Virus corona reo rắc nỗi sợ cho nhà đầu tư
Sự nguy hiểm của virus corona khiến giới đầu tư toàn cầu hoảng sợ, đẩy phố Wall chìm trong sắc đỏ trong phiên cuối tuần qua (24/1).
Ảnh AFP
Sau 2 phiên thoát hiểm nhờ sự hỗ trợ từ kết quả kinh doanh khả quan của một số tập đoàn, phố Wall đã chìm trong sắc đỏ trong phiên cuối tuần qua, trong đó S&P 500 có phiên giảm mạnh nhất trong 3 tháng khi Mỹ phát hiện trường hợp thứ 2 nhiễm virus corona tại Chicago.
Theo một số nhà phân tích, sau thời gian liên tiếp thiết lập đỉnh lịch sử, thị trường đang tìm lý do để đi xuống và virus corona là cái cớ khả dĩ nhất vào lúc này.
Kết thúc phiên 24/1, chỉ số Dow Jones giảm 170,36 điểm (-0,58%), xuống 28.989,73 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 30,07 điểm (-0,90%), xuống 3.295,47 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 87,57 điểm (-0,93%), xuống 9.314,91 điểm.
Sau chuỗi tuần tăng ấn tượng và liên tiếp thiếp lập đỉnh cao lịch sử mới, phố Wall đã quay đầu giảm khá mạnh tuần qua do ảnh hưởng từ virus corona. Cụ thể, Dow Jones giảm 1,22%, S&P 500 giảm 1,03%, chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2019, còn Nasdaq giảm 0,79%, cắt mạch tăng của 8 tuần liên tiếp trước đó.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lại có phiên khởi sắc cuối tuần khi dữ liệu hoạt động kinh doanh bất ngờ tốt hơn dự kiến, báo hiệu khả năng phục hồi của kinh tế khu vực châu Âu trong năm 2020.
Kết thúc phiên 24/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 78,31 điểm ( 1,04%), lên 7.585,98 điểm. Chỉ số DAX tăng 188,26 điểm ( 1,41%), lên 13.576,68 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 52,47 điểm ( 0,88%), lên 6.024,26 điểm.
Video đang HOT
Sau tuần tăng đồng loạt trước đó, chứng khoán châu Âu lại trái chiều trở lại trong tuần qua, giống như 2 tuần nữa. Trong đó, chỉ số FTSE quay đầu giảm 1,15%, trả lại gần như nguyên vẹn những gì có được trong tuần trước đó; chỉ số DAX lại tiếp tục có tuần tăng thứ 3 liên tiếp khi tăng 0,37%; chỉ số CAC 40 quay đầu điều chỉnh 1,25% sau khi tăng 1,05% tuần trước.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Trung Quốc và Hàn Quốc đã nghỉ Tết, thì chứng khoán Hồng Kông và Nhật Bản lại hồi phục nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần qua nhờ kết quả kinh doanh bù đắp cho nỗi lo dịch bênh. Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán châu Á cũng không tránh khỏi tuần giảm mạnh do ảnh hưởng của virus corona.
Kết thúc phiên 24/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 31,74 điểm ( 0,13%), lên 23.827,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 40,52 điểm ( 0,15%), lên 27.949,64 điểm.
Cơn hoảng loạn corona khiến chứng khoán châu Á có tuần giảm mạnh, trong đó chỉ số Nikkei 225 giảm 0,89%, chỉ số Hang Seng giảm 3,81%, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,22%, chỉ số Kospi giảm nhẹ 0,20%.
Khi nỗi lo dịch bệnh khiến thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ, thì nó lại là động lực để thúc đẩy giá vàng đi lên.
Kết thúc phiên 24/1, giá vàng giao tăng 9,2 USD ( 0,25%), lên 1.571,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 6,5 USD ( 0,42%), lên 1.571,9 USD/ounce.
Sau tuần điều chỉnh nhẹ trước đó, giá vàng đã tăng trở lại trong tuần qua do nhận được năng lượng là nỗi lo lây lan của dịch bệnh. Cụ thể, trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,96% và giá vàng tương lai tăng 0,74%.
Với nỗi lo dịch bệnh đang lên cao, vàng là kênh đầu tư được hưởng lợi nhất, nên không có gì ngạc nhiên khi đa số nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đều dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần mới.
Cụ thể, trong 18 chuyên gia trả lời khảo sát, có 10 người, chiếm 59% dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng, thấp hơn con số 77% của tuần trước; có 3 dự báo giảm, chiếm 12%, trong tuần trước đó không ai dự báo giả; 5 người dự báo đi ngang, chiếm 19%.
Tương tự, trong 789 người tham gia trả lời trực tuyến, có 525 lượt, chiếm 67% dự báo giá vàng sẽ tăng, cao hơn con số 58% của tuần trước; 145dự báo giảm, chiếm 18%, thấp hơn con số 25% của tuần trước; và 119 người, chiếm 15% dự báo giá vàng đi ngang.
Cũng như chứng khoán, nỗi lo về sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến giá dầu thô tiếp tục có phiên lao dốc cuối tuần qua, qua đó ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong 1 năm.
Kết thúc phiên 24/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,40 USD (-2,58%), xuống 54,19 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,35 USD (-2,22%), xuống 60,69 USD/thùng.
Nỗi lo dịch bệnh corona ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu khiến giá dầu thô lao dốc trong tuần qua và là tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, giá dầu thô Mỹ giảm 7,43% và giá dầu thô Brent giảm 6,41%.
Theo Tinnhanhchunngkhoan.vn
Virus corona chưa đến mức báo động toàn cầu, chứng khoán châu Âu "phá băng" tâm lý
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu lên điểm 1,2% giữa phiên giao dịch 24/1 với nhóm cổ phiếu công nghiệp bật tăng 1,7% và hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu lục này đều giao dịch trong vùng tích cực.
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu lên điểm 1,2% giữa phiên giao dịch 24/1. Ảnh: AFP
Nhìn lại tuần qua, chứng khoán thế giới có một tuần u ám do nhà đầu tư lo ngại virus viêm phổi lạ chủng corona lan rộng sau khi khiến 25 người tử vong tại Trung Quốc và hơn 800 ca nhiễm bệnh. Nhà đầu tư chỉ thở phào yên tâm hơn sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh do virus corona chưa đến mức báo động toàn cầu.
Chứng khoán châu Á hồi phục nhẹ phiên hôm nay 24/1, với chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích 0,13% còn chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng tương tự, 0,13%.
Thông tin đáng chú ý trên thị trường châu Âu là việc cơ quan quản lý cạnh tranh Anh tiến hành điều tra kỹ lưỡng vụ Takeaway.com thâu tóm đối thủ Just Eat. Động thái này có thể làm trì hoãn việc hoàn tất thỏa thuận giữa 2 bên để tạo ra hãng chuyển phát lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, công ty truyền thông Axel Springer (Đức) vừa cho biết họ dự định hủy kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt sau khi được công ty đầu tư tư nhân KKR (Mỹ) tiếp quản.
Thêm thông tin đáng chú ý trên thị trường châu Âu là việc gã khổng lồ viễn thông Ericsson của Thụy Điển đã quyết định tăng cổ tức năm 2019 trước phiên giao dịch 24/1, dù báo cáo thu nhập quý IV/2019 của công ty này không như kỳ vọng của các nhà phân tích do hoạt động kinh doanh sụt giảm và chi phí tăng cao. Cổ phiếu của Ericsson mất 5,4% ngay đầu phiên 24/1.
Cổ phiếu ngân hàng Virgin Money mở phiên tăng 5,7% và dẫn đầu sóng tăng trong rổ chỉ số Stoxx 600 sau khi ngân hàng này cho biết Chủ tịch Jim Pettigrew sẽ nghỉ hưu vào tháng 9/2021.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) công bố sáng 24/1 cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro) chưa đủ mạnh để có một khởi đầu tốt cho năm 2020, nhưng nhiều nhận định cho rằng PMI sẽ tăng lên vẫn giúp thị trường chứng khoán châu Âu lên điểm.
Chỉ số PMI khu vực đồng tiền chung châu Âu do công ty phân tích thị trường IHS Markit công bố đứng ở mức 50,9 trong tháng 1/2020, thấp hơn mức 51,2 mà các nhà kinh tế dự báo trước đó.
Suy thoái công nghiệp ở châu Âu tiếp tục ảnh hưởng đến chỉ số PMI. Cụ thể, chỉ số PMI ngành sản xuất chế tạo chỉ đạt 47,8 trong tháng 1, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức 46,3 trong tháng 12/2019 và cao hơn dự báo 46,8 cho tháng 1 trước đó.
Riêng chỉ số PMI của Anh đạt 52,4 trong tháng 1, cao hơn dự báo 50,6 trước đó nhờ cả 2 chỉ số của ngành sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng vượt xa kỳ vọng.
Lê Quân (CNBC)
Theo Báo đầu tư
Chứng khoán thế giới đi xuống phiên 30/12 Xuất hiện trên Fox News, Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng Peter Navarro cho biết việc ký kết có thể diễn ra trong "một hoặc hai tuần tới". Ngày 30/12, Phố Wall đã trải qua một phiên giao dịch tồi tệ nhất trong gần một tháng qua, khi rời khỏi các mức kỷ lục ghi được trước đó, trong bối cảnh các...