Vĩnh Phúc: Đền Mẫu Sinh – điểm du lịch tâm linh hấp dẫn
Đền Mẫu Sinh thuộc tổ dân phố Đông Lộ, thị trấn Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc thờ Quốc Mẫu Tây Thiên ( Lăng Thị Tiêu). Đây là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh năm 2009.
Đền Mẫu Sinh
Đền nằm trên một khu đất cao ráo, hướng chính đền là cánh đồng lúa xanh, xen lẫn là những đồi sim nhấp nhô đang uốn lượn hình rồng, điểm vào đó là những màu xanh của núi rừng Tam Đảo. Diện tích đền hơn 2000 m2 với nhiều cây cổ thụ được trồng cách đây hàng trăm năm, lối đi vào đền là đường bê tông rông 2 xe ô tô tránh nhau, bên phải trước cổng đền là giếng rồng được người dân xây dựng trang trí với những hoa văn rất bắt mắt tạo vẻ cổ kính uy nghi cho đền. Đền Mẫu Sinh cách đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên khoảng 2 km, hướng đi vào UBND xã Đại Đình.
Phóng viên Vanhien.vn quan sát giếng rồng bên phải phía ngoài đền
Theo Thủ nhang (Chủ nhang, người được xã cử ra trông nom đền) Trần Văn Hùng thì đền Mẫu Sinh được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, hiện vẫn còn lưu giữ đạo sắc phong vua Khai Định. Đền được tu bổ tôn tạo lại năm 1993 với lối kiến trúc hình chữ đinh (chuôi vồ) gồm hai tòa đại bái và hậu bái. Tòa đại bái gồ 3 gian, gian chính giữa là Ban Công Đông, bên phải Ban Chúa Đệ Nhị, bên trái Chúa Đệ Tam; tòa hậu bái phía trên là ban thờ mẫu, bên phải Ban Trần Triều, dưới mẫu là Ban Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Tam Thanh Hoàn (ông Bơ, ông Bảy, ông Mười).
Tượng Quốc Mẫu Tây Thiên trong đền
Trước đền là lăng tưởng niệm mẫu ( Lăng Mẫu Sinh Linh Từ) mơi được xây dựng với 6 cột đá to nguyên khối bao quanh , đường kính mỗi khối 50 cm, cao gần 3m. Nằm trong 6 cột đá là 4 cột gỗ to cao gần 3 m, hai cột trước lăng được gắn hai câu đối được sơn son, mạ vàng rất tinh xảo.
Giới thiệu về đền Mẫu Sinh, Thủ nhang Trần Văn Hùng kể, tương truyền từ xa xưa các cụ truyền lại, nơi đây (đền Mẫu Sinh) là nơi thân phụ Lăng Trường Ông và thân mẫu Đào Liễu đã hạ sinh mẫu. Lớn lên, mẫu kết duyên với Hùng Chiêu Vương và được lập làm chính vương phi. Cuộc nhân duyên của mẫu với Hùng Chiêu Vương ở núi Tam Đảo mở ra thời kỳ thịnh trị của quốc gia Văn Lang, phát triển văn hóa và đổi mới phong tục, xứng đáng là thời kỳ cực thịnh trong các đời vua thuộc 18 chi Hùng Vương. Với công lao to lớn với Tổ quốc và nhân dân, Quốc mẫu Tam Đảo kết tập vào hệ thống Hùng Vương, không chỉ là nhân vật huyền thoại kỳ vĩ mà còn trở thành nhân vật lớn của lịch sử.
Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
Không rõ nhân dân địa phương tưởng nhớ công lao, lập Đền thờ mẫu. Nhưng trong chính sử chỉ xác nhận: Các triều đại phong kiến Việt Nam cường thịnh, từ Đinh, Lý, Trần, Lê… đều phong tặng Quốc Mẫu nhiều danh hiệu cao quý để tỏ lòng kính trọng, hằng năm, các quan đại thần cùng nhân dân địa phương và khách xa gần bốn mùa hương khói. Phong tục ấy còn mãi đến bây giờ. Lễ hội hàng năm của đền là ngày 15 tháng giêng (âm lịch) hàng năm, người dân làm lễ rước kiệu mẫu từ đền Mẫu Sinh đến đền chính.
Video đang HOT
Lăng Mẫu Sinh Linh Từ trước đền
Trong cuốn tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên của Ban Di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc ghi rõ về lễ hội hnagf năm của đền Mẫu Sinh xưa kia không có tiệc vào ngày 15 tháng 2 mà chỉ có tiệc vào các ngày:
Ngày 5 tháng 1 – Tiệc khai xuân
Ngày 12 tháng 4 – Xuống đồng mạ
Ngày 10 tháng 5 – Ngày Mẫu sinh
Ngày 12 tháng 7 – Thượng điền
Tháng 8 có tiệc cơm mới
Ngày 12 tháng 10 – Đại tiệc
Ngày 15 tháng 12 – Đóng cửa đền
Các ngày tiệc ở đền đều gắn với các nghi lễ nông nghiệp như lên đồng, xuống đồng, cơm mới. Nếu có dịp về cõi Phật Tây Thiên nhớ ghé thăm Đền Mẫu Sinh – điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.
Khám phá danh thắng núi Bà Đen - Tây Ninh
Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của tỉnh Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nơi đây còn là điểm du lịch tâm linh với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch gắn liền với truyền thuyết Bà Đen, thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm viếng mỗi năm.
Cả một vùng đồng bằng mênh mông ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là "nóc nhà Nam Bộ" với độ cao 986m.
Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc thì nổi bật giữa nền trời xanh, lúc thì ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió...
Trải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... đều mang những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt, với du khách hành hương thì điểm đến trên núi Bà Đen sẽ là chùa Linh Sơn Tiên Thạch, nơi thờ Bà Đen.
Tục truyền rằng, Bà Đen chính là nàng Đênh, con một vị quan ở đất Trảng Bàng, xuất gia đầu Phật rồi chết trên núi, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức.
Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 18, trải qua nhiều lần trùng tu, lần mới đây nhất là khánh thành vào năm 1997. Đây là ngôi chùa có kiến trúc hài hòa mang nhiều nét đẹp đặc trưng của kiến trúc đền chùa Việt Nam.
Núi Bà Đen - ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam bộ.
Nhà ga cáp treo dưới chân núi Bà Đen.
Đỉnh núi Bà Đen với nhiều loài thực vật phong phú.
Du khách đi cáp treo lên núi tham quan quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp...
Những bậc đá dành cho người đi bộ lên núi.
Những chiếc võng dành cho du khách dừng nghỉ trên đường hành hương.
Nét đẹp từ đường cong những mái chùa nhìn từ trên cao.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn màu trắng nhìn xuống cõi dương gian.
Đường lên núi Điện Bà.
Chú tiểu thỉnh chuông trên chùa Linh Sơn Tiên Thạch.
Hằng năm, danh thắng Bà Đen đón một lượng lớn du khách và Phật tử trong nước và quốc tế.
Vùng đất bằng phẳng, trù phú với nhiều loại cây ăn quả dưới chân núi Bà Đen.
Khám phá hang giếng Voọc- Hồ Bồng Lai Hang Giếng Voọc có tọa độ UTM WGS-84 (X: 630897; Y: 1940340), tiểu khu 620, khoảnh 2 thuộc vùng quản lý bảo vệ của Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng, nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Hang cách khu du lịch sinh thái Nước Moọc khoảng 1km về phía Đông Nam. Từ đường...