Virus máy tính đã khiến người dùng Việt mất hơn 21.000 tỷ đồng trong năm 2022
Đây là số liệu được đưa ra từ chương trình đánh giá an ninh mạng trong năm 2022 dành cho người sử dụng cá nhân do Tập đoàn Bkav công bố.
Người dùng Việt đã mất tới hơn 21.000 tỷ đồng do virus máy tính tấn công.
Theo đó, an ninh mạng 2022 tại Việt Nam vẫn còn những “điểm nóng” rất đáng quan ngại.
Cụ thể như là virus đánh cắp tài khoản đã có thể “xuyên thủng” cơ chế bảo mật hai lớp; số lượng máy tính nhiễm mã độc APT (tấn công có chủ đích) ở mức cao; mã độc tống tiền ransomware chuyển hướng tấn công sang máy chủ; lừa đảo tài chính online bùng nổ…
Video đang HOT
Thống kê của Bkav cho thấy, 180.000 máy tính trong các cơ quan, tổ chức Việt Nam bị nhiễm mã độc APT trong năm vừa qua. Con đường phát tán chủ yếu vẫn là gửi email với nội dung dụ dỗ hoặc thúc giục mở file đính kèm.
Trong năm 2022, các chuyên gia Bkav ghi nhận chiến dịch tấn công ransomware quy mô lớn nhắm vào các máy chủ chứa dữ liệu kế toán. Nếu như trong năm 2021 chưa tới 1.000 máy chủ nhiễm ransomware thì năm 2022 ghi nhận hơn 14.500 máy.
Cũng trong năm này, thiệt hại do vi rút máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam ở mức 21.200 tỉ đồng.
Khảo sát của Bkav cũng cho thấy 40% người dùng Việt Nam không sao lưu (backup) dữ liệu, hoặc thực hiện không đúng cách ( sao lưu sang một ổ khác trên cùng máy tính). Điều này dẫn đến những thiệt hại nặng nề, không thể khôi phục dữ liệu khi không may trở thành nạn nhân của tấn công ransomware.
Mã độc gây thiệt hại cho người dùng máy tính hơn 20 ngàn tỉ đồng trong năm 2022
Kết quả từ khảo sát về mức độ an ninh mạng trong việc sử dụng thiết bị cá nhân do Tập đoàn Bkav thực hiện tháng 12 cho biết, năm 2022, người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 21,2 ngàn tỉ đồng do virus máy tính gây ra.
Trong đó, một số loại mã độc được thống kê có mức độ gây hại phổ biến là Macro PasswordStealer, APT, FileStealer...
Người dùng thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng và kiểm tra kỹ trước khi truy cập tập tin để tránh bị virus tấn công máy tính. Ảnh minh họa: Thanh Hoa
Theo thông tin của baochinhphu.vn, năm 2022, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam khoảng 21,2 ngàn tỉ đồng, tương đương 0,24% GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam tăng 25 bậc về chỉ số an toàn an ninh mạng GCI. Đây là kết quả khảo sát được thực hiện vào tháng 12-2022 của Tập đoàn Bkav về an ninh mạng trong việc sử dụng thiết bị cá nhân.
Theo Bkav, an ninh mạng 2022 tại Việt Nam còn xuất hiện các nguy cơ như mã độc đánh cắp tài khoản vượt qua cơ chế bảo mật 2 lớp; số lượng máy tính nhiễm mã độc APT ở mức cao; ransomware chuyển hướng tấn công sang máy chủ; lừa đảo tài chính online bùng nổ...
Số liệu thống kê cho biết, trong năm 2022, Việt Nam có 180.000 máy tính trong các cơ quan, tổ chức bị nhiễm mã độc APT. Mã độc này sẽ kích hoạt ngay khi người dùng mở tập tin (file), từ đó cài đặt thêm các đơn vị thành phần (gọi là module) để điều khiển từ xa, đánh cắp dữ liệu trên máy tính cá nhân và lợi dụng thiết bị để tiếp tục tấn công vào hệ thống của cơ quan, tổ chức...
Một mã độc khác là PasswordStealer, dòng này lây nhiễm hơn 525.000 máy tính tại Việt Nam với hơn 15.000 biến thể, đánh cắp và chiếm đoạt tài khoản facebook, gmail, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... của nạn nhân mặc dù tài khoản đã được xác thực 2 bước.
Mã độc PasswordStealer chủ yếu phát tán qua các phần mềm đã bẻ khóa bản quyền (crack), phần mềm giả mạo. Theo khảo sát của Bkav, trong số người dùng được khảo sát, có 14% lượng người dùng cài đặt các ứng dụng từ nguồn bất kỳ tìm được qua google; 21% người dùng chưa có thói quen kiểm tra virus trước khi mở các tập tin từ Internet.
Ngoài ra, hơn 1,5 triệu máy tính của người dùng Việt Nam bị lây nhiễm dòng mã độc Macro thông qua việc mở các tập tin văn bản. Sau khi xâm nhập vào máy, mã độc tiến hành thu thập thông tin, cài cắm các mã độc khác, lây lan sang các tập tin tài liệu khác.
Đứng thứ 2 trong những mã độc lây nhiễm năm 2022 là mã độc đánh cắp file dữ liệu FileStealer. Mã này xâm nhập 750.000 máy tính, phát tán qua USB và giả mạo các phần mềm pdf, Ms Office. Khi được kích hoạt, mã độc FileStealer tìm kiếm toàn bộ các file định dạng .doc, .docx, .xls, .xlsx, .pdf... gửi về máy chủ để thực hiện hành vi tấn công mạng (hacker). Bkav cũng ghi nhận hơn 14.500 máy chủ nhiễm ransomware.
Để giảm nguy cơ, các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng và lưu trữ sang một nơi khác như USB/ổ cứng gắn ngoài, máy tính khác, cloud storage (google drive, one drive, iCloud...); cài đặt phần mềm diệt virus... Đồng thời, các cơ quan, tổ chức triển khai theo các chỉ thị về việc phòng, chống phần mềm độc hại, bảo đảm an toàn, an ninh mạng của Thủ tướng Chính phủ.
Người dùng Việt Nam bị thiệt hại khoảng 21,2 nghìn tỷ do virus máy tính Đây là kết quả từ chương trình 'Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân', do Tập đoàn Bkav thực hiện tháng 12/2022. Theo đó, trong năm 2022, thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt Nam lên đến khoảng 21,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 883 triệu USD. Top 5 mã độc tấn công...