Virus gây bệnh Covid-19 tồn tại 28 ngày trên màn hình điện thoại?
Khoảng thời gian virus Corona chủng mới tồn tại trên màn hình điện thoại nhiều hơn 11 ngày so với virus cúm thông thường. Phát hiện được công bố bởi các nhà nghiên cứu ở cơ quan khoa học quốc gia của Úc.
Trong điều kiện lý tưởng, virus tồn tại rất lâu trên bề mặt nhẵn như màn hình điện thoại
Theo Engadget, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng thời gian mà virus gây bệnh Covid-19 có thể tiếp tục hoạt động trên bề mặt nhẵn như của smartphone, bề mặt kim loại và tiền giấy thì lâu hơn so với virus cúm. Chính xác hơn, virus Covid-19 sẽ tồn tại đến 28 ngày trong môi trường kiểm soát chặt chẽ. Nghiên cứu cũng cho biết virus cúm chỉ tồn tại 17 ngày trong các điều kiện tương tự.
Họ kết luận nghiên cứu đã chứng minh được virus Corona chủng mới “cực kỳ mạnh mẽ” so với các loại virus khác: “Những phát hiện này chứng minh khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2 diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn đáng kể so với ước tính chung”. Còn trên vải và các bề mặt xốp khác, virus chỉ tồn tại trong một nửa thời gian trên, hoặc khoảng 14 ngày.
Tuy nhiên, lưu ý là nghiên cứu được tiến hành ở nhiệt độ 20 độ không đổi trong điều kiện tối để loại bỏ tác động của tia UV, khác xa điều kiện thực tế. Thử nghiệm cũng không sử dụng dịch nhầy còn tươi, chứa tế bào bạch cầu và kháng thể. Dịch nhầy được tiết ra từ niêm mạc, hoạt động như một lớp bảo vệ và giữ ẩm cho các cơ quan quan trọng. Nó hoạt động như một loại bẫy để ‘nhốt’ bụi, khói, hoặc vi khuẩn. Cơ thể con người tạo ra từ 1 đến 1,5 lít dịch nhầy mỗi ngày.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của BBC, Giáo sư Ron Eccles ở Đại học Cardiff nhận định virus lây nhiễm chỉ tồn tại được vài giờ trong dịch nhầy trên các dạng bề mặt.
Thị trường smartphone Ấn Độ ảm đạm vì Covid-19
Theo công ty nghiên cứu Canalys, các đơn hàng điện thoại thông minh tại Ấn Độ đã chứng kiến mức giảm 48% trong quý 2/2020 - mức giảm mạnh nhất trong suốt một thập kỷ tại nước này.
Thị trường smartphone Ấn Độ chứng kiến bước thụt lùi lớn nhất trong suốt một thập kỷ
Theo TechCrunch, ngay cả thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới cũng không có khả năng miễn dịch với Covid-19. Khoảng 17,3 triệu đơn vị smartphone đã xuất xưởng trong quý 2/2020, giảm từ 33 triệu trong quý 2/2019 và 33,5 triệu trong quý 1/2020.
Ấn Độ đã ra lệnh cách ly toàn quốc vào cuối tháng 3 để ngăn chặn sự lây lan của virus, kéo theo đó là đóng cửa các cửa hàng trên toàn quốc, chỉ để lại một số cửa hàng bán các mặt hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm và hiệu thuốc. Ngay cả những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon và Flipkart cũng bị chính phủ cấm bán điện thoại thông minh và các mặt hàng khác.
So sánh với Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới chỉ ghi nhận mức giảm 18% vào cuối quý 1/2020 - cũng chính là thời kỳ mà quốc gia này bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus. Trong khi đó, do phần lớn Ấn Độ không bị ảnh hưởng bởi virus vào quý 1 nên lượng điện thoại thông minh xuất xưởng vẫn đạt mức tăng 4% vào thời điểm này.
