Virus nhân tạo dễ gây đại họa nếu rơi vào tay kẻ xấu
“Với sự phát triển khoa học hiện đại ngày nay thì việc tạo ra một con virus nhân tạo giống như nCoV là một chuyện nằm trong lòng bàn tay của các nhà khoa học. Việc tạo virus sẽ giúp con người làm chủ tự nhiên, nhưng cũng dấy lên những nỗi lo nếu rơi vào tay kẻ xấu”.
Kể từ khi khởi phát dịch bệnh COVID-19, đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia về nguồn gốc của loại virus này. Theo đó, nhiều người đặt câu hỏi về “nguồn gốc của virus nCoV đến từ đâu? tự nhiên hay nhân tạo”. Thậm chí, đã có nhiều cáo buộc về nguồn gốc của virus này đến từ các phòng thí nghiệm về virus ở Vũ Hán (Trung Quốc).
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào thực sự rõ ràng và thuyết phục để chứng minh điều này. Các bằng chứng mới chắc vẫn đang tiếp tục được tìm tòi bởi các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Với sự phát triển khoa học hiện đại ngày nay thì việc tạo ra một con virus nhân tạo giống như nCoV là một chuyện nằm trong lòng bàn tay của các nhà khoa học.
PNVN giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Hồng Vũ (Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA) về vấn đề này.
Con người luôn có tham vọng làm chủ tự nhiên, thậm chí tái tạo sự sống. Năm 1828, Friedrich Whler đã tổng hợp urê (urea, một chất hữu cơ) từ các nguồn vô cơ trong phòng thí nghiệm đã khiến nhiều người sửng sốt và giáng một đòn nặng nề vào học thuyết của sự sống (doctrine of vitalism).
Virus Corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp đang khiến các nhà khoa học tranh cãi
Đến năm 1869, khi vật chất di truyền cơ bản của sinh vật sống là DNA được tìm ra, thì các nghiên cứu liên quan đến chúng bùng nổ và phát triển một cách nhanh chóng để tìm hiểu vạn vật trên trái đất một cách tỉ mỉ hơn. Trong đó, các nghiên cứu về “tổng hợp DNA” và “dịch mã bộ gene” đã đem đến cho các nhà khoa học các thông tin rất chi tiết về sinh vật. Tốc độ nhanh, giá thành rẻ của việc tổng hợp nhân tạo vật chất di truyền DNA và việc hiểu rõ chức năng của từng gene đã phần nào hiện thực hóa tham vọng “tái tạo sinh vật” mà không cần đến tự nhiên của con người.
Năm 2002, một nhóm nghiên cứu ở New York đã làm nhân loại sửng sốt khi họ lần đầu tiên chứng minh khả năng tổng hợp một virus hoàn chỉnh trong phòng thí nghiệm. Đó là virus Polio, tác nhân gây bệnh bại liệt, nỗi lo sợ của con người trong quá khứ. Nghiên cứu này đã mở ra những cơ hội mới cho con người nghiên cứu về virus, cũng như chủ động thiết kế các vaccine để phòng ngừa chúng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua đó cũng dấy lên nỗi lo sợ về sự an toàn “nếu như ai đó” sử dụng chúng sai mục đích. Vài ngày sau khi công bố công trình nghiên cứu tổng hợp nhân tạo virus Polio, đã có những bình luận gay gắt từ một số nhà khoa học và chính trị gia trên thế giới về vấn đề an toàn sinh học, chiến tranh sinh học và bảo mật công nghệ nguy hiểm.
Do vậy, vào tháng 10 năm 2003, một Ủy ban về các tiêu chuẩn và thực tiễn nghiên cứu để ngăn chặn ứng dụng hủy diệt của công nghệ sinh học (Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ) đã đề xuất một hệ thống cho các nhà khoa học sàng lọc những nghiên cứu có khả năng gây hại cho an ninh quốc gia, từ đó quản lý chặt chẽ hơn các nghiên cứu có nhiều nguy cơ.
Từ sau thành công tổng hợp nhân tạo virus Polio thì một loạt các nghiên cứu khác cũng cho thấy thành công trong việc tái tạo các virus trong phòng thí nghiệm. Ví như virus cúm gây đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 (Spanish flu), virus HIV của khỉ và cả virus Corona của dơi,…
Tất cả điều này cho thấy rằng, trong thời đại ngày nay, con người đang sở hữu những kiến thức và công cụ khoa học kỹ thuật rất tiên tiến. Khoa học kỹ thuật có thể giúp con người “có vẻ làm chủ” tự nhiên hơn nhưng cũng có thể là con dao hai lưỡi tạo đại họa cho nhân loại nếu rơi vào tay những “người xấu”. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ các nghiên cứu có tiềm ẩn nguy cơ cần được thực hiện rất nghiêm ngặt và các tiêu chuẩn đạo đức (ethical) nghiên cứu sinh học phải được chấp nhận trên toàn cầu, chứ không phải chỉ ở một vài nước!
