Visionox cung cấp công nghệ cho Xiaomi phát triển điện thoại gập, camera chìm
Ít được biết đến hơn BOE, Visionox vẫn là một công ty màn hình đáng gờm của Trung Quốc. Hãng đang hợp tác với Xiaomi để phát triển điện thoại màn hình gập và camera chìm dưới màn hình.
Smartphone đã rơi vào tình trạng bão hòa và các nhà sản xuất đang cố tìm cách làm mới sản phẩm. Các xu hướng được quan tâm bao gồm mạng 5G, điện thoại màn hình gập và camera ẩn dưới màn hình,… Phó chủ tịch Visionox là Xu Fengying phát biểu: “Với việc nở rộ của mạng 5G, big data, điện toán đám mây,… tấm nền hiển thị sẽ thay đổi phong cách sống của chúng ta, đem đến những trải nghiệm thị giác mới lạ…”.
Visionox tại triển lãm Display Week 2019
Ông cho biết Visionox đang hợp tác với nhiều công ty khác để phát triển các công nghệ đột phá. Một trong số khách hàng được xác nhận là Xiaomi đã hợp tác cùng Visionox phát triển điện thoại màn hình gập và công nghệ camera chìm dưới màn hình. Tấm nền AMOLED dẻo của Visionox cũng được cung cấp cho ZTE, trên mẫu Axon 10 Pro hỗ trợ mạng 5G và cả smartphone đeo tay Nubia Alpha.
Công ty đã có thâm niên trong ngành hơn 20 năm, sở hữu 6.000 bằng sáng chế. Họ có hai nhà máy sản xuất Gen 6 tại Cố An, tỉnh Hà Bắc và Hợp Phì, tỉnh An Huy. Nhà máy AMOLED linh hoạt tại Cố An bắt đầu chạy từ cuối năm ngoái công suất 30.000 kính bề mặt mỗi tháng, đáp ứng cho 90 triệu smartphone. Mặc dù Samsung đang thống trị thị trường, nhưng các chuyên gia nói rằng BOE và các hãng Trung Quốc khác, gồm cả Visionox, đang thách thức vị thế đó.
Theo VN Review
Mỹ không còn là "miền đất hứa", nhân sự tài năng của Trung Quốc ùn ùn bỏ về làm việc cho Xiaomi, Huawei
"Mỗi kỹ sư đều muốn thấy công nghệ mà họ đã làm việc có tiềm năng thay đổi thế giới vào một ngày nào đó", Li Yan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đa phương tiện tại nền tảng video ngắn Kuaishou nói.
"Trước đây, các công ty Trung Quốc ở dưới cùng của chuỗi giá trị toàn cầu. Còn bây giờ họ đang leo lên, cung cấp nhiều cơ hội hơn cho các tài năng để tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới".
Molly Liu rời Bắc Kinh để sang Mỹ theo đuổi bằng thạc sĩ vào những năm 1990.
Sau khi tốt nghiệp, cô đã cố gắng để giành được vị trí trong một công ty tư vấn có trụ sở tại Mỹ. Một thời gian sau, cô được điều về Trung Quốc để giúp mở rộng công ty. Sau đó, cô làm việc ở Hong Kong trong vai trò tư vấn cho các công ty lớn ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Đài Bắc và Singapore.
Nhưng thời thế đã thay đổi. Gần đây, con trai duy nhất của cô, Ben Zhang, đã từ chối lời mời làm việc từ một công ty con của Boeing tại Mỹ sau khi đã lấy được bằng thạc sĩ khoa học máy tính từ Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, Pennsylvania.
Zhang quyết định trở lại Bắc Kinh vào năm ngoái, đảm nhận việc quản lý sản phẩm tại nhà sản xuất smartphone của Xiaomi. Anh tin rằng công ty này có thể mang lại cho mình cơ hội, giống như công ty tư vấn công nghệ Mỹ đã từng nâng bước cho mẹ của anh trước kia.
Du học sinh Trung Quốc đang có xu hướng không ở lại Mỹ mà về quê hương làm việc.
