Virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Tình trạng viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh…
Thai phụ mắc Covid-19 có triệu chứng cũng có nguy cơ mắc bệnh thể nặng hơn.
Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền từ động vật sang người và trực tiếp từ người sang người qua giọt bắn, đường hô hấp, tiếp xúc gần.
Theo hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí Covid-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vừa được ban hành, cho đến thời điểm này, nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng lây nhiễm virus qua bánh rau trong quá trình mang thai là rất thấp.
Cụ thể, các nghiên cứu từ Trung Quốc, Mỹ cho thấy phần lớn các mẫu xét nghiệm nước ối, máu cuống rốn, rau thai, dịch âm đạo và sữa mẹ của phụ nữ mang thai mắc Covid-19 cho kết quả âm tính. Đồng thời, hầu hết kết quả xét nghiệm dịch mũi/họng hầu được lấy ngay sau sinh ở trẻ sinh ra từ mẹ mắc Covid-19 cũng cho kết quả âm tính với virus này.
Đường lây truyền qua giọt bắn được cho là đường lây truyền chính khi trẻ tiếp xúc với người chăm sóc nhiễm SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Các dữ liệu hiện nay cho thấy, với nhóm phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có triệu chứng, nguy cơ mắc bệnh thể nặng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai. Ngoài ra, nguy cơ nằm ở khoa chăm sóc tích cực, thở máy và hỗ trợ thông khí (ECMO) và tử vong ở nhóm này cũng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai có triệu chứng.
Đối với thai nhi, các nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng nào chứng minh có mối liên quan giữa những bệnh này và các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho rằng viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh…
Về ảnh hưởng của bệnh đến trẻ sơ sinh, nghiên cứu cho thấy đa phần trẻ có triệu chứng vừa và nhẹ, khoảng 2% trẻ cần nhập vào đơn vị hồi sức tích cực và tỷ lệ tử vong là 0,08%.
Trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 có thể có các triệu chứng sốt, li bì, ho, thở nhanh, thở gắng sức, ngưng thở, nôn, tiêu chảy và bú kém. Một số triệu chứng rất khó phân biệt với các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như chậm hấp thu dịch phế nang, bệnh màng trong và nhiễm trùng sơ sinh.
Đồng thời chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc cách ly mẹ con làm giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ sơ sinh. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là duy trì cái ôm đầu tiên ngay sau sinh, chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và bú mẹ hoàn toàn giúp giảm biến chứng bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em.
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, lưu ý vắc xin Sputnik V chống chỉ định với thai phụ và người đang cho con bú.
Muốn ăn quả óc chó giúp con thông minh hơn thì đây là điều mà mẹ mang thai cần ghi nhớ
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu hãy ghi nhớ những điều này để giúp con thông minh hơn khi ăn quả óc chó.
Tại sao ăn quả óc chó giúp thai nhi thông minh hơn?
Trong quả óc chó có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Axit hữu cơ có trong quả óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng mỡ phốt pho có trong nhân quả óc chó rất tốt cho các tế bào thần kinh. Do đó trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thường xuyên mua óc chó để bồi bổ với mong muốn giúp con sinh ra sẽ thông minh hơn.
Cách ăn quả óc chó như thế nào giúp thai nhi thông minh hơn?
1. Ăn quả óc chó trong ba tháng cuối thai kỳ
Nhiều bà bầu ăn quả óc chó mà không có "khái niệm thời gian", cứ nghĩ ăn vào có ích nên ăn suốt thai kỳ. Mặc dù không có gì sai với cách làm này, nhưng nếu bạn muốn con mình thông minh hơn, tốt nhất nên bắt đầu ăn quả óc chó trong tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này não bộ của bé mới bắt đầu phát triển, mẹ bầu ăn một ít quả óc chó phù hợp có thể giúp não bộ và hệ thần kinh của thai nhi phát triển tốt, bé sau sinh sẽ "thông minh" hơn.
2. Ăn quả óc chó vào thời điểm hấp thụ tốt nhất trong ngày
Ngoài việc chú ý đến tháng ăn quả óc chó thì còn có thời điểm ăn cụ thể mỗi ngày. Trong ngày, thời gian cơ thể hấp thụ nhanh nhất là 10h sáng và 3h chiều. Nếu chọn ăn quả óc chó vào hai thời điểm này thì tác dụng sẽ càng hiệu quả.
3. Quả óc chó tuy tốt nhưng không thể ăn nhiều
Vì quả óc chó rất bổ dưỡng nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn quá 6 quả óc chó mỗi ngày. Vì hàm lượng chất béo trong quả óc chó rất cao, trong 100gr quả óc chó có tới 58,8g chất béo, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, đồng thời còn ảnh hưởng đến đường huyết, lipid máu và huyết áp của bà bầu.
Trong thời kỳ mang thai, ngoài việc ăn nhiều quả óc chó, bà bầu cũng nên bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng khác, điều này cũng giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trí não của thai nhi. Trong trường hợp bình thường, mẹ bầu nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, ăn nhiều trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ đậu nành, đồng thời ăn một số loại hạt có lợi cho sự phát triển của não bộ. Vì rau và trái cây rất giàu vitamin, và các loại hạt rất giàu DHA, đây là những sản phẩm tốt cho việc cải thiện trí thông minh và trí não. Nhìn chung, bà bầu nên tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng trong thai kỳ và ít ăn đồ nướng, chiên rán sẽ giúp ích cho sự phát triển của thai nhi.
4 sự thay đổi khi mang thai chứng tỏ em bé đang phát triển rất tốt, 2 điều sau tuy khó chịu nhưng người mẹ hãy yên tâm Không phải bất cứ sự thay đổi khi mang thai nào cũng ảnh hưởng tới em bé, mẹ bầu đừng tỏ ra quá lo lắng mà vẫn bình tĩnh xem xét từng thay đổi cụ thể. Có một số cách có thể biết được thai nhi có khỏe mạnh hay không thông qua các biểu hiện bên ngoài. Trên thực tế, khi mang...