Vĩnh Phúc tập trung phát triển ngành y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ Sở Y tế có chức năng lãnh đạo Sở Y tế, giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, toàn ngành Y tế tỉnh gồm 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 2 chi cục, 9 đơn vị khối dự phòng và chuyên ngành tuyến tỉnh, 1 cơ sở đào tạo; 9 Trung tâm Y tế tuyến huyện và 137 trạm Y tế xã, phường, thị trấn với tổng số gần 4.000 cán bộ, công chức viên chức (CCVC) và người lao động, cả lao động hợp đồng là 4.500 người; tỷ lệ đảng viên toàn ngành chiếm 40,6%.
Thời gian qua, Đảng bộ Sở Y tế luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về mọi mặt đối với toàn ngành y tế, trong đó công tác Tuyên giáo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn cấp trên giao phó.
Xác định công tác chính trị tư tưởng là nhiệm vụ hàng đầu, Đảng bộ Sở Y tế thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, CCVC, người lao động; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần làm chủ, xây dựng tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết kịp thời.
Trụ sở Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc.
Đảng bộ Sở cũng đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên, người lao động ở mỗi đơn vị và trong toàn ngành thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên; Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật. Phòng, chống suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Đặc biệt, Đảng bộ Sở đã lãnh đạo tốt công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên ngành Y tế về tầm quan trọng của việc di chuyển tạm thời, dồn ghép một số bệnh viện để giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh mới đạt tiêu chuẩn tiên tiến hiện đại tại vị trí cũ của Bệnh viện trong năm 2017.
Song song, Đảng bộ Sở cũng đã lãnh đạo tốt công tác tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan tới công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh đó, Đảng bộ Sở Y tế đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tập trung cải tiến để nâng cao chất lượng KCB. Nhiều đơn vị đã phát triển ky thuât KCB; chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh có tiến bộ so với năm trước. Kết quả kiểm tra cuối năm 2017 theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành: 6/6 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh đạt mức khá; cao nhất là BVĐKKV Phúc Yên 3,69 điểm, thấp nhất là BV Tân thần 3.30 điểm.
Video đang HOT
Tập trung đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế đầy đủ, kịp thời có chất lượng phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Thuốc và sinh phẩm y tế được đảm bảo cả về chất lượng, giá cả hợp lý; việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Điểm sáng đáng ghi nhận là y đức, tinh thần thái độ phuc vu người bệnh, phuc vu nhân dân của toàn ngành có nhiều tiến bộ; sự phàn nàn về y đức của nhân dân, số cuộc điện thoại qua đường dây nóng phản ảnh tinh thần thái độ không tốt của cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh về Bộ Y tế đã giảm nhiều so với năm trước. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành được đẩy mạnh tại các đợt cao điểm trong dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội … Đối tượng được thanh, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể.
Hoạt động phối hợp liên ngành về công tác dân số – KHHGĐ triển khai có hiệu quả. Công tác truyền thông, giáo dục và thực hiện đồng bộ các biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng dân số được tăng cường, phấn đấu đạt chỉ tiêu về giảm tỷ lệ sinh và tăng cường chất lượng dân số.
Công tác Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được quan tâm lãnh đạo, tỷ lệ phụ nữ có thai được khám 3 lần trở lên đạt trên 99%, vượt mức cao so với mục tiêu là 90%, qua đó góp phần hạ thấp tỷ lệ chết chu sinh và tỷ lệ chết mẹ. Thực hiện tốt các chương trình dinh dưỡng ngay tại cộng đồng, tỷ lệ trẻ em
Đảng bộ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo tốt công tác tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan tới công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. (Ảnh minh họa).
Theo thống kê, tổng số nhân lực hiện có của ngành trên địa bàn tỉnh là gần 4.000 người, đạt đạt 87,2% chỉ tiêu số người làm việc được giao. Tổng số bác sỹ có 1.070 người đạt tỷ lệ 9,8 bác sỹ/vạn dân, cao hơn bình quân chung cả nước là 8 bác sỹ/vạn dân. Dược sỹ đại học có 99 người, đạt tỷ lệ 0,91 dược sỹ/vạn dân, thấp hơn bình quân chung cả nước (2,2 dược sỹ/vạn dân).
Đáng chú ý, Đảng ủy Sở coi lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ là nhiệm vụ then chốt, đã lãnh đạo thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan. Công tác phát triển nguồn nhân lực y tế được chú trọng. Đã tổ chức thi tuyển viên chức ngành y tế năm 2017, tuyển được 130 chỉ tiêu viên chức theo đúng quy định. Tổ chức gặp mặt phân công 15 bác sĩ cử tuyển của tỉnh phân công vào các đơn vị y tế có yêu cầu thiếu nhân lực bác sĩ. Đã chỉ đạo xây dựng đề án nâng cấp Trường trung cấp y tế thành trường cao đẳng, trình các cơ quan chuyên môn thẩm định. Cùng với đó, tập trung lãnh đạo công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật… đối với cán bộ theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Đã lãnh đạo triển khai việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ các cấp trong ngành nhiệm kỳ 2015-2020; xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2020-2025 theo hướng dẫn của Tỉnh ủy đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy trình quy định; Đã lãnh đạo thực hiện việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở đúng định kỳ một năm 2 lần (6 tháng đầu năm và cuối năm), góp phần tích cực thúc đẩy nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác cán bộ của ngành.
