Vinh danh bầu Đức
Một mình bầu Đức không thể mang đến sự thành công cho bóng đá Việt Nam nhưng có những đóng góp rất lớn.
Hồi tháng 10/2015, tôi có dịp phỏng vấn ông Nguyễn Bảo Hoàng – người trở thành Chủ tịch Liên đoàn bóng Rổ Việt Nam khóa VI.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng đã học Đại học Harvard. Ông Hoàng được trao học bổng Harvard National Scholar và tốt nghiệp cử nhân văn học cổ điển với hạng xuất sắc Magna Cum Laude.
Với tư cách Chủ tịch CLB bóng Rổ Saigon Heat, ông Nguyễn Bảo Hoàng nói về định hướng phát triển rằng: “Các đội bóng trên thế giới có thể tồn tại đến cả trăm năm, nhưng để tồn tại và phát triển cần phải lo hoạt động kinh doanh, cách xây dựng mối quan hệ tốt với CĐV.
Để làm được điều này thì đội bóng phải phát triển cùng với một nhóm các CLB. Nhưng cái khó là chưa chắc các CLB có cùng tầm nhìn. Không thể nào có chuyện một CLB thi đấu một mình thì sẽ thành công, mà phải thi đấu với các CLB khác. Thế nên, chúng ta cần phải thuyết phục mọi người cùng làm và cùng phát triển”.
Để nhiều người có cùng tầm nhìn, cùng phát triển và cạnh tranh. Đó thực sự là một điều cực khó nhưng làm được sẽ tạo ra hiệu ứng cho cả một nền thể thao. Bóng rổ chuyên nghiệp ở Việt Nam chỉ mới phát triển được vài năm nên muốn làm được dĩ nhiên phải kiên trì và cần thời gian dài.
Nhưng bóng đá Việt Nam đã may mắn có được sự chuyển mình lớn nhờ tầm nhìn xa của bầu Đức. Trong suốt 20 năm gắn bó với bóng đá, bầu Đức có một niềm tự hào lớn nhất không phải là chuyện mời HLV Park Hang Seo về Việt Nam và hành động đẹp bằng cách bỏ tiền túi trả lương. Đó là chuyện cho ra đời Học viện Bóng đá HAGL – Arsenal – JMG.
Bầu Đức đã nâng tầm bóng đá Việt Nam.
Bầu Đức hoàn toàn có thể chọn cách mua các ngôi sao hàng đầu Việt Nam, hoặc mua các ngôi sao nổi hết nhưng hết thời về đánh bóng thương hiệu cho HAGL. Nhưng bầu Đức chọn cách ngược lại là sang tận Anh gặp HLV Wenger để thỉnh giáo, sau đó về xây Học viện bóng đá với việc kết hợp với CLB Arsenal vào năm 2007.
Sự ra đời của Học viện Bóng đá HAGL – Arsenal – JMG tạo nên một hiệu ứng có thể nói “thay áo mới” cho bóng đá Việt Nam, qua đó xóa bỏ dần khái niệm “xây nhà từ nóc”. Sau Học viện của bầu Đức là hai trung tâm PVF và Viettel, một số đội bóng cũng chú trọng vào chuyện làm đào tạo trẻ. Ngay đến Bình Dương – đội bóng có biệt danh “Chelsea Việt Nam” cũng bỏ cách làm mua sao gặt Cúp để làm trẻ.
Tạp chí SoccerKing (tạp chí uy tín của Nhật Bản) từng nói về những người nâng tầm bóng đá nhắc đến bầu Đức một cách trân trọng. Ông chủ CLB HAGL được nhận xét là người đặt nền móng cho công tác đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam.
Lứa Công Phượng, Xuân Trường thực sự tạo ra một ý nghĩa rất lớn cho bóng đá Việt Nam, là tiền đề để phát triển bóng đá trẻ, qua đó tạo nên những thành công vang dội trong suốt 1 năm qua.
Hành trình đi đến ngày trưởng thành của lứa Công Phượng là một kỳ công lớn. Đây là lứa cầu thủ không chỉ được đào tạo bài bản, mà còn khác biệt lớn về giá trị giáo dục trong bóng đá và nhân cách cho cầu thủ Việt Nam.
Những Xuân Trường, Công Phượng đều có thể tự trả lời truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh. Các em hòa nhập tốt và luôn thể hiện được tinh thần đồng đội rất cao. Từ chuyện Xuân Trường chăm lo toàn đội đến Công Phượng an ủi đồng đội trong lúc thất vọng cho thấy giá trị khác biệt từ việc được giáo dục, chơi bóng trong một môi trường tử tế, làm bài bản và có định hướng đặc biệt.
Cựu trung vệ tuyển Việt Nam – Nguyễn Mạnh Dũng nói với tôi: “Rất nhiều ông bầu thất bại vì làm kiểu ăn xổi, một số người có thành công. Khác xa so với bầu Đức. Ông ấy xây dựng cơ sở, chăm lo đời sống cho cầu thủ, sau đó có Học viện để đào tạo.
Video đang HOT
Bầu Đức có tầm nhìn rất sâu và rộng. Tầm ảnh hưởng của bầu Đức rất lớn. Chuyện chuyên môn không cần nói, vì có đủ điều kiện thì mọi thứ sẽ phát triển. Chúng ta có thể lứa cầu thủ HAGL đóng góp rất nhiều cho đội tuyển quốc gia.
Bầu Đức đóng góp quá nhiều, có thể gọi là lớn và rộng cho bóng đá Việt Nam”.
Bóng đá có quan điểm là nhìn vào thành tích để nói chuyện, ít ai để ý đến quá trình tạo ra kết quả. Nhưng thành tích không thể quan trọng bằng quá trình, vì không có những bước đi đầu tiên thì không thể tạo ra kết quả. Nếu may mắn có được thành tích thì chỉ mang tính nhất thời, không có thể tạo ra giá trị và hiệu ứng bằng một quá trình dài hơi để nâng tầm cả nền bóng đá, trước khi gặt hái được thành công.
Nhìn lại hơn 1 năm thành công của bóng đá Việt Nam, bầu Đức xứng đáng nhận được sự ngợi khen và ghi nhận về những đóng góp lớn lao cho bóng đá nước nhà. Ở đó, Học viện Bóng đá HAGL có vị trí đặc biệt trong lịch sử bóng đá Việt Nam – cột mốc quan trọng để nâng tầm cả một nền bóng đá.
Theo saostar.vn
Bao giờ tới lượt Quang Hải tiến ra châu Á?
Trang bị thêm không chỉ để chơi bóng, còn để sinh tồn trong các môi trường khác biệt, đó là vấn đề của Quang Hải và thế hệ mới bóng đá Việt trong kỷ nguyên mở tới rất gần.
"Ngày mới lên đây, Quang Hải để cái đầu trọc lốc nhưng có cái chân trái cực kỳ quái dị. Tôi và thầy Đinh Hồng Vinh, hai anh em cứ thầm thì rằng thằng bé này phải là số một. Học viện cũng đánh giá Quang Hải rất cao. Từ bẩm sinh, tố chất tới tư duy, khả năng xử lý bóng, chúng tôi đều đã biết."
"Nhưng khi ấy Hải đang vướng phải hợp đồng đào tạo trẻ với Hà Nội. Chúng tôi không thể giải quyết, nên Quang Hải không đi được. HAGL thì không muốn tranh chấp cầu thủ trẻ rùm beng lên."
Đó là những chia sẻ của cựu Giám đốc điều hành Huỳnh Mau về Quang Hải một năm trước - thời điểm Hải vừa tỏa sáng ở vòng chung kết U23 châu Á 2018.
Với Quang Hải, đó là cột mốc đầu tiên trước hành trình còn rực rỡ hơn, xuyên suốt từ U23 châu Á 2018 tới Asian Cup 2019.
Trong đội hình U19 Việt Năm năm 2014, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Quang Hải, Đức Huy là những cái tên nổi bật. Nhiều người tin rằng bầu Hiển may mắn khi có được tài năng kiệt xuất nhất trong đám sao mai ấy. Nhưng nhận định vội vã ấy trở thành sai lầm. Bởi hệ thống đào tạo trẻ của bầu Hiển không chỉ tạo ra một mình Quang Hải.