Đây không phải một câu chuyện mang tính tuyên truyền. Càng ngày, sự lựa chọn về nghề nghiệp của các thế hệ sinh viên, du học sinh Trung Quốc đang dần phản ánh một xu hướng mới. Ngày xưa, các tập đoàn lớn ở Mỹ có thể chọn những tài năng hàng đầu của Trung Quốc từ các trường đại học Mỹ, cho họ một lời hứa về mức lương cao và cơ hội phát triển. Nhưng ngày nay, các công ty công nghệ tiên tiến của Trung Quốc lại là những nhà tuyển dụng được tìm kiếm nhiều nhất.
Và trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung Mỹ đang ngày càng căng thẳng, các tập đoàn đa quốc gia càng trở nên khó khăn hơn trong việc kinh doanh tại Trung Quốc, khi mà ngoài vô số các hạn chế và thù địch, họ còn phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng nhân sự.
"Những gì tôi tìm kiếm trong công việc không phải là tiền. Cha mẹ tôi không tin tưởng vào việc tôi có thể hỗ trợ họ", Zhang, 28 tuổi nói. "Những gì tôi quan tâm nhất là phát triển bản thân và tận dụng các nguồn lực tốt nhất mà công ty có thể cung cấp". Nhóm của anh đang làm việc trên một loạt các thiết bị của Xiaomi, từ TV cho đến đèn và khóa thông minh.
"Ở Boeing, tôi có thể làm việc trên một sản phẩm mới cứ hai đến ba năm một lần. Nhưng tại Xiaomi, cứ sau ba tháng, chúng tôi có thể tung ra một sản phẩm mới", anh nói thêm. "Bạn có thể mang rất nhiều thứ vào cuộc sống hàng ngày của mọi người ở Trung Quốc, như sử dụng giọng nói để điều khiển TV hoặc máy điều hòa không khí. Đây là những điều chỉ có thể tưởng tượng ở Mỹ".
Zhang không đơn độc. Ngày càng có nhiều người trẻ Trung Quốc nhận thấy giới hạn của các công việc tại Mỹ, nơi họ thường được xem là kỹ sư hơn là giám đốc điều hành.
Một CEO đang giám sát đơn vị công nghệ của một công ty tài chính và bảo hiểm tại Trung Quốc nói rằng ông từng lãnh đạo một nhóm gồm 20 kỹ sư tại một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới ở Thung lũng Silicon.
"Công việc của tôi là tối ưu hóa hiệu suất của một sản phẩm", ông nói. "Tuy nhiên, trong vòng ba năm ở Trung Quốc, tôi đã được thăng chức thành trưởng bộ phận khoa học của toàn bộ công ty, lãnh đạo một nhóm gồm 1.000 người". Người đàn ông này yêu cầu giấu tên vì một số người trong gia đình ông vẫn sống ở Mỹ.
Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 4 của LinkedIn, ngày càng có nhiều người tìm việc Trung Quốc chia sẻ quan điểm giống Zhang. LinkedIn đã biên soạn một danh sách 25 nhà tuyển dụng được người lao động mong muốn làm việc nhất ở Trung Quốc, khoảng 60% trong số này là các công ty địa phương, bao gồm 13 công ty Internet. Những cái tên nổi bật hàng đầu là Alibaba, Baidu, Bytedance. Tesla thậm chí xếp sau công ty xe điện Nio. Amazon may mắn trụ lại được trong top 10.
Li Qiang, phó chủ tịch điều hành của công ty tuyển dụng Zhaopin, cho biết những gì các công ty đa quốc gia có thể cung cấp cho ứng viên thì các công ty địa phương ở Trung Quốc cung có thể làm được, thậm chí tốt hơn. Nó bao gồm tiền lương, trợ cấp, các ưu đãi về môi trường làm việc cũng như phúc lợi cho người thân trong gia đình. Các nhân sự cao cấp thường theo đuổi các công ty tốt và ở Trung Quốc, hầu hết chúng là các công ty công nghệ trong nước, ông chia sẻ. Đây được xem là thành quả của quá trình kinh doanh thành công cũng như bối cảnh khởi nghiệp phát triển mạnh trong 10 năm qua.
