Virus corona ngày càng lan rộng, thế giới gồng mình chống dịch
Các nhà lãnh đạo ở châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ đã ban hành lệnh cấm các cuộc tụ họp đông người, hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn khi các trường hợp nhiễm virus corona mới tiếp tục lan rộng khắp thế giới.
Mỹ có ca tử vong đầu tiên vì virus corona
Mỹ hôm 29/2 đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì nhiễm virus corona. Nạn nhân là nam giới, qua đời tại cơ sở y tế thuộc thành phố Kirkland, hạt King, bang Washington. Tại Washington có 3 trường hợp nhiễm virus corona trong đó 2 bệnh nhân thuộc một viện dưỡng lão – nơi hàng chục người đang có triệu chứng của căn bệnh này. Bang Washington sau đó đã ban hành tình trạng khẩn cấp trước diễn biến phức tạp của dịch corona.
Thống đốc bang, ông Jay Inslee tuyên bố, chính quyền sẽ “tiếp tục hành động cho đến một ngày không còn ai phải thiệt mạng vì chủng virus này nữa”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức hàng đầu cho biết trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng rằng du khách từ Hàn Quốc và Ý sẽ bị kiểm tra bổ sung và cảnh báo người Mỹ không đi du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch corona ở cả hai nước.
Phó Tổng thống MỸ Mike Pence cho biết lệnh cấm du khách từ Iran vào nước này sẽ được mở rộng để bao gồm bất kỳ công dân nước ngoài nào đã đến thăm Iran trong 14 ngày qua. Mỹ cũng có thể hạn chế đi lại ở biên giới phía nam với Mexico, các quan chức cho biết.
Châu Âu lo lắng
Trong khi các chính phủ trên toàn thế giới tăng cường nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona, Pháp tuyên bố cấm tạm thời các cuộc tụ họp công cộng với hơn 5.000 người trong không gian hạn chế đồng thời hủy bỏ cuộc đua marathon của 40.000 vận động viên vào Chủ nhật 1/3.
Tính đến chiều ngày 29/2, tổng số ca nhiễm virus corona tại Pháp lên tới 100, tăng gần gấp đôi so với ngày trước đó (57 ca). Phần lớn các ca nhiễm mới đều tập trung ở 2 ổ dịch là tỉnh Oise ngay cạnh Paris và vùng Haute-Savoie ở miền Đông nước Pháp.
Thụy Sĩ cho biết họ cũng đang cấm các sự kiện có sự tham gia của hơn 1.000 người.
Hơn 700 khách du lịch vẫn bị cách ly tại một khách sạn ở Quần đảo Canary, sau khi một số khách người Ý ở đó dương tính với virus corona.
Video đang HOT
Các trường học và đại học ở Ý – nơi bị xem là ổ dịch bệnh tồi tệ nhất châu Âu – sẽ tiếp tục đóng cửa trong tuần thứ 2 liên tiếp ở 3 khu vực phía bắc.
Theo người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ Công dân Angelo Borrelli, số ca nhiễm virus corona ở Ý đã lên tới 1.128 ca trong đó, 50% trường hợp được cách ly tại nhà, 101 người khác chuyển vào phòng điều trị tích cực và 401 người đang nằm viện với tình trạng nhẹ.
Ý cũng đã tiến hành xét nghiệm đối với 18.500 người, trong đó 58% mẫu xét nghiệm diễn ra ở tâm dịch Lombardy.
Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng dịch bệnh dường như đã đẩy nền kinh tế mong manh của nước Ý vào cuộc suy thoái thứ 4 sau 12 năm, với nhiều doanh nghiệp ở miền bắc giàu có lâm vào bế tắc và các khách sạn bị thua lỗ nặng vì bị khách hủy đặt phòng.
Iran – ổ dịch ở Trung Đông
Iraq đã báo cáo 5 trường hợp mới nhiễm virus corona, nâng tổng số người nhiễm bệnh ở nước này lên 13, và Qatar đã báo cáo ca nhiễm đầu tiên hôm 28/1.
Hiện Ả Rập Xê Út là quốc gia vùng Vịnh duy nhất chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus corona nào.
Phần lớn các bệnh ở các quốc gia vùng Vịnh đều có liên quan đến các chuyến đi tới Iran hoặc từng tiếp xúc với những người đã đi đến Iran.
Tehran đã ra mở rộng lệnh đóng cửa các trường học, cấm các buổi hòa nhạc và các sự kiện thể thao trong một tuần. Các nhà chức trách cũng đã cấm thăm bệnh viện và viện dưỡng lão vì khi số ca nhiễm virus corona của nước này tăng vọt lên hơn 600 ca.
Một nhà lập pháp Iran hôm 29/2 đã chết vì nhiễm virus corona trong khi một số quan chức cấp cao đã thử nghiệm dương tính với virus này.
Azerbaijan cho biết họ đã đóng cửa biên giới với Iran trong 2 tuần để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Hai người Đức đến Iran đã thử nghiệm dương tính với virus này và đã được cách ly.
Dịch bệnh, bùng lên ở Trung Quốc, tính đến nay đã giết chết hơn 3.000 người trên toàn thế giới.
Theo danviet.vn
Tại sao bùng nổ covid-19 tại Iran lại gây nguy hiểm cho Trung Đông?
Trung Đông đang lo ngại về dịch bệnh covid-19 có khả năng lây lan từ Iran sang các nước láng giềng.
Theo Financial Times, dịch bệnh Covid-19 đã bắt đầu lây nhiễm sang các quốc gia láng giềng của Iran trong bối cảnh chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó với khủng hoảng.
Ảnh minh họa. Nguồn:AP
Iran nâng mức cảnh báo cao nhất về tỷ lệ tử vong ngoài Trung Quốc và gồng mình đối phó với dịch bệnh. Điều này gia tăng nhiều lo ngại rằng sự bùng phát của dịch bệnh sẽ lan rộng ra các quốc gia láng giềng trong khi các nước này được đánh giá là hệ thống y tế và việc kiểm soát bệnh chưa tốt để đối phó với dịch bệnh.
Có bao nhiêu trường hợp nhiễm Covid-19?
Ít nhất 139 người tại Iran đã xét nghiệm dương tính với loại virus mới này, trong đó Thứ trưởng Y tế Iran cũng là một trong số bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus. Trong số các trường hợp này, 19 người đã tử vong trong tuần trước, các con số chính thức cho biết.
Các trường hợp đầu tiên phát hiện tại thành phố Qom, cách phía nam Tehran khoảng 140 km và có khoảng 1.2 triệu người sinh sống. Qom liên tục đón du khách và khách hành hương Hồi giáo từ khắp thế giới và có số lượng sinh viên Hồi giáo Shia cao nhất thế giới. Vài trăm trong số học sinh này phần lớn là người Trung Quốc. Từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên tại Qom, covid-19 hiện được phát hiện tại 19 trong số 31 tỉnh của Iran. Những con số có đúng?
Sau nhiều tuần lên tiếng không có trường hợp nào nhiễm covid-19, các quan chức Bộ y tế Iran đã xác nhận rằng hai bệnh nhân đã nhiễm covid-19 tại Qom trong tuần trước. Sau đó, các quan chức đã xác nhận có các trường hợp tử vong. Trong thời gian ngắn, xác nhận số người nhiễm dịch bệnh và con số tử vong tăng lên nhanh chóng tại Iran khiến nhiều người bàng hoàng.
Sự bùng phát dịch bệnh diễn ra nhanh chóng cùng với việc các quốc gia láng giềng cũng xác nhận có trường hợp nhiễm loại virus mới này. Bộ Y tế Iran bác bỏ các thông tin nói rằng Tehran cố tình che dấu thông tin này và nhấn mạnh sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Iran có thể đối phó với dịch bệnh hay không?
Theo Financial Times, Iran liên tục phát triển tốt các hệ thống y tế khiến các nước láng giềng trong đó có Iraq luôn nhờ đến hệ thống y tế của nước này. Từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979, các dịch vụ y tế liên tục mở rộng đến các ngôi làng vùng sâu vùng xa và dân trí của Iran cũng đánh giá cao. Do đó, Tehran có nhiều bác sĩ, dược sĩ và y tá hơn trước đó. Iran cũng có kinh nghiệm gần đây về việc kiểm soát dịch bệnh.
Thứ trưởng Y tế Iran nhiễm virus corona
Tỉ lệ tử vong cao vì Covid-19 tại Iran: Chống dịch gặp khó khăn chồng chất từ trừng phạt
Theo các quan chức y tế, nước này đã phòng chống được bệnh bại liệt trong thập kỷ đầu tiên sau cuộc cách mạng Hồi giáo và vào năm ngoái, Iran đã ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm loại B sau khi hơn 100 người tử vong. Tuy nhiên, khả năng để khống chế bệnh covid-19 không chắc chắn. Iran đang bị kìm kẹp bởi các trừng phạt kinh tế của Mỹ và nước này cũng bày tỏ nhiều lo lắng về việc cấm vận đã ảnh hưởng đến việc hỗ trợ các thiết bị y tế cần thiết trong dịch bệnh covid-19. Iran luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho các lịch vực thực phẩm và ngành y tế trong khi các công ty dược phẩm châu Âu cũng đã có sự viện trợ thuốc cho Iran. Kể từ khi trường hợp tử vong đầu tiên được thông báo, Iran đã bắt đầu hoang mang nhanh chóng mua thực phẩm, khẩu trang, thuốc khử trùng khiến tình trạng khan hiếm dược phẩm xảy ra tại nước này.
Nước láng giềng nào đang chịu nhiều rủi ro nhất?
Trong khi các trừng phạt của Mỹ đã khiến mọi giao thương kinh tế của Iran với các nước khác trở nên khó khăn thì nước này đang ngày càng phụ thuộc thương mại vào Iraq, Trung Quốc, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan và Nga. Các doanh nhân Iran thường xuyên đến các đất nước này.
Iraq đang chịu nhiều rủi ro. Alaa al-Qaisi, một quan chức ở biên giới Iraq cho biết, biên giới phía nam đã đóng cửa với người Iran từ ngày 22/2. Các quan chức y tế cho biết, việc bùng nổ dịch bệnh tại Iraq sẽ tàn phá nghiêm trọng.
"Nói thật, chúng ta đang có vấn đề trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Iraq... vì thế chúng ta cần phải tập trung ngăn ngừa dịch bệnh", người phát ngôn Bộ Y tế Iraq - ông Saif Badr cho biết. Afghanistan xác nhận 7 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus covid-19 tại tỉnh Herat, giáp với biên giới Iran và một trường hợp khác xác nhận trở về từ Qom. Pakistan đã đóng cửa biên giới với Iran và nói rằng hiện chưa có trường hợp nào bị lây nhiễm. Các quan chức Iran bày tỏ lo lắng về sự lây lan sang các nước láng giềng.
Liệu tỷ lệ lây nhiễm Afghanistan, Iraq và Pakistan có thấp hơn so với Iran hay không? "Điều này là không thể đoán trước được", một quan chức cho biết.
Các quốc gia láng giềng với Iran đã có phản ứng như thế nào? Bahrain đã thông báo 26 trường hợp nhiễm covid-19, phần lớn đều trở về từ Iran.
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã ngừng tất cả các dịch vụ đến và đi từ Iran vào ngày 25/2 nâng mức cảnh báo về mức độ lây lan.
Hồng Nhung
Theo toquoc.vn
Iraq có ca Covid-19 đầu tại thủ đô, Trung Đông gồng mình chống dịch Nỗi lo sợ càng gia tăng sau khi Baghdad, thành phố đông dân thứ hai thế giới Arab, ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên, trong lúc các nước ở Trung Đông tăng cường chống dịch. Iraq công bố ca nhiễm đầu tiên tại thủ đô Baghdad hôm 27/2, nâng tổng số ca Covid-19 ở nước này lên thành 6 và dấy...