Bộ phận cơ thể nào của người mắc Covid-19 bị virus Sars-CoV-2 gây tổn thương kinh khủng nhất?
Cho đến nay, dù đã có hơn 3 triệu người mắc nhưng hiểu biết của con người về bệnh Covid-19 vẫn còn rất hạn chế, cả về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị cũng như vaccine phòng ngừa.
Virus Sars-CoV-2 chủ yếu thích phổi?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Sars-CoV-2 là một loại betacorona virus, lây truyền từ động vật qua người.
Đây không phải là một loại cúm thông thường. Tất cả các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể đều có thời gian ủ bệnh, sinh sôi cho đến đủ số lượng và tương tác với cơ thể gây ra các triệu chứng. Thường trong giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn virus tăng cao nên khả năng lây lan cao.
Bệnh nhân có thể có triệu chứng như sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn.
Bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương phổi nặng nề
Sau dịch SARS, MersCoV, Tổ chức y tế thế giới (WHO) quan sát thấy căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: Đầu tiên là xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi và có thể tử vong do suy hô hấp.
TS Nguyễn Hồng Vũ - Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, Hoa Kỳcho biết, hiện nay hầu hết người nhiễm virus Sars-CoV-2 được cho là từ đường hô hấp. Virus này xâm nhập vào mũi và cổ họng vì các tế bào ở nơi đây có nhiều thụ thể trên bề mặt tế bào có tên gọi là ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2, enzyme chuyển đổi angiotensin 2).
Virus Sars-CoV-2 sử dụng protein bề mặt của nó để gắn kết với những thụ thể ACE2 này như cách mà chìa khóa tra vào ổ khóa để mở cửa vào nhà, xâm nhập vào bên trong tế bào vật chủ.
Khi vào bên trong, virus chiếm quyền điều khiển của tế bào, sử dụng các vật liệu sẵn có trong tế bào để tạo ra vô số các bản sao của chính nó và xâm chiếm các tế bào mới.
Sars-CoV-2 tấn công phổi như thế nào?
Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường (đây là lý do mà chúng ta phải sử dụng khẩu trang trong mùa dịch này để bảo vệ người khác và chính mình).
Các triệu chứng có thể có trong thời điểm này là sốt, ho khan, đau họng, mất mùi và vị, hoặc đau đầu và đau cơ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp cũng cho thấy người bệnh không có triệu chứng biểu hiện.
Các bác sĩ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về virus gây bệnh Covid-19
Nếu hệ thống miễn dịch không đánh bại được Sars-CoV-2 trong giai đoạn ban đầu này, thì virus sẽ di chuyển xuống khí quản, nơi có các nhánh mỏng hơn, sâu hơn của hệ hô hấp là phổi, kết thúc là các túi khí nhỏ gọi là phế nang, mỗi nhánh được lót bởi một lớp tế bào cũng rất giàu thụ thể ACE2.
Trong giai đoạn này virus có thể gây các thiệt hại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến chết người.
Với chức năng thông thường của phổi, oxy đi qua phế nang vào các mao mạch, sau đó oxy được đưa đến phần còn lại của cơ thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch chiến đấu với virus Sars-CoV-2, chính trận chiến này đã làm hư hại hệ thống vận chuyển oxy này.
Các tế bào bạch cầu tiền tuyến nhận biết sự hiện diện của kẻ xâm lược đã giải phóng các phân tử gọi là chemokine, để triệu tập thêm các tế bào miễn dịch khác hỗ trợ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus.
Cuộc chiến của các tế bào miễn dịch tiết ra rất nhiều phân tử cytokine gây viêm (hay còn gọi là cơn bão cytokine) để lại một vô vàn các chất lỏng và tế bào chết, thứ dịch mà chúng ta hay gọi thông thường là "mủ".
Sự tích tụ mủ trong phổi gây nên bệnh lý cơ bản của viêm phổi, với các triệu chứng tương ứng như ho, sốt, thở gấp, thở cạn. Do vậy, việc cung cấp oxy trong những trường hợp chuyển biến xấu như vậy là rất quan trọng và cho thấy nhiều bệnh nhân khỏi bệnh chỉ nhờ vào sự trợ thở (chứ không phải thuốc).
Covid-19 khác gì với những đại dịch từng xảy ra trên thế giới? Mặc dù Covid-19 là dịch bệnh mà hầu hết chúng ta chưa từng trải qua trước đây, nhưng đại dịch vốn không phải là điều gì mới mẻ. Đại dịch đã đóng một vai trò trong việc định hình lịch sử loài người qua các thời đại. Lịch sử cho thấy rằng mặc dù đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng...