Virus gây ra căn bệnh ung thư số 1 tại Việt Nam
Virus viêm gan B thường âm thầm tấn công tế bào gan. Người mang virus này không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi có biến chứng xơ gan, ung thư.
Ông Đ.H.K. (64 tuổi) điều trị ung thư gan tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Người bệnh bị viêm gan virus từ 20 năm trước nhưng không điều trị thuốc kháng virus. Ông nghĩ rằng đã khỏi bệnh. Khi xuất hiện đau tức ở hạ sườn phải, chán ăn, ông tới bệnh viện kiểm tra phát hiện khối u gan to. Bác sĩ xác định ông mắc ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn cuối, virus viêm gan B hoạt động mạnh.
Tương tự, anh N.V.B (43 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) có mẹ và em gái đều mắc viêm gan B. Mẹ anh qua đời năm 2014 vì ung thư gan. Tuy nhiên, anh B. chủ quan cho rằng mình khỏe mạnh, không có triệu chứng. Khi đưa người thân đi kiểm tra, anh tranh thủ vào đăng ký khám và kết quả trong gan có u to 3,4cm. Phim chụp MRI cho thấy tổn thương ung thư gan nguyên phát.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Công Long, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa – Gan – Mật, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ung thư gan là bệnh ung thư hàng đầu tại Việt Nam. Cả nước có khoảng 26.000 người mắc mới mỗi năm. Số ca tử vong hơn 25.000 người. Tỷ lệ mắc và tử vong gần bằng nhau do đa số người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị chỉ kéo dài cuộc sống thêm vài tháng, chi phí lớn.
Bệnh nhân viêm gan B điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Long cho biết ung thư gan có nguyên nhân hàng đầu là viêm gan virus B, C. Người dân cần quan tâm tới các bệnh lý gan mật của mình nhiều hơn, đặc biệt là nhóm từng bị viêm gan B, trong gia đình có mẹ, anh, chị em bị bệnh này.
Theo Hội Gan Mật Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B ước tính 8-10% dân số, nghĩa là có 8 đến 10 triệu người mang trong mình virus này.
Video đang HOT
Phó giáo sư Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những biểu hiện của viêm gan B mờ nhạt. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường chủ quan. Sau một thời gian dài, các triệu chứng xuất hiện như mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đau nhức xương khớp, thường xuyên buồn nôn, nôn, nước tiểu có màu vàng sẫm, đau bụng âm ỉ ở hạ sườn, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt, bầm tím dưới da, chướng bụng hoặc phù nhẹ ở mắt cá chân.
Để biết bản thân nhiễm virus viêm gan B hay không, người bệnh cần làm xét nghiệm máu đánh giá các chỉ số men gan, billirubin, siêu âm gan, kiểm tra các dấu ấn của virus viêm gan.
Khi bị viêm gan B, hoạt động của tế bào gan bị phá hủy, các chức năng bài tiết, thải độc gan, chuyển hóa đều suy giảm. Bệnh nhân trở nặng có thể hôn mê và tử vong.
Viêm gan virus còn gây ra xơ gan. Hiện tượng này bắt đầu từ khi virus tồn tại trong gan 20 năm hoặc sớm hơn. Đặc biệt, virus viêm gan B làm tăng nguy cơ sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến viêm gan cho đến xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan.
Vì vậy, điều trị viêm gan B rất quan trọng. Virus có thể gây viêm gan cấp và khỏi bệnh nhưng 10% bệnh nhân sau viêm gan cấp chuyển sang giai đoạn mạn tính. Điều trị viêm gan virus phải điều trị suốt đời. Các thuốc kháng virus điều trị bệnh đều được bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh không nên quá lo lắng về chi phí khám chữa bệnh. Tốt nhất, người dân cần kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần, trong đó có đánh giá chức năng gan.
Một virus phổ biến gây bệnh ung thư nguy hiểm cho nữ giới đang bị xem nhẹ
85% phụ nữ có khả năng nhiễm virus Human Papilloma (HPV) một lần trong đời khi họ có ít nhất một bạn tình (1).
Một số týp HPV có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm, đồng thời là nguyên nhân gây nên gần 100% ca ung thư cổ tử cung ở nữ giới (2).
HPV và những căn bệnh nguy hiểm mà virus này có thể gây ra
HPV - Human Papillomavirus, là một loại virus gây u nhú ở người. Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định hơn 100 týp HPV, trong đó có ít nhất 40 týp lây lan qua đường tình dục (3) với nguy cơ gây tổn thương tiền ung thư, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư ngoài đường sinh dục cũng như ung thư hầu họng.
HPV gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, HPV là nguyên nhân gây ra gần 100% số ca ung thư cổ tử cung. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở nữ giới, cướp đi mạng sống của 300.000 phụ nữ mỗi năm trên toàn cầu, trong đó 85% đến từ các nước đang phát triển (4). Chỉ riêng tại Việt Nam, cứ mỗi ngày trôi qua, có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung (5).
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể đào thải HPV trong một hoặc hai năm mà không cần chữa trị (6). Nhưng cho đến khi cơ thể tự đào thải hoàn toàn virus, mỗi người có thể lây nhiễm HPV cho người khác qua đường miệng, âm đạo và hậu môn khi quan hệ tình dục. Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV đều không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây lan cho người khác.
Khi nữ giới mắc ung thư cổ tử cung do HPV, các triệu chứng như tiết dịch bất thường, chảy máu sau khi quan hệ...(7) thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa. Đến khi người bệnh phát hiện cũng là lúc ung thư cổ tử cung đã ở mức độ nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa những hệ lụy do ung thư cổ tử cung gây nên bằng việc hiểu đúng về HPV
Mỗi năm có hàng trăm nghìn phụ nữ trên thế giới đang chống chọi với cơn đau khi mắc ung thư cổ tử cung. Không chỉ gây nên nỗi đau thể xác, căn bệnh này còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, hạnh phúc gia đình. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ phải cắt đi cổ tử cung và buồng trứng để loại bỏ tế bào ung thư lan rộng, điều này cũng đồng nghĩa họ sẽ phải mất đi thiên chức làm mẹ. Căn bệnh này cũng gây áp lực kinh tế cho người bệnh của như gia đình của họ khi chi phí điều trị bệnh đắt đỏ.
Ung thư cổ tử cung gây nên nhiều đau đớn về thể xác lẫn tinh thần ở phái nữ.
Trước những hệ lụy nặng nề mà ung thư cổ tử cung gây nên cho phụ nữ, gia đình và cả cộng đồng, việc ngăn ngừa căn bệnh này là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã khởi xướng chiến dịch toàn cầu cùng tham vọng loại bỏ ung thư cổ tử cung vào năm 2030, kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới thực hiện phòng ngừa HPV cho 90% trẻ em gái trước 15 tuổi (8).
Nâng cao nhận thức cộng đồng, chủ động dự phòng HPV, khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung chính là chìa khóa để phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn tin rằng nếu họ trên 27 tuổi và đã quan hệ tình dục thì không còn phù hợp với các phương pháp dự phòng HPV.
Với sự tiến bộ của y học, phụ nữ ở độ tuổi nào cũng có thể chủ động dự phòng HPV, ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Bắt đầu từ độ tuổi 21, phái nữ nên chú trọng hơn trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung. WHO khuyến khích phụ nữ nên sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu suất cao ở tuổi 35 và một lần nữa vào tuổi 45 (9). Bên cạnh đó, dự phòng HPV ở độ tuổi thiếu niên là cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến loại virus này.
Phụ nữ hiện đại luôn có những phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Tại Việt Nam, ước tính 1 USD đầu tư vào chương trình ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có thể mang lại lợi ích kinh tế từ 5 - 11 USD. Số tiền này sẽ tăng lên từ 8 - 20 USD nếu kết hợp lợi ích kinh tế và xã hội (10). Khi ung thư cổ tử cung được loại bỏ, mỗi phụ nữ đều có thể yên tâm vui sống, phát triển sự nghiệp, dành thời gian cho bản thân, vun vén hạnh phúc gia đình.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng phụ nữ. Nhưng bằng việc chủ động dự phòng HPV, sàng lọc ung thư cổ tử cung, mỗi phụ nữ dù độ tuổi nào cũng đều có thể phòng tránh căn bệnh này.
Viêm họng kéo dài có nguy cơ tiến triển thành ung thư không? Nếu bạn có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, ù tai nên đến bệnh viện thăm khám sớm. Chi phí tầm soát ung thư tai mũi họng không quá đắt, thủ thuật nội soi chỉ từ vài trăm nghìn. Tôi hay bị viêm họng, thi thoảng soi gương tôi thấy ở vùng họng có các điểm sưng, trắng. Tôi lo lắng mình...