Virus gây viêm phổi HMPV đã lưu hành ở TPHCM
Theo Sở Y tế TPHCM, virus HMPV là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở tr.ẻ e.m trong các năm 2023 và 2024 tại địa phương.
Mới đây, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vừa qua một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về đợt dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc, với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người ( Human Metapneumovirus – HMPV).
Dịch bệnh này được nhận định lây lan nhanh, với triệu chứng tương tự như cúm và Covid-19.
Không phải sự kiện y tế bất thường
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Trung Quốc, trong tuần 52 của năm 2024, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như virus cúm, HMPV và RSV đang có xu hướng gia tăng do điều kiện thời tiết mùa đông.
Nhiều ca mắc bệnh do virus HMPV xảy ra tại Trung Quốc thời gian gần đây (Ảnh minh họa: SYT).
Tuy nhiên, số ca bệnh lây qua đường hô hấp có triệu chứng giống cúm hiện thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp hiện tại là bệnh thông thường và không phải sự kiện y tế bất thường.
Dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa xác nhận tình hình dịch bệnh HMPV tại Trung Quốc là sự kiện y tế đặc biệt, tại Việt Nam, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với WHO và cơ quan chức năng Trung Quốc, để cập nhật thông tin và cung cấp thông tin chính xác, tránh gây hoang mang cho người dân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân.
Virus HMPV đã lưu hành ở TPHCM
Ngày 7/1, Sở Y tế TPHCM cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 đến 18.000 trường hợp mỗi tháng, trong 8 tháng đầu năm, gia tăng trong 3 tháng cuối năm.
Các bệnh hô hấp có xu hướng tăng khi thời tiết chuyển lạnh, nhưng hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.
Theo báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng, tác nhân gây bệnh là virus và vi khuẩn vẫn chiếm phổ biến.
Các bên hợp tác nghiên cứu gồm Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE).
Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 tr.ẻ e.m và 47 người lớn) nhập viện tháng 7-12/2024 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho thấy, HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở tr.ẻ e.m) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác.
Các tác nhân gây viêm hô hấp cấp ở tr.ẻ e.m tại TPHCM trong tháng 12/2024 (Ảnh: SYT).
Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở tr.ẻ e.m và cả người lớn là vi khuẩn H. influenzae, S. pneumoniae, virus cúm A…
Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp tr.ẻ e.m vào cuối năm 2023 tại TPHCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân virus thường gặp. Tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%.
Sở Y tế TPHCM khuyến cáo, người dân không chủ quan trước những diễn biến có thể xảy ra.
Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển theo chỉ đạo của Cục Y tế dự phòng, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).
Bên cạnh đó, TPHCM sẽ tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện, để có biện pháp xử lý kịp thời.
Human Metapneumovirus (HMPV) là một loại virus thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến virus hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổ.i và những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Virus này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm virus, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây viêm phổi nặng. Hiện nay, HMPV chưa có vaccine phòng ngừa hoặc thuố.c điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.
Bình Phước: Một bệnh nhi t.ử von.g vì bệnh ho gà
Ngày 31/12, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận: Bệnh nhi Ph.Th.Th.Nh. (2 tháng tuổ.i, ngụ thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng) đã t.ử von.g sau hơn một tuần điều trị bệnh ho gà.
Đây là ca thứ 5 mắc bệnh ho gà được ghi nhận tại huyện Bù Đăng (4 ca trước đã khỏi bệnh).
Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, hơn 1 tháng sau khi sinh, ngày 11/12, bé Nh. (sinh ngày 21/10/2024), xuất hiện triệu chứng ho, có đờm, được mẹ đưa đi khám ở một phòng khám tư của huyện Đăk R'lấp, tỉnh Đắc Nông, có cho thuố.c về nhà điều trị.
Sau thời gian uống thuố.c nhưng không giảm, ngày 16/12, gia đình đưa bé đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Qua lấy mẫu xét nghiệm, bé có kết quả dương tính với bệnh ho gà. Qua quá trình điều trị, bệnh tiến triển nặng, bé t.ử von.g vào ngày 27/12 do ho gà, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp, nhiễ.m trùn.g huyết, sốc nhiễ.m trùn.g tổn thương đa cơ quan.
Bệnh nhi chưa được tiêm vaccine phòng bệnh ho gà do chưa đủ tuổ.i. Theo quy định, một trẻ bình thường 60 ngày tuổ.i mới được tiêm phòng vaccine 6 trong 1, trong đó có ho gà.
Theo điều tra dịch tễ, thời gian trước, trong và sau thời điểm bệnh nhi bị nghi ngờ ho gà chưa ghi nhận người nào bị bệnh này tại khu vực thôn Sơn Phú. Ổ bệnh gần nhất là tại thôn Sơn Lang, xã Phú Sơn vào ngày 12/8, cách nhà bệnh nhi trên 5km và không có tiề.n sử tiếp xúc. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi tiếp xúc nhiều người, gồm người thân, nhân viên y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khác cùng phòng.
Bé Ph.Th.Th.Nh. là ca bệnh ho gà thứ 5 sau tại huyện Bù Đăng, trước đó có 2 ca bệnh tại xã Nghĩa Trung, một ca xã Phước Sơn và một ca ở xã Phú Sơn. Sau khi xác minh ca bệnh, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng đã phối hợp với các đơn vị liên quan phun độc khử trùng, vệ sinh môi trường xung quanh khu vực bệnh nhi ở và các khu vực nghi ngờ liên quan.
UBND huyện Bù Đăng nhanh chóng chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh ho gà; tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về phòng, chống bệnh cho nhân dân ở huyện, đồng thời thực hiện triệt để việc tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ, rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng...
Lãnh đạo UBND huyện Bù Đăng cũng nhấn mạnh việc triển khai và phối hợp vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, có đủ ánh sáng và giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng nguy cơ lây truyền bệnh.
B.é gá.i 11 tuổ.i tử vong do bệnh bạch hầu Trước đó một tháng, bệnh nhi 11 tuổ.i có dấu hiệu bị ho, gầy sút cân kèm theo sốt nhưng vẫn đi học bình thường. Nhân viên y tế phun khử trùng xung quanh khu vực Khau Noong, xã Thạch Lâm (Bảo Lâm). Ảnh: CDC Cao Bằng. Bệnh nhi là bé G.M.H., 11 tuổ.i, dân tộc Mông, trú tại Khau Noong, xã Thạch...