,4-1,5 kg/con. Vịt có nhiều màu lông, tập trung thành 4 nhóm chính: màu cánh sẻ, màu xám hồng, màu xám đá và màu trắng.
Tôi nhớ gần chục năm về trước từng được thưởng thức vịt cỏ nướng nhưng theo kiểu “kinh điển” – bằng đất bùn, đất sét đắp lên con vịt rồi đốt và ủ bằng than hồng. Khi ăn chỉ cần gỡ lớp đất đã nung cứng, một màu vàng óng, nước ngọt lịm và béo sẽ tiết ra từ thịt vịt. Cho con vịt nướng ra tấm lá chuối non rồi dùng tay thưởng thức từng phần thật thú vị.
Bây giờ có lẽ không muốn mất công làm nên người ta đã chế ra cách nướng vịt bằng vỉ, xiên rồi lật, quay trên than hồng. Ưu điểm của cách làm này là tiết kiệm thời gian, thực khách sẽ nhanh được ăn thịt vịt nướng. Nhưng nhược điểm là thịt không chín đều nếu để lửa lớn.
Chả thế mà những người sành thịt vịt thường yêu cầu người thợ nướng kỹ, nướng lâu cho thịt chín đều đến khi lớp da vịt ngả màu vàng mật ong, sớ thịt bên trong sắc lại màu hồng nâu, dai và nóng sốt. Lúc ấy mới có thể bày biện từng miếng thịt lên chiếc đĩa sứ nhẵn bóng màu hổ phách.
Thịt vịt nướng thì không thể thiếu gia vị – một bát nước chấm vàng sánh, ngọt ngọt, thêm chút tỏi, chút ớt cay nồng. Một rổ rau thơm xinh xinh để lai rai cùng cái vị hăng, vị ngái, vị tươi của những cây nhà lá vườn. Mỗi miếng thịt là một lần chấm gia vị, một lần gói vài cọng rau và một lần nhấp môi từ tốn chút rượu cái hoa vàng ngọt ngọt, cay cay.
Vịt cỏ nướng cũng có cái “tiết kiệm riêng” của nó là có thể ăn cả thịt lẫn… xương. Xương vịt cỏ rất nhỏ, mềm, sau khi nướng giòn sụn, vì thế bỏ đi sẽ rất phí.
Có lẽ đã xa rồi cái thời thưởng thức vịt cỏ một cách vồ vập bằng tay. Khi vịt cỏ xuất hiện trong quán để thực khách thưởng thức, tức là nó cũng có một nghệ thuật ăn uống riêng – nghệ thuật “3 trong 1″ đầy đặn và từ tốn!
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Hương vị vịt nấu chao
Cũng là món ăn Việt, song mỗi miền có những đặc thù riêng. Người Sài Gòn chưa hẳn đã biết đầy đủ của ngon vật lạ ở thành phố mình nhưng chắc hẳn không ai không biết đến một món ăn khá ngon và bổ dưỡng: vịt nấu chao.
Vịt là một món ăn rất quen thuộc của người dân Việt Nam. Vịt có thể chế biến nhiều món, trong những món đó không thể không kể đến vịt nấu chao. Khi kết hợp chao với vịt làm tăng vị đậm đà, lạ miệng của vịt, thêm vào đó là vị thanh ngọt của nấm, bùi bùi của khoai môn, và những gia vị khác làm nên hương vị riêng của món vịt nấu chao. Dùng đũa gắp những miếng thịt vịt đậm đà chấm vào chén chao vừa thơm, béo, vừa có vị cay nhè nhẹ của sa tế tạo nên một cảm giác tuyệt vời.
Ảnh: hoa-viet.com
Ở Nam bộ cũng như Sài Gòn có nhiều hương vị, cách chế biến vịt nấu chao khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều không thể thiếu chao, nấm, nước dừa tươi, khoai sọ và tiếp theo phải kể đến các loại gia vị: muối, tiêu, đường, hành tỏi, dầu... Món này dùng kèm với bún hoặc bánh mì, rau muống và chao.
Món vịt nấu chao thoạt trông đơn giản, thế nhưng để có một nồi vịt đúng nghĩa, quá trình chế biến lại rất công phu. Vịt được chọn là loại vịt mỡ, tương đối non, thịt vịt làm sẵn, người cầu kỳ còn cắt bỏ đầu cánh chỉ giữ lại phần thân nhiều nạc rồi xát thịt vịt với gừng, chút xíu rượu trắng để khử mùi vịt. Sau đó đem ướp với chao. Chọn loại chao trắng lâu ngày, pha thêm một ít chao đỏ để lấy mùi thơm rồi ướp khoảng một buổi trước khi nấu.
Không phải cao lương mĩ vị, vịt nấu chao rất dân dã, mang nhiều đặc trưng Nam Bộ và có lẽ không còn xa lạ nhưng vịt nấu chao vẫn đầy sức quyến rũ lòng người bởi hương vị thơm ngon rất riêng. Sài Gòn mùa mưa với không khí mát dịu, sau một ngày làm việc căng thẳng chính là thời điểm thích hợp để bạn tận hưởng những món ăn và thật đáng tiếc nếu bạn không nghĩ tới món vịt nấu chao béo ngậy, bổ dưỡng.
Theo MonngonSaigon.com
Đùi vịt quay xốt me Vịt quay mềm ngấm xốt me chua ngọt thật ngon. Nguyên liệu: Hai cái đùi vịt, một muỗng xúp hắc xì dầu, một muỗng cà phê nước cốt tỏi, 1/3 muỗng cà phê tiêu, hai bông hoa hồi (tai vị) rang vàng, 50g me vắt, một muỗng xúp bột năng, nửa chén nước dùng, dầu ăn. Gia vị: một muỗng cà phê muối,...