Vinsmart, Thaco, EVN… khoe sản phẩm công nghệ tại Triển lãm 60 năm thành tựu ứng dụng khoa học
Loạt sản phẩm KHCN Việt Nam như điện thoại Vsmart, linh kiện ô tô Thaco, máy bay, tàu ngầm không người lái,… đang được trưng bày tại Triển lãm 60 năm thành tựu khoa học và công nghệ tổ chức tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo cấp cao cắt băng khai mạc và tham quan triển lãm 60 năm thành tựu khoa học và công nghệ.
Sáng 30/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo cấp cao cắt băng khai mạc và tham quan Triển lãm 60 năm thành tựu khoa học và công nghệ. Triển lãm nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ KH&CN.
Thủ tướng Chính phủ đi thăm các gian hàng tại Triển lãm
Triển lãm thành tựu khoa học và công nghệ Việt Nam được chia thành 2 hai khu trưng bày theo chủ đề “Con đường khoa học và Ứng dụng khoa học, công nghệ trong doanh nghiệp”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thử điện thoại Vsmart. Ảnh: Chinhphu
Khu vực thứ nhất gồm 55 gian hàng của các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức KH&CN tiêu biểu có nhiều thành tích trong hoạt động KH&CN, có sản phẩm, dịch vụ đã được ứng dụng thành công.
Khu vực triển lãm này sẽ được chia theo các lĩnh vực: cơ khí chế tạo, điện tử viễn thông, y dược…
Video đang HOT
Gian hàng Thaco
Tất cả các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt trong các lĩnh vực như: Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc Tập đoàn Vingroup), Tập đoàn EVN, Tổng Công ty Viglacera… đều góp mặt tại đây.
Thiết bị lặn không người lái Dolphin của Đại học Bách Khoa.
Khu vực thứ hai trưng bày lịch sử, truyền thống phát triển của KH&CN theo từng giai đoạn. Tại đây, khách tham quan hình dung toàn bộ chặng đường phát triển của ngành thông qua những dấu mốc quan trọng.
Cũng trong sáng nay, Bộ KHCN đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Thiết bị được thiết kế theo đơn đặt hàng riêng của một doanh nghiệp thuộc gian hàng của Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Bộ KH&CN, tiền thân là Ủy ban Khoa học Nhà nước thành lập năm 1959, trải qua 60 năm, Bộ KCHN đã có bề dày phát triển cùng lịch sử và có những đóng góp vào những thành tựu phát triển của đất nước.
Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, KH&CN tiếp tục có những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển KT-XH.
Trước những cơ hội và thách thức mới, Bộ KH&CN chú trọng đến đổi mới hành lang pháp lý, cơ chế và chính sách quản lý KH&CN, hướng đến tiệm cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Theo ICTNews
Chuyên gia quốc tế 'hiến kế' giải pháp phát triển ứng dụng AI tại TPHCM
Sáng 25/9, UBND TP.HCM chủ trì phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế 'Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) - Khuyến cáo cho TPHCM'.
Lãnh đạo TP.HCM và khách mời quốc tế tham dự hội thảo.
Hội thảo nhằm mục tiêu thực hiện chương trình "Xây dựng hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM giai đoạn 2019-2025",
Đến tham dự hội nghị có ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Ousamane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam; Lãnh đạo Bộ KH Bộ TT Đại diện Sở TT Sở KH&CN, ĐH Quốc gia TP.HCM; cùng với gần 400 khách mời chuyên gia trong nước và quốc tế, trong đó có các chuyên gia của Microsoft, và Chính phủ Singapore,...
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc hội thảo.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, cho biết: Từ năm 2015, TP.HCM đã đưa các dự án ứng dụng AI vào chương trình kích cầu với mức hỗ trợ lãi suất mỗi dự án lên tới 100 tỉ đồng. Năm 2017, thành phố tích hợp một số lĩnh vực của AI vào đề án "Thành phố thông minh".
Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong , mặc dù thành phố đạt một số kết quả tích cực, nhưng nhìn chung việc ứng dụng AI vào sản xuất, đời sống còn chậm, thậm chí còn kém so với các đô thị của thế giới. Nguyên nhân là thành phố chưa có nguồn nhân lực sẵn sàng đón nhận AI.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Chủ tịch UBND TP.HCM đã đặt hàng một số yêu cầu cần được phân tích tại hội nghị quốc tế. Cụ thể, đó là chiến lược về mô hình và mức độ ứng dụng AI tại TP.HCM.
Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công vì liên quan đến cơ chế, chính sách và hạ tầng hiện hữu, tính đặc thù của thành phố so với các địa phương khác trên thế giới.
"Chúng tôi đánh giá cao tài liệu, nghiên cứu cụ thể, đóng góp ý kiến cho việc phát triển AI tại TP.HCM. Mỗi người một ý tưởng, đóng góp thành phố tập hợp nhiều kinh nghiệm phong phú về phát triển và ứng dụng AI.
Thành phố, hy vọng từ những kinh nghiệm thực tiễn đúc kết, các chuyên gia sẽ khuyến nghị những giải pháp hữu hiệu, mang tính căn cơ để thành phố khắc phục điểm nghẽn trong nghiên cứu, ứng dụng AI hiện nay"- ông Phong khẳng định.
Lãnh đạo TP.HCM mong muốn nhận được nhiều kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế về AI.
Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Ngân hàng thế giới (WB), khẳng định, sẽ hỗ trợ, sát cánh với TP.HCM trong chiến lược phát triển AI, và kỳ vọng thành phố là vườn ươm lớn cho những ý tưởng, giải pháp ứng dụng của AI vào cuộc sống.
TS. Lesly Goh - Cố vấn Công nghệ cấp cao, Ngân hàng Thế giới báo cáo tham luận tại hội thảo.
Hội nghị đã nghe một số bài tham luận cụ thể góp phần đưa ra giải pháp và xây dựng hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM từ các chuyên gia quốc tế như: "Ứng dụng AI trong hướng tới đô thị thông minh" (TS. Sherie Ng, Quản lý khu vực công, Microsoft khu vực Châu Á - Thái Bình Dương); "Tương lai công nghệ và đổi mới sáng tạo cho Thành phố thông minh" (do TS. Lesly Goh - Cố vấn Công nghệ cấp cao, Ngân hàng Thế giới trình bày)...
PGS.TS. Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM báo cáo tham luận tại hội thảo.
Các tham luận từ các chuyên gia trong nước như:"Phát triển trí tuệ nhân tạo 2020-2030. Tầm nhìn và chiến lược" (PGS.TS. Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM); "Vai trò của nghiên cứu trong việc phát triển AI tại Việt Nam" (TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo - VinAI Research);"Phát triển trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm" (PGS.TS. Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM)...
Bên cạnh hội thảo, vào ngày mai 26/9, tại Trung tâm Hội nghị 272 Võ Thị Sáu, cũng sẽ diễn ra lớp tập huấn giới thiệu, cập nhật, bổ sung kiến thức, nâng cao nhận thức về AI cho lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, chính quyền các quận huyện, các công ty trực thuộc TP, đại diện các cơ quan báo chí và các nhà trường. Lớp tập huấn do Sở TT&TT phối hợp cùng Sở KH&CN TPHCM thực hiện.
Theo Giáo Dục Thời Đại
Thách thức chuyển đổi số: 'Doanh nghiệp ai cũng xây dựng dữ liệu nhưng không chia sẻ với nhau' Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy chỉ ra rằng, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay trong quá trình chuyển đổi số là các doanh nghiệp ai cũng xây dựng dữ liệu nhưng không chia sẻ dữ liệu với nhau. Tại Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin Việt Nam 2019: Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng...