Virus ‘ăn cắp’ tài khoản ngân hàng bùng nổ
Các hãng bảo mật liên tục đưa ra cảnh báo chương trình độc hại, mã độc… đang nhắm vào những thông tin về tài chính.
Theo báo cáo Kaspersky Security Network, tại Việt Nam có từ 8.600 đến 17.000 người dùng bị ảnh hưởng bởi loại Trojan-Banker, chương trình độc hại được thiết kế để lấy cắp thông tin tài khoản khách hàng của các ngân hàng.
Sau khi thâm nhập vào máy tính, chương trình Trojan ở trạng thái “chờ” cho đến khi một dịch vụ ngân hàng trực tuyến được thực hiện. Sau đó nó sẽ mở một cửa sổ mô phỏng giống như một hình thức ủy quyền của ngân hàng vừa thực hiện.
Những kẻ lừa đảo sẽ truy cập dễ dàng vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân nhờ vào các thông tin bí mật thu thập được. Không riêng gì Việt Nam, các quốc gia khác cũng tương tự như Brazil đứng đầu danh sách các quốc gia thường xuyên bị xâm nhập với 16,9% Trojan-Banker trên tổng số virus vị phát hiện, tương ứng ở Nga là 15,8% và Trung Quốc là 10,8%.
Cửa sổ mô phỏng giống như một hình thức ủy quyền của ngân hàng vừa thực hiện do chương trình độc hại tạo ra.
Dữ liệu từ Kaspersky Security Network, trong 3 tháng vừa qua mỗi ngày có trung bình khoảng 2.000 người sử dụng máy tính trên thế giới bị phát hiện đã nhiễm chương trình độc hại Trojan-Bankers. Cácchương trình này tấn công các ngân hàng: Santander, HSBC, Ngân hàng Metro, Ngân hàng của Scotland, Lloyds TSB và Barclays…
Mỗi ngày, cơ sở dữ liệu chống virus của Kaspersky Lab ghi nhận khoảng 780 chương trình độc hại bị phát hiện đều nhắm vào những thông tin nhạy cảm về tài chính, các chương trình độc hại này chiếm 1,1% trong tổng số các phần mềm độc được Kaspersky phát hiện.
Video đang HOT
Tương tự PandaLabs cũng cảnh báo về một bot mới có tên là Ainslot.L. Mã độc này được tạo ra để ghi lại hoạt động của người dùng, tải thêm những phần mềm độc hại khác và nắm quyền kiểm soát hệ thống.
Thêm vào đó, nó đóng vai trò như một Trojan chuyên tấn công vào lĩnh vực ngân hàng và đánh cắp thông tin liên quan trong lĩnh vực này. Khi bấm vào một Trojan với khả năng bot đã nhiễm vào máy tính của bạn, nó sẽ ăn cắp tất cả thông tin cá nhân như: thông tin tài khoản ngân hàng đến những tài khoản chơi game trực tuyến
Bot này lây lan dưới dạng một e-mail giả đến từ công ty thời trang nổi tiếng CULT của Anh. Nội dung của e-mail rất rõ ràng, thông báo cho khách hàng về một hóa đơn trực tuyến trị giá 200 bảng Anh tại cửa hàng CULT và sẽ trừ vào thẻ tín dụng của người dùng. Trong e-mail còn bao gồm một liên kết để xem chi tiết hóa đơn nhưng thực chất là tải về mã độc vào máy tính người dùng.
Luis Corrons, Giám đốc kỹ thuật của PandaLab, cho rằng: “Thường thì e-mail lừa đảo không làm theo cách thức tinh vi này. Không thể phủ nhận một điều là thời gian qua, những kẻ lừa đảo đã liên tục biến tướng những hình thức lừa đảo nhằm tạo ra những thông tin y như thật để khai thác tối đa người dùng”
Theo VNExpress
Những điều bạn không nên làm với smartphone
Smartphone đem đến không ít tiện ích cho chúng ta nhưng chúng cũng rất nguy hiểm khi bạn không để ý. Và đây là những điều bạn không nên làm với smartphone nếu muốn đảm bảo an toàn.
