Virus hợp bào hô hấp lây lan trẻ nhỏ khi giao mùa
TP HCM – Nguyễn Hoàng Thịnh, 7 tháng tuổi, được bác sĩ chẩn đoán dương tính với virus hợp bào hô hấp sau hai ngày sổ mũi, sốt cao, ho, khó thở.
Bé đến khám tại bệnh viện Nhi đồng 1 hơn ba lần rồi nhập viện. Sau một tuần điều trị, bé đã chơi được và tỉnh táo. Ngoài điều trị thuốc theo phác đồ, bệnh nhi được các bác sĩ thực hiện vật lý trị liệu để loại bỏ long đàm nhớt, thông thoáng đường thở cho bé.
Chị Tiểu Bình, mẹ bé cho biết Thịnh sinh non 31 tuần, bác sĩ cảnh báo sức đề kháng của bé yếu nên dễ mắc bệnh. “Biết con dễ mắc bệnh nên luôn đề phòng, con có triệu chứng là đưa đến bệnh viện liền”, chị nói.
Nằm trong phòng cấp cứu, bệnh nhi Phan Trần Minh Phú, 3 tháng tuổi ở Long An mới nhập viện được 4 ngày phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ đường thở vì viêm tiểu phế quản, biến chứng viêm phổi. Trước đó, bé được bác sĩ chẩn đoán bị viêm tiểu phế quản phổi và dương tính với virus hợp bào hô hấp.
Gia đình cho biết, bé mắc virus khi mới một tháng tuổi. Sau một tuần chữa trị, bé được về nhà nhưng cứ đỡ được vài ngày, các triệu chứng lại tái phát. Tối 27/11, bé Phú sốt, ho, khóc nhiều, bỏ bú, người tím tái, người nhà đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu.
Đến ngày 1/12, bệnh nhi đã bú được, không còn thở oxy, triệu chứng bệnh thuyên giảm nhiều.
Bé Phú nằm ở phòng cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM ngày 1/12. Ảnh: Cẩm Anh
Nhiều trường hợp cha mẹ nghĩ con bị cúm thông thường nhưng sau khi xét nghiệm mới biết nhiễm virus hợp bào hô hấp. Điển hình, bệnh nhi Trần Minh Anh, 11 tháng tuổi, ở Đồng Nai, đã nằm bệnh viện Nhi đồng 1 gần nửa tháng.
Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ con bị cảm nên tự cho uống thuốc hạ sốt. Sau hơn một tuần, bệnh tình của bé ngày một nặng hơn. Khi vào viện, bệnh nhi khó thở, ho khò khè, sốt cao, ngạt mũi, ăn vào là nôn trớ. Các bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh viêm tiểu phế quản, suy hô hấp, dương tính với virus hợp bào hô hấp. Bệnh nhi được thở oxy, truyền dịch, chạy khí dung để hỗ trợ đường thở.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng tập trung vào thời điểm giao mùa, những tháng mùa mưa.
“ Virus viêm hợp bào hô hấp lây lan rất nhanh, chỉ sau virus cúm. Chúng lây truyền dễ dàng từ người sang người qua tiếp xúc chạm phải chất dịch hoặc hít phải không khí có nhiễm virus… Ước tính, một em bé mắc virus có khả năng lây cho 5 em bé khác nên việc kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng”, bác sĩ Tuấn nói.
Video đang HOT
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, trẻ đẻ non dưới 35 tuần tuổi thai, mắc các bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down, suy giảm miễn dịch… nguy cơ cao mắc RSV và mức độ bệnh cũng nặng hơn. Ngoài ra, trẻ vui chơi trong những khu đông người vào mùa virus này hoạt động, tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những nhóm khác.
Các triệu chứng khi nhiễm virus viêm hợp bào hô hấp thường giống và dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, nôn, ăn kém… Trường hợp nặng trẻ có thể thở nhanh, khò khè, khó thở, tím tái, bỏ bú, ngừng thở.
Tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng, số lần mắc bệnh mà có trẻ biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Nhóm trẻ dưới 2 tuổi thường mắc viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi. Hầu hết viêm phổi do RSV khỏi hoàn toàn sau một đến hai tuần, ho có thể kéo dài hơn. Ở người lớn và trẻ khỏe mạnh, virus này thường chỉ gây ra cảm lạnh nhẹ và tự khỏi sau đó.
Hiện vẫn chưa có vắcxin hoặc thuốc để điều trị khi virus RSV xâm nhập vào cơ thể. Khi trẻ bị nhiễm RSV chỉ có thể điều trị các triệu chứng như rửa mũi, long đờm, vỗ rung… trong suốt quá trình lây nhiễm và ảnh hưởng của virus đối với hệ hô hấp. Bệnh sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng như nhiễm thêm vi khuẩn, suy hô hấp.