Bên cạnh đó, những câu chuyện khởi nghiệp thành công và trở nên giàu có của các doanh nhân hàng đầu ở Trung Quốc tiếp tục thu hút sự chú ý của truyền thông và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Cùng lúc đó, ngày càng nhiều công ty tư nhân ở Trung Quốc được công nhận trên toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc có thể mang tới điều kiện làm việc không thua kém tập đoàn hàng đầu ở Mỹ, thậm chí hơn.
Theo khảo sát về các nhà tuyển dụng hàng đầu ở Trung Quốc của Universum, Huawei Technologies, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách đen về thương mại của Mỹ, được xếp hạng đầu tiên. Đứng thứ hai là Xiaomi trong khi Apple, một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất ở Mỹ, đứng thứ bảy.
"Mỗi kỹ sư đều muốn thấy công nghệ mà họ đã làm việc có tiềm năng thay đổi thế giới vào một ngày nào đó", Li Yan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đa phương tiện tại nền tảng video ngắn Kuaishou nói. "Trước đây, các công ty Trung Quốc ở dưới cùng của chuỗi giá trị toàn cầu. Còn bây giờ họ đang leo lên, cung cấp nhiều cơ hội hơn cho các tài năng để tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới".
Kuaishou có trụ sở tại Bắc Kinh và nhóm của Li Yan có hơn 100 người phụ trách nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Rất nhiều người trong số này từng làm việc ở Microsoft Asia Research, bộ phận nghiên cứu cơ bản của Microsoft tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Tất nhiên, các công ty địa phương ở Trung Quốc cũng được hỗ trợ rất nhiều. Chính sách của chính phủ nước này đòi hỏi các công ty nước ngoài phải thành lập liên doanh với các đối tác địa phương. Cùng với đó là các hạn chế về kiểm soát nội dung và thông tin tiếp cận, như tường lửa Great Wall. Đó cũng là lý do khiến Amazon đầu năm nay đã tuyên bố đóng cửa thị trường Trung Quốc, chính thức từ bỏ cuộc chiến với các đại gia mua sắm trực tuyến như Alibaba. Oracle Trung Quốc đã sa thải 900 người vào tháng 3 khi đóng cửa trung tâm nghiên cứu và phát triển tại nước này.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với những quan điểm trên. Thời gian gần đây, tại Trung Quốc có một làn sóng phản đối chính sách làm việc 996 (từ 9h sáng tới 9h tối, 6 ngày một tuần) tại các công ty công nghệ địa phương.
Dù vậy, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn BCG và The Network năm 2018 cho thấy chỉ một phần ba cư dân Trung Quốc sẵn sàng chuyển ra nước ngoài để làm việc, giảm từ 61% vào năm 2014. Quốc gia này cũng trở thành điểm đến phổ biến thứ 20 trên toàn thế giới để thay đổi công việc , so với xếp hạng thứ 29 năm 2014.
"Một trong những người bạn cùng lớp tốt nghiệp của tôi ở Mỹ vừa từ bỏ công việc được trả lương 6 con số ở Oracle để gia nhập hãng sản xuất máy bay không người lái DJI ở Thâm Quyến", Ben Zhang nói. "Tôi đã hỏi điều gì thúc đẩy anh ấy trở về Trung Quốc. Anh ấy hỏi lại tôi rằng: "Ai muốn một cuộc sống mà người ta có thể nhìn thấy sự kết thúc ngay khi bắt đầu?".
Theo GameK
Nhà sản xuất OLED Trung Quốc Visionox tập trung sản xuất OLED linh hoạt Visionox Co Ltd không có nhiều danh tiếng trên thị trường quốc tế nhưng lại là một nhà sản xuất màn hình OLED lớn tại Trung Quốc. Gần đây công ty đã tập trung nghiên cứu và sản xuất màn hình OLED linh hoạt đón đầu xu hướng mới. Công ty nhấn mạnh rằng các điốt phát quang hữu cơ ma trận hoạt...