Trên toàn cầu, các đơn hàng điện thoại thông minh đã giảm 13% trong quý 1 - con số này được dự kiến sẽ chỉ cải thiện không đáng kể trong phần còn này của năm 2020 để đạt mốc giảm 12% trong năm nay.
Madhumita Chaudhary, nhà phân tích tại Canalys cho biết, sẽ là một chặng đường đầy khó khăn để phục hồi thị trường điện thoại thông minh ở Ấn Độ. Mặc cho quốc gia Nam Á này đã dần mở cửa trở lại, các cơ sở sản xuất vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân sự do các quy định mới xung quanh sản xuất, dẫn đến sản lượng chắc chắn sẽ thấp hơn.
Lượng smartphone xuất xưởng tại Ấn Độ từ quý 2/2019 đến quý 2/2020
Bên cạnh đó, Xiaomi tuy cũng bị giới hạn bởi lệnh đóng cửa nhưng vẫn duy trì sự thống trị của mình ở Ấn Độ sau tâm dịch. Xiaomi đã giữ vững vị trí của mình kể từ cuối năm 2018.
Canalys ước tính, công ty đã xuất xưởng 5,3 triệu chiếc điện thoại thông minh trong quý 2 năm nay, chiếm 30,9% thị phần. Theo sau đó với 3,7 triệu điện thoại được xuất xưởng và 21,3% thị phần tại Ấn Độ, vivo vẫn giữ vị trí thứ hai. Samsung, công ty từng thống trị thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ giữ vị trí thứ ba với 16,8% thị phần. Gần như mọi nhà sản xuất đều đã ra mắt thiết bị mới ở Ấn Độ trong những tuần gần đây để tìm cách phục hồi sau thời gian ngừng hoạt động. Dự báo trong tháng tới, sẽ tiếp tục có một số điện thoại thông minh được ra mắt tại nước này.
Nhưng theo đánh giá, virus Corona chủng mới không phải là trở ngại duy nhất. Tư tưởng hạn chế đồ dùng Trung Quốc của người dân Ấn cũng là một phần nguyên nhân cho vấn đề này. Kể từ khi hơn 20 binh sĩ Ấn Độ bị diệt trong một cuộc đụng độ ở biên giới vào tháng 6 với Trung Quốc, làn sóng đòi tẩy chay đồ dùng Trung Quốc vẫn đang lan rộng trên Twitter ở Ấn Độ khi một số người đã đăng video phá hủy điện thoại thông minh, TV và các sản phẩm khác của Trung Quốc. Cuối tháng trước, Ấn Độ cũng đã cấm 59 ứng dụng và dịch vụ được phát triển bởi các công ty Trung Quốc.
Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng bởi làn sóng tẩy chay từ nhiều người Ấn Độ
Các nhà cung cấp điện thoại thông minh của Trung Quốc hiện chiếm gần 80% thị trường điện thoại thông minh ở Ấn Độ. Tuy nhiên, Canalys cho rằng việc này khó có thể đi đến ngõ cụt khi mà các lựa chọn thay thế đến từ Samsung, Nokia hay thậm chí là Apple đều khó cạnh tranh về giá so với các hãng Trung Quốc.
Apple hiện chỉ chiếm 1% thị phần điện thoại thông minh tại Ấn Độ, đây cũng là công ty ít bị ảnh hưởng nhất trong số 10 nhà cung cấp hàng đầu tại đây, các đơn hàng iPhone giảm 20% so với cùng kỳ xuống còn hơn 250.000 máy trong quý 2/2020.
Lợi nhuận quý 2/2020 của Samsung có thể vượt dự kiến Samsung được cho là sẽ đạt doanh số bán 53,39 nghìn tỷ won (44,4 tỷ USD) trong quý 2/2020, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lợi nhuận hoạt động ước tính giảm xuống còn 6,44 nghìn tỷ won. Theo giới phân tích, lợi nhuận của Samsung Electronics Co. trong quý 2/2020 có thể vượt dự kiến, nhờ mảng kinh...