Virus mới của Mỹ-Israel tấn công Iran?
Iran vừa cáo buộc Mỹ và Israel đã tạo ra một phiên bản mới của Virus Stuxnet và tấn công an ninh nước này
Tờ Sputnik đưa thông tin, điện thoại của Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã gặp một số vấn đề về an ninh xuất phát từ cuộc tấn công virus máy tính. Loại virus này bị Iran cáo buộc là Stuxnet 2.0, một sản phẩm của Mỹ và Israel hợp tác sản xuất.
“Gần đây chúng tôi đã phát hiện ra một thế hệ mới của Stuxnet đang cố gắng xâm nhập vào hệ thống điện thoại Iran”, Chuẩn Tướng Gholamreza Jalali tuyên bố.
Cơ quan thông tấn Iran (ISNA) sau đó đã báo cáo rằng điện thoại di động của Rouhani gần đây đã được phát hiện ra lỗi và sẽ được thay thế bằng một thiết bị an toàn hơn.
Virus Stuxnet đã từng tấn công vào các máy ly tâm hạt nhân tại cơ sở làm giàu Natanz Uranium của Iran vào tháng 6 năm 2009, vi rút đã khiến cho khoảng 20% các máy ly tâm của cơ sở quay ra khỏi tầm kiểm soát cho đến khi bị phá hủy hoặc vỡ vụn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo nhiều chuyên gia về an ninh mạng, Stuxnet là siêu virus mang tính chất tấn công phá hủy hơn là đột nhập, đánh cắp thông tin. Điều đáng chú ý, Stuxnet có cơ chế hoạt động cực kì phức tạp, kèm theo đó là một số đặc tính rất riêng, rất nguy hiểm, thậm chí nó đã khai thác thành công một số lỗi mà người ta chưa hề biết đến để thực hiện mục đích của mình.
Đầu tiên, Stuxnet sẽ nhắm đến các máy tính sử dụng Windows để lây nhiễm và tiếp tục lan truyền qua mạng bằng biện pháp tự sao chép. Qua nhiều công đoạn, virus này cuối cùng sẽ tìm cách phá hỏng các bộ lập trình logic (programmable logic controller – PLC, dùng để kiểm soát các hệ thống, máy móc và công cụ dùng trong công nghiệp).
Dù Iran cáo buộc Mỹ và Israel đứng sau loại virus nguy hiểm này, tuy nhiên chưa một đơn vị nào của hai quốc gia này đứng ra thừa nhận đã khai sinh ra Stuxnet. Nhưng kích thước và mức độ nghiêm trọng của nó đã khiến các chuyên gia tin rằng Stuxnet đã được tạo nên nhờ có sự hậu thuẫn của một quốc gia nào đó.
Cuộc tấn công bằng siêu virus Stuxnet đã kết thúc cách đây nhiều năm với nạn nhân gồm các quốc gia Iran, Indonesia, Ấn Độ, Azerbaijan, Mỹ, Pakistan… Tuy nhiên, năm 2017, một loại virus có đặc trưng tương tự như Stuxnet đã quay trở lại dưới cái tên Triton.
Các chuyên gia cho rằng Stuxnet không thể chết, nó chỉ tự biến mất. Công ty bảo mật FireEye cho rằng Stuxnet là một thứ vũ khí quá hoàn hảo và nó chỉ đơn thuần đang được nâng cấp chứ không biến đi đâu cả.
Theo Báo Mới
81.000 tài khoản Facebook bị lấy trộm tin nhắn và rao bán
Hơn 81.000 tài khoản Facebook bị đánh cắp tin nhắn thông qua phần mở rộng độc hại cài cắm vào trình duyệt web.
Theo BBC, tin tặc đã đánh cắp tin nhắn của hơn 81.000 tài khoản Facebook. Thậm chí, các hacker sau đó đã đăng tin quảng cáo bán thông tin tài khoản của những người dùng này trên các diễn đàn.
"Chúng tôi bán thông tin cá nhân của người dùng Facebook. Dữ liệu của chúng tôi có khoảng 120 triệu tài khoản", BBC cho biết về một quảng cáo của tin tặc.
Theo Business Insider, công ty an ninh mạng Digital Shadows đã điều tra và phát hiện có hơn 81.000 tài khoản đã bị lấy trộm các tin nhắn. Digital Shadows cũng xác nhận rằng những thông tin cá nhân bao gồm số điện thoại, địa chỉ email của 176.000 tài khoản khác cũng đã bị đánh cắp.
Facebook liên tiếp dính vào các vụ lùm xùm trong năm 2018. Ảnh: BI.
Nhiều người dùng ở Ukraine và Nga cho biết họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công trên, những người dùng khác tại Mỹ, Anh cũng báo cáo những điều tương tự. Theo Business Insider, một trong những trang web được tin tặc sử dụng để đăng bán thông tin có nguồn gốc tại St Petersburg, Nga.
Những người này cho biết tin nhắn cá nhân của họ bao gồm nội dung các cuộc trò chuyện về kỳ nghỉ, phàn nàn về con rể hay những tin nhắn yêu đương của cặp đôi cũng đã bị lộ.
Facebook cho biết các tin nhắn không bị đánh cắp thông qua lỗ hổng an ninh từ mạng xã hội này, mà qua một số tiện ích mở rộng độc hại trên trình duyệt web.
"Dựa trên những điều tra của chúng tôi, chúng tôi tin rằng những tin nhắn này bị đánh cắp thông qua các tiện ích mở rộng được cài trên trình duyệt web của người dùng. Nó có thể là trình chặn quảng cáo hoặc bất cứ thứ gì", Guy Rosen, Phó chủ tịch quản lý sản phẩm của Facebook cho biết
"Chúng tôi đã liên hệ đến các nhà sản xuất trình duyệt để đảm bảo rằng họ sẽ sớm phát hiện và ngăn chặn những tiện ích mở rộng độc hại này. Chúng tôi khuyến khích người dùng nên kiểm tra lại những dịch vụ đã cài đặt trên trình duyệt và xóa chúng nếu cảm thấy không an toàn. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc và sớm đưa ra các giải pháp để bảo mật thông tin tài khoản người dùng", ông chia sẻ.
Theo Báo Mới
Thiệt hại về uy tín, tài chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng Nhận định tấn công mạng có thể để lại hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp, hơn 1/4 số người được hỏi trong nghiên cứu mới của Kaspersky Lab xác định thiệt hại về uy tín (28%) và tài chính (25%) là hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc tấn công mạng. Nghiên cứu mới của Kaspersky Lab về vai trò và...