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe
Có lẽ đây là điều mà ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm. Thực tế thì đã có rất nhiều các vụ tai nạn, thậm chí cả thương vong do sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Các nghiên cứu cũng cho biết những người nói chuyện điện thoại khi lái xe đôi khi thường quên mất họ định đi đâu hay định làm gì. Còn việc nhắn tin trên màn hình cảm ứng sẽ đòi hỏi sự chú ý của bạn, khiến bạn không thể tập trung vào đường xá. Đây là 1 vấn đề nghiêm trọng và bạn không nên coi nhẹ. Nếu muốn nghe điện thoại hay nhắn tin thì bạn nên dừng hẳn xe vào lề đường trước.
Không đặt mật khẩu
Rất nhiều người sử dụng smartphone có thói quen để điện thoại bừa bãi và khi không có mật khẩu bảo vệ thì bất cứ ai cũng có thể đọc được các nội dung cá nhân như SMS hay email của bạn.
Truy cập tài khoản ngân hàng
Để thuận tiện, rất nhiều các ngân hàng đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ kiểm tra tài khoản hay thanh toán ngay trên điện thoại bằng ứng dụng. Nhưng bạn nên biết rằng các ứng dụng này chưa đủ khả năng bảo mật và khả năng bạn bị mất cắp tài khoản là rất cao, nhất là khi truy cập qua Wi-Fi. Vì vậy để an toàn thì bạn nên truy cập tại nhà.
Tải ứng dụng từ những nguồn không đáng tin cậy
Không ít ứng dụng từ các nguồn kiểu này là malware đánh cắp thông tin hay "bẫy" người dùng nhằm trục lợi. Ngay cả ở Việt Nam cũng có nhiều ứng dụng "lừa tiền" khách hàng ngay trên Android Market. Vì vậy trước khi cài bạn nên xem kĩ ứng dụng của ai sản xuất, từ nguồn nào và nó sẽ thực thi những hoạt động gì.
Chia sẻ thông tin cá nhân qua mạng công cộng
Không chỉ ở Windows mà cả trên smartphone các thông tin cá nhân của bạn cũng có thể dễ dàng bị lấy cắp qua mạng Wi-Fi công cộng. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng email của công ty thì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ làm lộ thông tin của cả công ty đấy. Hãy cẩn thận.
Nhấn vào các liên kết nguy hiểm
Ngay trên PC chúng ta đã có thói quen không nhấn vào các liên kết không rõ mục đích, và bạn nên đem thói quen này lên cả smartphone nữa bởi smartphone không miễn nhiễm với malware và virus như bạn tưởng.
Chia sẻ vị trí khi không ở nhà
Với các dịch vụ như Check In của Facebook, chúng ta có thể dễ dàng chia sẻ vị trí hiện tại của mình. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc thông báo cho "kẻ xấu" biết là bạn không có nhà, đặc biệt là khi bạn đi du lịch xa. Vì vậy đừng nên lạm dụng tính năng này quá.
Chọn nhầm gói cước
Gói cước khiến bạn mất tiền oan nhiều nhất khi sử dụng smartphone có lẽ phải kể đến gói cước dữ liệu. Nhiều người cho rằng mình sẽ chẳng sử dụng gì nhiều để rồi kết quả phải trả hóa đơn cao ngất chỉ vì lỡ tay dùng quá nhiều. Cũng có không ít người chọn gói cước lớn vì nghĩ rằng mình dùng nhiều nhưng thực tế họ chẳng dùng hết. Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ nhu cầu của mình để chọn gói cước dữ liệu thích hợp.
Theo ICTnew
Top 10 phần mềm diệt virus sẽ xưng vương năm 2012 Virus và các chương trình độc hại luôn là một phần của thế giới công nghệ. Chưa có bao giờ các mối nguy hiểm từ các virus và nạn đánh cắp thông tin cá nhân lại lớn như thời điểm này. Đến ngay cả các hệ điều hành di động trước đây vốn được coi là an toàn thì cũng đã xuất hiện...