Quang Hải xuất chúng, nhưng Duy Mạnh, Đức Huy cũng đang rực sáng ở đội tuyển. Phía sau họ, lớp kế cận của Đình Trọng, Văn Hậu cũng khẳng định được vị trí vững chắc dưới thời HLV Park Hang-seo. Thành tựu đến một lần có thể là may mắn, nhưng khi nó liên tục xuất hiện, chúng ta hiểu rằng cần có một cái nhìn khác về hệ thống đào tạo trẻ của bầu Hiển.
So với lò HAGL JMG (ra đời 2007), Trung tâm đào tạo trẻ của bầu Hiển chỉ thành lập từ năm 2009. Họ đi sau nhưng về trước, những đứa trẻ của bầu Hiển được phát hiện muộn nhưng càng chơi càng tỏa sáng.
Điều gì làm nên thành công cho bầu Hiển? Bí mật nào giúp hệ thống đào tạo nội địa ấy vượt qua được công nghệ nhập khẩu mà bầu Đức đem về từ JMG? Cần vặn ngược đồng hồ về thập niên trước, thời điểm bầu Hiển và bầu Đức cũng bắt đầu tham gia đào tạo trẻ.
Cả HAGL JMG và CLB Hà Nội đều đề cao kỹ thuật cơ bản, đào tạo con người dựa trên kỹ thuật và tính tổ chức. Cầu thủ JMG dành 4 năm đầu sự nghiệp để tập trung phát triển kỹ năng cá nhân. Họ chỉ bắt đầu đi giày, đá đối kháng sân 11 từ năm thứ 5 ở Học viện. Sanix Cup 2012 tại Nhật Bản là giải đấu đầu tiên của lứa Công Phượng, Văn Toàn với các đối thủ trên sân tiêu chuẩn.
Ngược về thủ đô, Duy Mạnh và Quang Hải tham dự tất cả giải vô địch quốc gia dành cho lứa trẻ gồm U11, U13, U15, U17, U19 và U21. Khi hai cách làm ấy gặp nhau ở tuyển U19, khi Công Phượng, Xuân Trường vẫn là những tờ giấy trắng thì trong tay Duy Mạnh, Đức Huy đã có kinh nghiệm chinh chiến cả trăm trận ở lứa trẻ.
Càng tới gần độ tuổi U23, sự khác biệt giữa hai cách làm càng được thể hiện rõ ràng. Bầu Hiển, với ảnh hưởng rất lớn ở V-League, có một hệ thống đội chân rết. Quang Hải, Đình Trọng, Văn Kiên từng khoác áo CLB Hà Nội vô địch Hạng Nhất 2015 trước khi chuyển lên V-League 2016, Xuân Nam thi đấu tại Lào, Huy Hùng đá ở Quảng Nam. Các đội bóng ấy đều mạnh, đá tại những hạng đấu cao nên những đứa trẻ của bầu Hiển có cơ hội học hỏi ở trình độ bóng đá cao nhất. Mới đây, đội chân rết khác của CLB Hà Nội là FC Hà Tĩnh dưới quyền HLV Phạm Minh Đức đã dự trận play-off V-League và suýt thăng hạng mùa 2019.
Chiều ngược lại, Đăk Lăk, Phú Yên ở giải Hạng Nhất hay Hoàng Anh Attapeu (nơi Văn Lâm từng chơi bóng) là địa điểm đáng tin cậy nhất mà bầu Đức có thể gửi gắm những đứa trẻ của mình.
Dàn HLV trong tay bầu Hiển cũng là sự khác biệt. Trước thời ông Chu Đình Nghiêm, CLB Hà Nội từng được dẫn dắt bởi 2 HLV trưởng tuyển Việt Nam là Nguyễn Hữu Thắng và Phan Thanh Hùng. Ở lò đào tạo trẻ, họ hiện có Phạm Minh Đức, Dương Hồng Sơn, Thạch Bảo Khanh. Một số người khác đã ra đi và đều ở đẳng cấp V-League như Nguyễn Đức Thắng, Trương Việt Hoàng, Triệu Quang Hà. Đó đều là những huyền thoại. So với HLV Guillaume Graechen, họ kinh nghiệm, dày dạn và hiểu bóng đá Việt Nam hơn rất nhiều.
Nói về 2 lò đào tạo này, sẽ cần những bài viết quy mô hơn. Nhưng đôi nét đó là đủ để chứng minh, Quang Hải không phải là sản phẩm ăn may trong hệ thống đào tạo trẻ mà bầu Hiển đã xây dựng.
Được nâng bước bởi một cái nền vững chắc, dễ hiểu tại sao Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Hậu nhanh chóng lên tuyển và chứng minh được khả năng. Trong số ấy, Quang Hải vẫn là ngôi sao sáng nhất.
Ngày còn dự các giải lứa tuổi, Hải đã mang danh "Vua giải trẻ". Trước khi lên U19 Việt Nam, thần đồng của CLB Hà Nội đã sở hữu bộ sưu tập danh hiệu đồ sộ ở các giải U17, U19, U21 quốc gia, nhiều lần đoạt giải Cầu thủ hay nhất, Vua phá lưới.
Anh là người duy nhất đá chính trong đội hình hai lứa U19 đình đám của HLV Guillaume Graechen và Hoàng Anh Tuấn. Dưới thời Graechen, Quang Hải trẻ nhất đội tuyển. Đến thời Hoàng Anh Tuấn, anh là thủ lĩnh dẫn dắt U20 Việt Nam tới World Cup trẻ.
Giải U23 châu Á là bước ngoặt đánh dấu quá trình trưởng thành thần tốc của Quang Hải với 5 bàn thắng sau 6 trận đấu ở sân chơi đẳng cấp châu lục. Phần còn lại là hàng dài những chiến công, nghiêng mình kính cẩn chứng kiến Quang Hải bước qua với đỉnh cao kế tiếp là danh hiệu Cầu thủ hay nhất AFF Cup 2018.
Ở cấp độ CLB, những gì Hải làm được cũng vượt qua cả kỳ vọng. Anh có 3 mùa liên tiếp đá gần như trọn vẹn số trận. Năm ngoái, anh ghi 9 bàn và lọt vào đội hình tiêu biểu giải đấu V-League.
22 tuổi, Quang Hải không chỉ trội hơn Công Phượng, Xuân Trường, Duy Mạnh. Những gì anh có còn vượt xa Thành Lương, Văn Quyết, vượt qua tất cả những huyền thoại bóng đá Việt trong quá khứ. Hãy nhớ Nguyễn Hồng Sơn 28 tuổi mới giành Quả bóng vàng Việt Nam, Lê Huỳnh Đức, Lê Công Vinh 23 tuổi mới chơi trận chung kết AFF Cup đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp. Những gì ba danh thủ trên chưa làm được, Quang Hải đều làm tới và vượt rất xa.
Với Quang Hải, bầu trời V-League có lẽ đã trở thành khoảng không chật chội. Còn ngoài kia là cả thế giới mới đang vẫy gọi.
Ngày 6/2 tới, thủ thành Đặng Văn Lâm sẽ ra mắt Thai League dưới màu áo Muangthong United. Sau Văn Lâm, Quang Hải nhiều khả năng là tuyển thủ Việt Nam tiếp theo xuất ngoại.
Trình tự ấy là hợp lý vì Quang Hải vẫn còn thiếu quá nhiều so với Văn Lâm. Hải tài năng nhưng chưa phải mẫu "cầu thủ quốc tế". Anh còn trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm đa dạng ở các môi trường khác nhau. Anh chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng để không chỉ chơi bóng, mà trước hết phải để sống và sinh tồn trong những môi trường bóng đá khác rất nhiều so với V-League.
