Virus SARS- CoV-2 đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ?
Một nghiên cứu được công bố hôm 30.7 trên tạp chí Nature Microbiology cho thấy dòng virus SARS-CoV-2 có thể đã ký sinh trên loài dơi trong nhiều thập kỷ qua.
Nếu đúng, nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc kiểm soát tốt hơn những bệnh có khả năng truyền nhiễm qua đường tiếp xúc giữa người và động vật.
“Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét liệu virus SARS-CoV-2 có bất kỳ mối quan hệ họ hàng nào với các chủng virus tương tự khác đang tồn tại xung quanh chúng ta hay không,” Maciej F. Boni, giáo sư sinh học tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, tác giả chính nghiên cứu, cho biết. Nếu phát hiện bất kỳ họ hàng nào của chủng virus này, Boni và các nhà nghiên cứu khác có thể so sánh bộ gen của chúng với virus SARS-CoV-2 để hiểu rõ về quá trình tồn tại của chúng.
Boni và các đồng nghiệp của ông đã so sánh virus SARS-CoV-2 với một loại virus khác được lấy mẫu từ dơi móng ngựa vào năm 2013. Bằng cách sử dụng một số kỹ thuật giải mã trình tự gen, họ có thể ước tính rằng những loại virus như RaTG13 và SARS-CoV-2 đã tách ra từ một tổ tiên chung từ cách đây 40 đến 70 năm. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phân tích một số chủng virus được tìm thấy trong loài tê tê mà họ cho rằng cũng có nguồn gốc từ dơi. Các loại virus này đều có liên quan với nhau.
Nếu có thêm nhiều loại virus sống trong các quần thể động vật như dơi hoặc tê tê, thì cũng có khả năng chúng có thể lây nhiễm sang người. Và với phân tích trên, “Có thể còn rất nhiều chủng virus khác đang tồn tại một cách âm thầm trong loài dơi,” Boni cho biết, “Và cũng có khả năng là những chủng virus này có khả năng lây nhiễm sang tế bào của con người.”
Video đang HOT
Cũng theo tác giả nghiên cứu, việc tìm hiểu tất cả những điều này là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, do các chủng virus Corona có khả năng tái tổ hợp cao. Điều đó có nghĩa là chúng có thể sao chép bộ gene di truyền từ nhiều nguồn khác nhau trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, và các nhà nghiên cứu phải thực hiện nhiều công đoạn phụ để tìm ra đặc điểm di truyền gốc của chúng. Boni và các đồng nghiệp của ông phải nắm được những phần nào trong bộ gene của virus SARS- CoV-2 có liên quan đến virus trên loài dơi, sau đó nghiên cứu chúng một cách biệt lập với các bộ gene di truyền khác.
Virus SARS-CoV-2 có thể đã tồn tại trên loài dơi từ cách đây hàng thập kỷ (Ảnh: Pixabay)
Thông thường, khi các nhà khoa học thực hiện loại phân tích này, họ có thể có hàng trăm mẫu gene trong quá khứ để có thể thấy rõ cách thức tiến hóa của virus. Nhưng nhóm Boni Lần chỉ có 68 mẫu gene.
“Điều đó đồng nghĩa với việc kết quả của nghiên cứu đặc biệt này có thể nói lên toàn bộ quá trình tiến hóa của virus SARS-CoV-2,” Shing Zhan, nghiên cứu sinh tại Đại học British Columbia, Canada, cho biết. Nếu nhiều mẫu gene khác được tìm thấy trong tương lai, câu chuyện có thể thay đổi hoàn toàn. “Tuy nhiên, điều này sẽ cho chúng ta một manh mối về cách thức lây truyền của virus qua đường tiếp xúc giữa người và động vật,” ông Zhan cho biết, “Và nó là phân tích mang tính toàn diện nhất cho đến nay.”
Nghiên cứu cũng cho thấy những thách thức trong việc tìm kiếm và truy vết các loại virus có khả năng gây đại dịch xuất hiện ở động vật hoang dã. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải có một mạng lưới toàn cầu gồm các hệ thống giám sát dịch bệnh thời gian thực ở người… với khả năng triển khai nhanh chóng các công cụ phân tích bộ gen và những nghiên cứu mang tính chức năng để xác định và mô tả được mầm bệnh.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có thể không có vật trung gian truyền bệnh giữa dơi và người, không như các nghiên cứu trước đây. “Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát cho đến nay, Trung Quốc đã tìm kiếm vật chủ trung gian,” Alina Chan, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Broad thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết. “Tê tê được nhắc đến thường xuyên nhất, nhưng dù virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm từ tê tê sang người, nó cũng có thể lây nhiễm trực tiếp từ dơi sang người, có nghĩa là tê tê không hẳn là vật trung gian truyền bệnh duy nhất, dù vẫn có khả năng chúng là tác nhân đầu tiên lây nhiễm Covid-19 sang người.”
“Ý tưởng về một vật chủ trung gian đã được nói đến rất nhiều lần,” bà Chan cho biết, “Nhưng thực tế là việc người ta chưa bao giờ xác định được chúng đã đặt ra rất nhiều nghi vấn. Tôi cho rằng phát hiện này đã phần nào giải đáp những nghi vấn trên.”
WHO: 'Rất nhiều khả năng' virus SARS-CoV-2 xuất phát từ động vật
Ngày 21/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tất cả những bằng chứng hiện có cho thấy khả năng virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bắt nguồn từ động vật tại Trung Quốc cuối năm ngoái.
Phát biểu trước một cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn WHO Fadela Chaib nêu rõ: "Tất cả các bằng chứng sẵn có đều chỉ ra virus này có nguồn gốc từ động vật chứ không phải được phát triển hoặc tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc ở một nơi nào đó".
Theo đó, bà Chaib cho rằng virus này khả năng có nguồn gốc từ động vật. Hiện chưa rõ cách virus lây từ động vật sang người, song bà Chaib khẳng định "chắc chắn" động vật là vật chủ trung gian truyền virus. Theo người phát ngôn này, nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 có liên quan đến loài dơi, song các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu cách virus nguy hiểm này truyền từ loài dơi sang người.
Du đên nay vân chưa thê xac đinh SARS-CoV-2 xuât phat tư dơi hay tê tê, song nhiều chuyên gia khăng đinh đai dich, khiên hang chuc nghin ngươi thiêt mang trên toan câu va đang lam đao lôn ca thê giơi, đến từ động vật. Chinh hoat đông cua con người đang khiên SARS-CoV-2 lây sang con ngươi, va cac chuyên gia canh bao nêu không thay đôi, rât nhiêu đai dich khác xuât phat tư tư nhiên khac se con tiêp tuc xuât hiên.
Trên thưc tê, bênh dich xuât phat tư đông vât không mơi, chăng han như lao, dai, sôt ret hay bênh ki sinh trung do toxoplasma gondii gây ra. Theo Chương trinh Môi trương Liên hơp quôc (UNEP), khoang 60% bênh dich lây nhiêm ơ ngươi xuât phat tư đông vât. Con sô trên đa tăng lên thanh 75%, vơi nhưng dich bênh "đang nôi" như Ebola, HIV, cum gia câm, Zika, hay SARS.
Bao cao UNEP 2016 cho răng sư nôi lên cua cac dich bênh xuât phat tư đông vât thương co liên hê vơi nhưng thay đôi vê môi trương hay xao trôn sinh thai, do hoat đông thâm canh nông nghiêp va đinh cư cua con ngươi, hay do sư xâm lân rưng va cac môi trương sông khac.
Nguyễn Hằng
Úc phát hiện loại thuốc dùng một liều tiêu diệt Covid-19 chỉ trong 48 giờ Một loại thuốc chống ký sinh trùng được phát hiện có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 ở môi trường phòng thí nghiệm trong 2 ngày. Tờ 7News hôm 3/4 dẫn tin từ AAP cho hay, nghiên cứu do Đại học Monash (Úc) thực hiện chỉ ra rằng một liều Ivermectin có thể ngăn virus SARS-CoV-2 phát triển trong môi trường...