Vissan đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 20%
Ngày 18/6, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản ( Vissan) đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2020 đạt 5.580 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế đạt 180 tỷ đồng, giảm 20%.
Ban lãnh đạo Vissan báo cáo tại đại hội
Theo báo cáo của ban điều hành tại đại hội, năm 2019 Vissan đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới và phát triển cho công ty. Nổi bật là việc ra mắt 10 sản phẩm mới thuộc dòng thịt ngu ội, xúc xích tiệt trùng, giò các loại và chế biến khô, đồng thời cải tiến thành công 16 sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Song song đó, Vissan còn mở rộng thêm các kênh bán hàng trực tuyến giúp khách hàng yên tâm và thoải mái chọn mua các sản phẩm của công ty tiện lợi, nhanh chóng.
Kết quả, tổng doanh thu năm 2019 đạt 4.993 tỷ đồng, tăng 12% so năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 226 tỷ đồng, tăng 29%; sản lượng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến tăng so với cùng kỳ, lần lượt đạt 25.980 tấn và 26.270 tấn.
Video đang HOT
Năm 2020, Vissan đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 5.580 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế đạt 180 tỷ đồng, giảm 20%. Với mục tiêu này, công ty sẽ tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu heo hơi, đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong năm 2020 Vissan sẽ mở rộng và đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến thông qua website để cung cấp những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận lợi tối đa.
Sacombank giảm 2.000 tỷ đồng lợi nhuận để tái cơ cấu nợ vì ảnh hưởng dịch
5 tháng đầu năm nay, Sacombank đã trích lập dự phòng rủi ro trên 1.500 - 1.700 tỷ đồng. Quỹ dự phòng rủi ro của Sacombank đến thời điểm này đã lên đến 4.000-5.000 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, để hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19, Ngân hàng đang phải tái cơ cấu nợ cho khách hàng nên các khoản lãi dự thu không còn được thu mà phải thoái hoàn toàn theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Vì thế, ước giảm khoảng 2.000 tỷ đồng cho quá trình tái cơ cấu nợ.
5 tháng đầu năm nay, Sacombank cũng đã trích lập dự phòng rủi ro trên 1.500 - 1.700 tỷ đồng. Quỹ dự phòng rủi ro của Sacombank đến thời điểm này được lãnh đạo Ngân hàng cho biết, đã lên đến 4.000-5.000 tỷ đồng.
Cũng theo Tổng giám đốc Sacombank, hiện thanh khoản của Ngân hàng khá dồi dào, thậm chí Sacombank đang dư thừa 30.000 tỷ đồng vốn huy động. Dư nợ cho vay gần đến hết tháng 6/2020 tăng trưởng khoảng 6% trên tổng room tín dụng được cấp đầu năm nay là 9%.
Sacombank đang kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xin nới room tín dụng lên 14% để có dư địa cho vay trong nửa cuối năm nay.
Năm 2020, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.573 tỷ đồng, tổng tài sản 498.400 tỷ đồng, tổng huy động 457.200 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 329.400 tỷ đồng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Sacombank đặt mục tiêu xử lý 11.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay và bà Diễm cho hay, 5 tháng đầu năm, Sacombank đã đấu giá thành công 9.700 tỷ đồng và con số thực thu đến thời điểm này là 1.800 tỷ đồng thì chắc chắn từ nay đến cuối năm sẽ đạt mục tiêu đề ra là xử lý và thu hồi được 11.000 tỷ đồng.
Hiện Sacombank còn nắm giữ hơn 25.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC và đang nỗ lực xử lý, thu hồi nợ xấu để hoàn nhập dự phòng.
Tính đến hết tháng 5/2020, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 1.303 tỷ đồng, tổng tài sản 477.302 tỷ đồng, tổng huy động 434.709 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 310.745 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2%.
CTCP Long Hậu (LHG) bổ sung tờ trình cổ tức tiền mặt lên tới 19% trong năm 2019 Ngày 17/6/2020, CTCP Long Hậu (Mã chứng khoán: LHG - sàn HOSE) vừa công bổ sung tài liệu đại hội cổ đông, dự kiến tổ chức ngày 22/06/2020 với hai tờ trình. Tờ trình số 3 với nội dung phân phối lợi nhuận năm 2019, doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 19%, với tổng số tiền ước tính...