Nói như cựu HLV trưởng tuyển nữ Việt Nam Steve Darby: "Chưa nói đến tài năng, trình độ cầu thủ có đáp ứng được tiêu chuẩn của đội bóng đề ra hay không, cầu thủ xuất ngoại trước tiên cần thạo ngoại ngữ. Khi làm việc ở Việt Nam, tôi nhận ra ngoại ngữ là rào cản lớn nhất khiến cầu thủ và HLV không có tiếng nói chung."
May cho Quang Hải vì anh đang ở CLB Hà Nội. Đội bóng thủ đô có đủ tiềm lực và là nơi thích hợp nhất để chuẩn bị cho Hải.
Đội bóng của bầu Hiển là CLB Việt Nam hiếm hoi (bên cạnh HAGL) có mạng lưới liên kết và các mối quan hệ ở tầm thế giới. 4 năm trước, chính bầu Hiển và CLB Hà Nội là thế lực đứng sau thương vụ đưa Manchester City tới Việt Nam. Đội bóng thủ đô được tài trợ bởi SCG - tập đoàn mẹ của Muangthong United. Bầu Hiển cũng từng sở hữu SHB Vientiane tại giải vô địch quốc gia Lào, có mối quan hệ hợp tác với nhiều CLB Nhật Bản và Hàn Quốc.
CLB Hà Nội là đội Việt Nam dự nhiều giải quốc tế nhất trong vài năm qua (AFC Cup và AFC Champions League). Ít ngày trước, họ là đội Việt Nam duy nhất dự giải giao hữu quốc tế Leo Pre-season Cup ở Thái Lan.
Đội ngũ của bầu Hiển am hiểu sâu sắc hoạt động chuyển nhượng quốc tế (bằng chứng là hiệu quả trong các thương vụ Cristiano Roland, Gonzalo Marronkle hay Alvaro Silva). Cầu thủ Việt Nam thành công nhất bên ngoài biên giới Lê Công Vinh hai lần xuất ngoại tới Leixoes 2009 và Consadole Sapporo 2013 đều đi từ CLB Hà Nội. Xuân Nam ghi 15 bàn ở Lao League 2015 cũng là người của Hà Nội. Đó là chưa kể những bản hợp đồng thử việc tại J.League của Đức Huy, Duy Mạnh, những thương vụ Đông Nam Á bị từ chối của Văn Quyết, Thành Lương.
Với từng ấy kinh nghiệm, CLB Hà Nội chắc chắn là những người hiểu rõ nhất khi nào là thời điểm thích hợp để Quang Hải ra đi. Nhưng họ có những lý do lớn để xem xét cẩn thận chuyện này.
Thứ nhất, Quang Hải mới 22 tuổi, trẻ hơn Văn Lâm 4 tuổi, ít hơn Công Vinh 2 tuổi thời điểm những cầu thủ này xuất ngoại. Quá trẻ để mạo hiểm nhất là khi anh vẫn còn rất nhiều thời gian và "khoảng trống" để tiến bộ.
Thứ hai, mùa 2018 là lần đầu tiên sau 4 năm, Muangthong văng khỏi top 3, mất cơ hội dự AFC Champions League. Đội bóng Thái Lan sa sút ngay lập tức sau việc hàng loạt trụ cột xuất ngoại. Đó là điều CLB Hà Nội phải tính tới khi để Quang Hải hay bất kỳ tài năng nào lên đường.
Cầu thủ giỏi cần môi trường phù hợp để xuất sắc hơn. Quang Hải ra đi là lựa chọn cần thiết cho cá nhân anh và cả nền bóng đá. Nhưng đó chắc chắn không thể là câu chuyện diễn ra trong một sớm một chiều.
* Đồ họa: Như Ý
Theo Zing.vn
Nhìn Qatar hạ Nhật Bản để thấy cần trân trọng bầu Đức Nước chủ nhà World Cup 2019 - Qatar đã vô địch ASIAN Cup 2019 một cách thuyết phục. Đó là một hành trình dài của sự đầu tư có định hướng rõ ràng. Cả châu Á đã ngả mũ trước thành công của Qatar sau chiến thắng 3-1 trước tuyển Nhật Bản để vô địch ASIAN Cup 2019. Nhưng tôi nghĩ chức vô...