Bác sĩ Tuấn khuyên cha mẹ khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có kế hoạch điều trị kịp thời. cho trẻ bú và ăn uống đầy đủ. Có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú, bữa ăn để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. Cần cho trẻ uống nhiều nước, tránh tình trạng thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc làm bệnh nặng hơn. Uống nhiều nước sẽ giúp trẻ loãng đờm, dịu ho.
Để phòng ngừa, cha mẹ nên tránh để trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi. Rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ. Tránh hôn hít trẻ, đưa trẻ đến nơi đông người. Giữ cho môi trường sống của trẻ trong lành, tránh khói bếp, khói thuốc lá.
Cẩm Anh
Theo VNE
Tưởng chừng chỉ bị hạch bạch huyết thông thường, hóa ra người phụ nữ này bị ung thư đã 5 năm
Trong năm đầu tiên ở trường y, Diana Cejas đã đi đến bác sĩ vì cô thấy một cục u trên cổ. Bác sĩ nói cô đừng lo lắng về điều này và thuốc kháng sinh sẽ chữa khỏi bệnh...
Bài viết này là một phần trong loạt bài của Health, Misdiagnoses, kể về những câu chuyện từ những người phụ nữ thực sự có các triệu chứng y khoa như ung thư bị loại bỏ hoặc chẩn đoán sai:
Và dưới đây là câu chuyện của Diana Cejas:
Vào năm 2007, tôi cảm thấy trên cổ mình xuất hiện một cục u ở cổ trong những năm đầu tiên ở trường y tại Đại học Howard ở Washington DC. Tôi cố gắng trấn an bản thân không phải lo lắng nhưng thực sự không loại trừ được cảm giác không yên.
Sau một ngày học, tôi chỉ cho bạn bè xem và hỏi xem họ nghĩ gì về khối u này. Họ khuyến khích tôi kiểm tra nó, điều mà tôi cảm thấy đây dường như là một lời khẳng định khối u ở cổ tôi chẳng bình thường chút nào.
Tuy nhiên, bác sĩ ở trung tâm y tế trường lại chẩn đoán khác. Anh ấy nói, có lẽ chỉ là bệnh hạch bạch huyết. Do đó, tôi không cần phải quá lo lắng về điều này và kê đơn thuốc kháng sinh cho tôi. Tôi uống thuốc và chờ đợi, rồi khối u biến mất.
Trong vài năm sau đó, tôi vẫn không thực sự yên tâm. Cho nên, khi đi khám sức khỏe, tiêm vắc-xin hay điều trị bệnh cúm, tôi đều nhờ bác sĩ hoặc y tá xem trên cổ mình có ổn không. Và họ luôn chỉ nói một lời: Tôi bị sưng hạch bạch huyết, không có gì phải lo lắng cả.
Triệu chứng ung thư ngày càng lan rộng
Điều đáng nói là khối u dường như ngày càng phát triển. Vào năm thứ 4 tại trường y, tôi được học sang chuyên ngành phẫu thuật đầu và cổ. Trong suốt quá trình học, tôi rất muốn nói chuyện với các bác sĩ về tình trạng của mình. Các bác sĩ tại trường y tế tiếp tục nói với tôi rằng tôi không cần phải lo lắng. Vào ngày cuối cùng khi theo lớp học, tôi đã tìm được bác sĩ giảng dạy tại khoa bày tỏ lo lắng về căn bệnh mình thực sự mắc và câu trả lời vẫn là đừng lo lắng.
Điều đáng nói là khối u dường như ngày càng phát triển.
Khi tôi tốt nghiệp trường y, tôi chuyển đến làm việc tại Trung tâm y tế Tulane. Chuyển đến một thành phố mới có nghĩa là tôi phải có một bác sĩ mới chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, khi tôi có cuộc hẹn đầu tiên, tôi đã hỏi bác sĩ mới của mình nếu cô ấy có thể nhìn vào khối u trên cổ tôi, bây giờ có kích thước bằng quả óc chó. Cô ấy, không ngạc nhiên, nói với tôi rằng điều này không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, trong những tháng sau cuộc hẹn đó, tôi bắt đầu có nhiều triệu chứng hơn. Khối u bắt đầu gây đau, người hơi lâng lâng, choáng váng khi cơn đau quằn lên. Một đêm nọ, khi tôi về nhà sau ca trực 28 giờ, tôi không thể ngủ được vì cục u quá khó chịu. Tôi đã quay lại gặp bác sĩ và được chẩn đoán triệu chứng lúc này có vẻ bất thường nhưng không cần quá lo lắng. Tôi cảm thấy có gì đó sai sai và cần câu trả lời cuối cùng nên được sắp xếp chụp CT.
Chụp CT chẩn đoán ung thư rồi nhanh chóng vào phòng phẫu thuật
Cầm kết quả trên tay, vị bác sĩ nói rằng tôi có thể bị bệnh động mạch cảnh hoặc paraganglioma, đó là sự phát triển của khối u trên cổ ở khu vực mà động mạch cảnh tách ra thành các mạch máu nhỏ hơn mang máu đến não. Nó có một loại khối u hiếm gặp và hầu như lành tính.
Ít lâu sau, vào tháng 7 năm 2012, tôi đã phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tôi được cho biết rằng cuộc phẫu thuật đã diễn ra tuyệt vời, và tôi cảm thấy nhẹ nhõm hẳn.
Khối u bắt đầu gây đau, người hơi lâng lâng, choáng váng khi cơn đau quằn lên là dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch bạch huyết rõ ràng.
Chẩn đoán mắc bệnh ung thư hiếm gặp
Tuy nhiên, điều ấy chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Một tuần sau, khi tôi đi khâu vết thương, bác sĩ thông báo tin xấu: Khối u là ung thư và các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Họ quyết định thực hiện một thủ thuật gọi là bóc tách cổ triệt để, trong đó các hạch bạch huyết và các mô khác dưới cổ được loại bỏ. Nếu nó hoạt động, tôi sẽ không bị ung thư. Nếu không, tôi sẽ phải trải qua hóa xạ trị.
Ca phẫu thuật thứ hai đã không thành công cũng như lần đầu tiên. Khi tôi thức dậy, bác sĩ phẫu thuật nói với tôi rằng sau khi anh ấy cắt bỏ các hạch bạch huyết và các mô khác, anh ấy nhận thấy động mạch cảnh trong Để ngăn chặn rò rỉ, bác sĩ phẫu thuật của tôi đã quyết định đặt một mũi khâu vào thành động mạch nhưng càng cố gắng thì động mạch lại càng vỡ ra.
Không chỉ ung thư, sau phẫu thuật, bệnh nhân còn bị đột quỵ.
Họ ngay lập tức gọi một bác sĩ phẫu thuật mạch máu đến phòng phẫu thuật để đặt mảnh ghép như một động mạch nhân tạo. Sau đó, các bác sĩ nói mọi chuyện đã ổn. Nhưng ngay sau đó, tôi cảm thấy mình như bị đột quỵ. Y tá của tôi nhận thấy những gì đang xảy ra và gọi các bác sĩ. Họ đưa tôi trở lại phòng phẫu thuật và phát hiện có một cục máu đông lớn trong động mạch nhân tạo mà họ đã đặt trong khi phẫu thuật, gây ra đột quỵ. Sau đó tôi thức dậy trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi đang thở với sự trợ giúp của máy thở, và bên trái cơ thể tôi cảm thấy tê liệt. Tôi không thể di chuyển.
Phục hồi cơ thể từ bệnh ung thư và đột quỵ
Tôi bắt đầu tập vật lý trị liệu khi tôi đang ở trong bệnh viện, và vì cánh tay của tôi bị ảnh hưởng nhiều hơn chân nên mất nhiều thời gian để bắt đầu đi lại. Ngoài ra, vì tôi chỉ mới 30 tuổi, cơ thể tôi đã lành lại phần nào nhanh chóng hơn. Tôi đã được xuất viện hơn một tuần sau đó.
Chân tôi đã khỏe lại nhanh chóng, nhưng cánh tay và lời nói của tôi mất nhiều thời gian hơn. Nhờ đột quỵ, lưỡi của tôi bây giờ vĩnh viễn chỉ sang phải, vì vậy tôi phải học lại cách nói, nhai và nuốt... Phải mất hơn một năm tôi mới cảm thấy giống mình một lần nữa.
Sau câu chuyện của mình, tôi hiểu tại sao bệnh nhân tức giận với bác sĩ của họ khi đang có bệnh trong người. Bất cứ ai có các triệu chứng không giải thích được nên tiếp tục nói chuyện với các bác sĩ. Hãy tiếp tục đặt câu hỏi, tiếp tục tìm kiếm ngay cả khi bạn gặp phải rào cản để nhanh chóng tìm lại sức khỏe cho chính mình.
Nguồn: Health/baodansinh
Phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng Nghệ An Cùng với phục hồi chức năng sau chấn thương, Bệnh viện PHCN Nghệ An là địa chỉ tin cậy trong điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh viêm khớp - một trong những bệnh để lại di chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời. Các loại viêm khớp thường hay gặp Viêm khớp gối: Do phải chịu lực của...