Tới đây, trên tinh thần hướng tới phát triển bền vững chung của tỉnh, ngành y tế tỉnh tiếp tục tập trung làm tốt các nhiệm vụ, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành, nâng cao y đức, tinh thần chăm sóc phục vụ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Theo Dantri
Xây trường đua ngựa 500 triệu USD: Hà Nội hưởng lợi gì?
TP.Hà Nội cho rằng, mức đầu tư cho dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa Sóc Sơn (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa) khoảng 500 triệu USD có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố thêm nguồn lực đầu tư, tạo ra những sản phẩm du lịch mới chất lượng hơn, thúc đẩy mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản số 5373 gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về dự thảo báo cáo điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó có nội dung quan trọng là bổ sung Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa Sóc Sơn (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa).
Theo UBND TP.Hà Nội, dự kiến mức đầu tư cho dự án khoảng 500 triệu USD, chiếm 1% tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn TP và ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn chịu tác động trực.
Trước đó, tại Công văn số 1941/VPCP-QHQT ngày 1.3.2018, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của UBND TP.Hà Nội bổ sung Dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa (có hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa) vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.Hà Nội.
Một cuộc đua ngựa được tổ chức tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh minh họa: THÀNH AN
TP.Hà Nội cho rằng, việc điều chỉnh, bổ sung dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố thêm nguồn lực đầu tư, tạo ra những sản phẩm du lịch mới chất lượng hơn, thúc đẩy mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Dự án còn thúc đẩy quá trình liên kết, phát triển vùng do địa điểm dự án tại huyện Sóc Sơn tiếp giáp các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, là những địa phương đang phát triển nhiều khu công nghiệp.
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 5.000 lao động trực tiếp và 20.000 đến 25.000 lao động gián tiếp; mang lại nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách thành phố.
Việc hình thành dự án trên cũng sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, thuế doanh nghiệp thu được dự kiến đạt trung bình khoảng 10 triệu USD/năm và khoảng 40-50 triệu USD/năm khi dự án đi vào vận hành toàn bộ.
Bên cạnh đó, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt do hoạt động đua ngựa khi dự án đi vào hoạt động khoảng 100-200 triệu USD/năm.
khi dự án hình thành, nguồn thu cho ngân sách địa phương sẽ tăng mạnh, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh có điều kiện và mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với loại hình đặt cược. Khi dự án đi vào vận hành sẽ đảm bảo nguồn thu thường xuyên tương đối lớn cho ngân sách TP.
Việc hình thành dự án cũng sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành lĩnh vực thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu đô thị, hạ tầng sản xuất kinh doanh và các hoạt động thu hút đầu tư khác trên địa bàn.
Đồng thời, việc triển khai xây dựng tiện ích phục vụ trường đua ngựa như khách sạn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm và công viên phục vụ cho văn hóa giải trí gia đình còn tạo ra các hình thức hoạt động văn hóa mới, lành mạnh đối với người dân trong khu vực cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế.
Cho rằng, việc bổ sung Dự án tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa vào quy hoạch có tác động đến nguồn ngân sách của TP nhưngTP.Hà Nội cho rằng việc này không lớn, do TP chỉ chi ngân sách cho việc tổ chức giải phóng mặt bằng, tổ chức quản lý dự án, trong khi đó mặt bằng khu vực dự kiến hình thành dự án chủ yếu là đất ruộng nông nghiệp.
Bên cạnh đó, việc này cũng không gây ảnh hưởng tới các dự án khác theo quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Dự án trường đua ngựa tại Hà Nội được nghiên cứu lần đầu năm 1999 với địa điểm dự kiến tại phường Đại Kim (Hoàng Mai) và Thanh Liệt (Thanh Trì), nhưng do hành lang pháp lý về cá cược và đua ngựa chưa hoàn thiện nên đối tác nước ngoài rút lui.
Sau đó, Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Công ty Global Consultant Network Co.Ltd Hàn Quốc đã thỏa thuận thành lập liên doanh để đầu tư xây dựng dự án "Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, trường đua ngựa, sân golf" tiêu chuẩn 5 sao tại Hà Nội với tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD.
Sau lễ ký kết, liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Hà Nội và Công ty Global Consultant Network Co.Ltd Hàn Quốc đã có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội xin hướng dẫn các thủ tục triển khai dự án.
Theo Danviet
Cô dâu xinh đẹp trong đám cưới khủng ở Vĩnh Phúc, dựng rạp đã mất 1 tỷ đồng Vài ngày nay, dân mạng không khỏi choáng ngợp bởi hình ảnh không gian tiệc cưới xa hoa trong ngày vui của một cặp đôi ở Vĩnh Phúc. Theo đó, rạp cưới "khủng" trị giá hơn 800 triệu được trang trí như thiên đường này là của cặp đôi chú rể SN 1998, cô dâu SN 2000 ở Tề Lỗ. Như Dân Việt...